Hàn Quốc điều tra đại học Triều Tiên
Hàn Quốc đang điều tra thông tin cáo buộc Đại học Khoa học kỹ thuật Bình Nhưỡng (PUST) của Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân, tên lửa và tin tặc.
Đại học Khoa học kỹ thuật Bình Nhưỡng (PUST) của Triều Tiên. XINHUA
Đài KBS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Jun-hyuk cho biết cơ quan này đang điều tra thông tin cáo buộc Đại học Khoa học kỹ thuật Bình Nhưỡng (PUST) của CHDCND Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân, tên lửa và tin tặc.
Trước đó, tờ Munhwa Ilbo loan tin PUST chuyên đào tạo các chuyên gia làm việc trong các cơ sở phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như lực lượng tin tặc trực thuộc Tổng cục Tình báo quốc gia.
Munhwa Ilbo dẫn nguồn tin giấu tên cho biết thêm Mỹ đang cân nhắc đưa trường đại học này vào danh sách trừng phạt.
PUST do Tổ chức Văn hóa giáo dục Đông Bắc Á ở Hàn Quốc hợp tác với Bộ Giáo dục Triều Tiên thành lập năm 2009. Toàn bộ chương trình đào tạo của trường đều bằng tiếng Anh.
Một phát ngôn viên của PUST đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc nói trên và khẳng định trường hoạt động “đúng theo khuôn khổ các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Triều Tiên”.
Trọng Kha
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Kim Jong-un mất mặt khi thử tên lửa thất bại
Sự thất bại của vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất vào sáng sớm ngày 15.4 chắc chắn khiến nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un mất mặt và bẽ bàng, đặc biệt là trong bối cảnh kỷ niệm ngày sinh của người sáng lập Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành
Nỗ lực thử tên lửa mới nhất thất bại được cho là sẽ khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "muối mặt".
Sáng sớm 15.4, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ một quan chức trong Bộ Quốc phòng nước này xác nhận vụ bắn thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên đã thất bại.
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác loại tên lửa Triều Tiên bắn thử, nhưng giới chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng đây là tên lửa tầm trung Musudan, có tầm bắn khoảng 3.000 km.
Nỗ lực thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 104 của người sáng lập Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành, cũng là ông nội của ông Kim Jong-un.
Nhiều đồn đoán cho rằng, vụ bắn tên lửa lần này của Triều Tiên chính là để mừng sinh nhật của Chủ tịch Kim Nhật Thành khi ngày bắn thử (15.4) là ngày sinh của ông.
Trước đó, hồi năm 2012, để kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng cũng bắn thử một tên lửa tầm xa.
Ngoài ra, vụ thử còn diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên dự kiến tổ chức đại hội đảng Lao động cầm quyền vào đầu tháng 5. Đây là sự kiện được Bình Nhưỡng tổ chức lần đầu tiên trong 36 năm qua.
Triều Tiên vốn có truyền thống tổ chức các ngày kỷ niệm quốc gia bằng các sự kiện quân sự.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Bình luận về nỗ lực thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Chang Gwang-il, một tướng quân đội Hàn Quốc đã về hưu nhận xét: "Tính toán thời điểm khôn khéo, vụ thử tên lửa hôm nay (15.4) là phát đại bác chào mừng "Ngày của Mặt trời" (cách Triều Tiên gọi ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành), và hướng tới Đại hội đảng cầm quyền nhưng giờ đây nó đã thất bại. Đây là một sự kiện muối mặt".
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Hàn Quốc, vụ bắn thử tên lửa lần này của Triều Tiên không chỉ đơn giản là để kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Kim Nhật Thành, hay hướng tới đại hội đảng cầm quyền.
Vụ thử còn được kỳ vọng có thể giúp Triều Tiên kiểm tra, rút kinh nghiệm và tiếp tục chương trình phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm đạt được khả năng đưa nước Mỹ vào tầm ngắm, đồng thời củng cố quyền lực, nâng cao uy tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un với người dân trong nước.
Kể từ khi lên cầm quyền sau cái chết đột ngột của người cha quá cố Kim Jong-il năm 2011, ông Kim Jong-un đã chỉ đạo tới 2/4 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và vô số các vụ thử tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn để củng cố quyền lực bên cạnh các cuộc thanh trừng cấp cao.
Kể từ khi lên cầm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã sử dụng chương trình tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân để củng cố quyền lực, nâng cao uy tín...
Tính riêng từ đầu năm đến nay, Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân, bất chấp sự phản đối, lên án gay gắt từ cộng đồng quốc tế cũng như các lệnh trừng phạt bổ sung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần 4 vào ngày 6.1 và tuyên bố đây là một cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch thành công.
Chỉ một tháng sau,Triều Tiên tiếp tục loan báo, ngày 7.2, nước này đã phóng thành công tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào quỹ đạo theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thành công.
Theo Bloomberg, trong khi Chủ tịch Kim Nhật Thành theo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân như là một biện pháp để đảm bảo an ninh, cố lãnh đạo Kim Jong-il sử dùng nó như một công cụ để đổi lấy hàng viện trợ, thì ông Kim Jong-un lại xem đây là "vũ khí hiệu quả" giúp ông củng cố quyền lực, nâng cao thanh thế bên cạnh những cuộc thanh trừng cấp cao.
Giới phân tích bình luận, nhà lãnh đạo Kim đã thể hiện rõ tham vọng muốn thế giới công nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân, từ đó giúp ông được lưu danh vẻ vang trong lịch sử dân tộc, nhận được sự kính trọng từ tầng lớp tinh hoa, bao gồm nhiều lãnh đạo quân sự Triều Tiên.
"Uy tín và sự tôn trọng luôn là những yếu tố quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế, và không có gì phải nghi ngờ, đây là một nhân tố thúc đẩy nhà lãnh đạo trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm như ông Kim", Mitchel Wallerstein, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách chống phổ biến vũ khí hạt nhân bình luận.
Từ đó, theo giới phân tích, sự thất bại của vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất hôm 15.4 chắc chắn khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên mất mặt và bẽ bàng.
Theo Danviet
Viễn cảnh Hàn Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân Theo các chuyên gia, đã bắt đầu manh nha khả năng Hàn Quốc đơn phương theo đuổi vũ khí hạt nhân do các nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên. Tên lửa Hàn Quốc tham gia một cuộc diễu binh - Ảnh: AFP Chuyên gia về vũ khí hạt nhân Mark Fitzpatrick thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) nhận định...