Hàn Quốc điều thêm hàng trăm binh sĩ đến Vịnh Aden
Ngày 13/8, Yonhap đưa tin Hàn Quốc dự định sẽ gửi thêm 300 binh sĩ tới Vịnh Aden ngoài khơi Somalia, trong khi có nhiều thông tin đồn đoán về nhiệm vụ của Seoul ở Eo biển Hormuz gần Iran.
Chiến hạm của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Wikipedia
Theo Yonhap, Đơn vị CheongHae sẽ khởi hành từ bờ biển phía nam Hàn Quốc. Quân đội sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi Somalia trong 6 tháng. Nhiệm vụ bắt đầu vào tháng 9.
Đơn vị này đã được triển khai tại Vịnh Aden từ năm 2009 như một phần trong nỗ lực của thế giới nhằm chống cướp biển trong khu vực.
Tuy nhiên, suy đoán trên các phương tiện truyền thông vẫn tiếp tục về việc Hàn Quốc sẽ gia nhập liên minh hàng hải do Mỹ dẫn đầu ở eo biển Hormuz.
Trước đó, Mỹ đã mời Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc và Vương quốc Anh, cùng tham gia một liên minh để bảo đảm an ninh trên eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy chiến lược nối Vịnh Ba Tư và Vịnh Ô-man.
Kể từ tháng 5, một số tàu chở dầu đã bị tấn công ở eo biển Hormuz. Mỹ và các đồng minh đã đổ lỗi cho Iran về các sự cố, trong khi Tehran đã phủ nhận sự liên quan của mình. Căng thẳng đã thúc đẩy Washington xây dựng sự hiện diện quân sự trong khu vực, Mỹ đã triển khai một nhóm tấn công tàu sân bay, tên lửa Patriot, máy bay ném bom B-52, máy bay chiến đấu F-15 và tàu khu trục USS Mason đồng thời kêu gọi các nước đồng minh tham gia.
THANH HUYỀN
Theo Tienphong/Sputnik
Hàn Quốc sẽ tặng khinh hạm Ulsan cho Việt Nam sau khi Argentina không đủ hạ tầng tiếp nhận?
Khinh hạm đa năng lớp Ulsan đã được hải quân Hàn Quốc tiến hành loại biên và họ đang tích cực tìm đối tác nước ngoài để trao tặng lại nhằm thắt chặt tình hữu nghị.
Video đang HOT
Hiện tại trong biên chế hải quân nhân dân Việt Nam đã có 2 tàu hộ vệ chống ngầm cỡ 1.300 tấn lớp Pohang Flight III do phía Hàn Quốc chuyển giao.
Con tàu đầu tiên tiếp nhận năm 2016 và tàu thứ hai về nước năm 2018, chúng được đánh số hiệu 18 và 20 và đã ở trong tình trạng trực chiến.
Hải quân Hàn Quốc đang chuẩn bị loại biên một số lượng lớn chiến hạm đã 30 năm tuổi, cụ thể là sau lớp Pohang sẽ tới khinh hạm đa năng lớp Ulsan cỡ 2.350 tấn.
Đã có một số nhận định rằng với mối quan hệ đang lên và như một động thái chào hàng nhằm tìm kiếm hợp đồng tương lai, Seoul có thể tặng cho Việt Nam tàu Chungnam (FFG-953).
Mặc dù vậy, theo các thông tin từ phía bạn thì chiếc Chungnam (đã ngừng hoạt động từ tháng 12/2017 và đang dùng làm tàu hỗ trợ huấn luyện cho hạm đội) sẽ được mang tặng cho hải quân Argentina.
Tuy nhiên, diễn biến đầy bất ngờ đã tới khi Hải quân Argentina vừa từ chối tiếp nhận con tàu đã qua sử dụng này.
Lý do được quốc gia Nam Mỹ đưa ra là họ không có tàu chiến nào sử dụng loại động cơ CODOG như trên lớp Ulsan, do đó sẽ gặp khó khăn trong bảo dưỡng cũng như phụ tùng thay thế.
Khó khăn nói trên của hải quân Argentina lại là thuận lợi cho Việt Nam, khi chúng ta chẳng lạ lùng gì loại động cơ này.
Thậm chí trên hai chiếc Pohang đã cũ cũng là động cơ CODOG đã qua sử dụng nhưng vẫn được Việt Nam tiến hành đại tu và sửa chữa thành công để kéo dài thời hạn sử dụng.
Việc hải quân Argentina từ chối nhận quà tặng của Hàn Quốc có thể là cơ hội lớn cho Việt Nam trong trường hợp chúng ta chính thức đặt vấn đề với bạn, bởi Seoul cũng chẳng mặn mà gì trong việc tiếp tục lưu trữ chiếc Chungnam.
Ulsan là lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng được đóng cho hải quân Hàn Quốc trong giai đoạn 1980 - 1992 với tổng cộng 9 chiếc đã xuất xưởng, hiện nay có 6 tàu còn hoạt động trong khi 3 chiếc khác đã "nhận sổ hưu" (2 tàu đầu tiên hoán cải làm bảo tàng nổi).
Khinh hạm lớp Ulsan có lượng giãn nước đầy tải 2.350 tấn; chiều dài 103,7 m; chiều rộng 12,5 m; mớn nước 3,8 m; thủy thủ đoàn 186 người trong đó có 16 sĩ quan.
Theo giới thiệu, trái tim của các khinh hạm lớp Ulsan là hệ thống động cơ CODOG (kết hợp diesel - turbine khí) bao gồm 2 máy General Electric LM-2500 đi kèm với 2 máy MTU 538 TB 82.
Tàu có tốc độ tối đa 34 hải lý/h (63 km/h), tầm hoạt động 8.000 hải lý (15.000 km) khi chạy ở vận tốc kinh tế 16 hải lý/h (30 km/h).
Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không Signaal DA-08, radar dẫn đường hàng hải AN/SPS-10C, radar điều khiển hỏa lực ST-1802.
Bên cạnh đó là sonar gắn liền thân Signaal PHS-32, sonar kéo TB-261K cùng hệ thống đối kháng điện tử ULQ-11K ESM/ECM, đi kèm 2 bệ phóng mồi bẫy Mk 36 SRBOC và SLQ-261.
Vũ khí trang bị cho tàu khá hùng hậu gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon, 6 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Blue Shark, 2 pháo hạm Otobreda 76 mm/62 và 3 pháo Otobreda 40 mm/70.
Mặc dù kích thước tương đối lớn nhưng đáng tiếc là chiến hạm lớp Ulsan lại không được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa trực thăng.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
Bị đồng minh tạt gáo nước lạnh, Mỹ đang mất uy thế? Đức đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi cũng như áp lực từ Mỹ đòi đồng minh phải điều tàu chiến đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh. Chiến hạm của Anh Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã công khai...