Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vốn FDI vào Việt Nam 6 tháng qua
6 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vốn vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD, chiếm 35,37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.“
Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính chung 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 20/06/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Vốn FDI vào VN ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn ngôi đầu (Ảnh minh họa: KT)
Cụ thể, tính đến ngày 20/6/2016, cả nước có 1145 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký là 7,497 tỷ USD, tăng 95,3% so với cùng kỳ năm 2015. Có 535 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,787 tỷ USD, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 488 dự án đầu tư đăng ký mới và 405 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 8,06 tỷ USD, chiếm 71,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng.
Video đang HOT
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562,3 triệu USD, chiếm 4,9% tổng vốn đầu tư..
Theo đối tác đầu tư thì có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,99 tỷ USD, chiếm 35,37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,229 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, 53 tỉnh thành phố có thu hút được FDI, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất, Hà Nội đứng thứ 2, tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai…/.
Theo VOV
Thủ tướng: "Tiền không có chứ cơ chế thì tạo được"
Tại buổi làm việc với UBND TPHCM vào chiều 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành giải quyết ngay các kiến nghị của TP, tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho TP phát triển. Ông nhấn mạnh: "Tiền thì không có chứ cơ chế thì tạo được để cho thành phố phát triển".
Chiều 27/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với TPHCM về tình hình phát triển kinh tế, xã hội thành phố 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời xử lý các kiến nghị của thành phố về cơ chế, chính sách...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với UBND TPHCM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của thành phố với vị thế đầu tàu kinh tế đất nước. Hiện, thành phố chiếm 22% GDP, 30% ngân sách, 20% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước... TPHCM luôn đi đầu, dẫn trước trong sự nghiệp đổi mới, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước vào phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của buổi làm việc giữa Chính phủ với lãnh đạo thành phố. Thủ tướng lưu ý thời gian làm việc chỉ có một buổi nên yêu cầu các bộ, ngành trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm kiến nghị của thành phố.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Mỗi lần vào thành phố là tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho thành phố phát triển chứ không phải chúng ta vào bó lại sự phát triển của thành phố. Chúng ta phải đổi mới chính sách, cơ chế trong phạm vi pháp luật và nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trong đó có nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phát triển TPHCM. Tiền thì không có chứ cơ chế thì tạo được cho thành phố phát triển".
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong báo cáo Thủ tướng tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, ông Phong cũng đề xuất một số vấn đề liên quan đến xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố; phân cấp, ủy quyền; về phân cấp nguồn vốn thu; về hạn mức quy định vốn; sử dụng quỹ dự trữ tài chính; sử dụng nguồn vốn từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do UBND TP làm chủ sở hữu; cơ chế tài chính đối với các dự án đường sắt đô thị...
TPHCM tiếp tục kiến nghị Thủ tướng thưởng vượt thu ngân sách năm 2015. Cụ thể, năm 2015, thành phố thu đạt hơn 255.000 tỷ đồng, bằng 109,08% dự toán (tăng 16,03% so với cùng kỳ). Trên cơ sở đó, TPHCM trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận kiến nghị thưởng hơn 10.000 tỷ đồng cho thành phố để bổ sung vốn đầu tư phát triển.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong dẫn lại nội dung của Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020: "Xem xét để tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các nguồn thu có sự phân chia giữa Trung ương và thành phố, thực hiện từ năm 2015...".
Trên cơ sở đó, ông Phong kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận đề xuất giữ tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho thành phố như hiện này là 23%, được giữ ổn định trong 10 năm kể từ 2017. Qua đó, tạo điều kiện cho thành phố chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố.
Bên cạnh đó, ông Phong cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận việc đặt trụ sở chính của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (trên cơ sở hợp nhất Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM) tại TPHCM, thúc đẩy vai trò đầu tàu kinh tế, tác động lan tỏa tạo sức đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Về đảm bảo an ninh trật tự, thành phố kiến nghị Thủ tướng cho phép lực lượng công an được áp dụng cơ chế đặc thù về tăng cường biên chế, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và các chế độ chính sách của cán bộ chiến sĩ ngang tầm với quy mô địa bàn trọng điểm và đặc điểm phức tạp của thành phố; thí điểm bố trí công an chính quy tại các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Quốc Anh
Theo Dantri
LHQ cảnh báo về tội phạm xuyên biên giới ở Đông Nam Á Theo báo cáo công bố ngày 25/2 của Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương thuộc Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), tội phạm xuyên biên giới đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và sự kiểm soát lỏng lẻo...