Hàn Quốc cứu trợ khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ trước Tết Nguyên đán
Hàn Quốc có kế hoạch cung cấp khoản tiền cứu trợ lớn khẩn cấp cho các doanh nghiệp nhỏ của nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trên một đường phố ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoản tiền cứu trợ khẩn cấp trên có trị giá lên tới 9,3 nghìn tỷ won (tương đương 8,6 tỷ USD). Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 6/1 cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu cung cấp tiền cứu trợ từ ngày 11/1 và hoàn thành 90% kế hoạch phân phát trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 11-13/2 tới”.
Đây là đợt cứu trợ khẩn cấp thứ ba mà Chính phủ Hàn Quốc dành cho các doanh nghiệp nhỏ trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 5/1 cho biết chính phủ nước này sẽ hỗ trợ tài chính cho 40 triệu người mất thu nhập do tác đông của các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19.
Sử dụng thẩm quyền được quy định trong sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Thái Lan đã đặt 28 tỉnh thành của nước này vào trạng thái phong tỏa một phần, hay còn được gọi là “khu vực được kiểm soát ở mức độ cao” đến hết ngày 1/2. Theo đó, cơ quan chức năng tạm thời đóng cửa các loại hình kinh doanh nguy cơ cao và hạn chế hoạt động của một số lĩnh vực kinh doanh khác, trong đó có kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Video đang HOT
Trong buổi họp báo cùng ngày, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chưa đề cập cụ thể nhóm người được hưởng, hình thức bồi thường thiệt hại do các biện pháp chống dịch gây ra nhưng khẳng định chính phủ sẽ hỗ trợ những người đủ điều kiện. Ông Prayut cũng khẳng định rằng chính phủ nước này có đủ ngân sách để giải ngân cho các gói hỗ trợ tài chính nêu trên.
Trước đó, trong tháng 5/2020, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra gói vay khẩn cấp trị giá 1 nghìn tỷ bath (tương đương 33 tỷ USD), trong đó dành 600 tỷ bath để bồi thường cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19.
Sự nguy hiểm của "làn sóng" dịch Covid-19 lần thứ hai diễn ra ở Hàn Quốc
Hàn Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 hàng ngày có xu hướng tăng trở lại. Theo đó, giới chức y tế Hàn Quốc lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai diễn ra tại quốc gia này.
Giới chức y tế lo ngại nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai diễn ra tại Hàn Quốc
Lây nhiễm sẽ tiếp diễn nếu người dân còn tiếp xúc gần với nhau
Thực tế, nguy cơ đại dịch Covid-19 tái bùng phát trên quy mô rộng tại Hàn Quốc ngày càng hiện hữu trong bối cảnh đợt lây nhiễm Covid-19 lần thứ hai đã xuất hiện tại khu vực Thủ đô Seoul. Tình trạng xuất hiện các ổ lây nhiễm tập thể, vốn tập trung nhiều tại thành phố Deajeon, khu vực Thủ đô Seoul, vùng phụ cận gồm thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, cũng có xu hướng lan rộng ra những địa phương khác.
Ngay khi Hàn Quốc tuyên bố nới lỏng giãn cách xã hội vào tháng 5 để giảm bớt ảnh hưởng kinh tế, số ca nhiễm mới lại tăng đột biến, một phần do lây nhiễm tập thể ở hộp đêm và quán bar tại khu phố Tây Itaewon tại Thủ đô Seoul vào kỳ nghỉ cuối tuần. Bên cạnh các ca nhiễm trong cộng đồng, chủ yếu là ở những nơi quy định giãn cách xã hội không được đảm bảo, tập trung đông người làm việc và sinh hoạt tập thể như nhà thờ, câu lạc bộ bóng bàn, bệnh viện, văn phòng lớn hay kho hàng, Hàn Quốc còn phải đối mặt với nguồn lây nhiễm từ nước ngoài khi số công dân Hàn Quốc và người nước ngoài từ các vùng dịch nhập cảnh vẫn rất lớn.
"Các ca lây nhiễm bệnh mới ở khu vực Seoul - vùng phụ cận và tỷ lệ ca nhiễm không rõ nguồn gốc tăng, nên khó dự đoán tình hình dịch bệnh ở những khu vực đô thị này. Chính phủ Hàn Quốc nên có sự điều chỉnh, nới lỏng hay tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội để làm sao đảm bảo sự cân bằng giữa việc giảm ảnh hưởng kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe người dân. Dĩ nhiên, các nguồn lực y tế để đối phó với "làn sóng" dịch bệnh thứ hai và thứ ba là rất quan trọng, trong đó có các cơ sở, thiết bị và nhân viên y tế của tư nhân. Để đảm bảo việc này, Chính phủ Hàn Quốc nên có chính sách thiết lập sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân".
Giáo sư thỉnh giảng Youngmee Jee (Trường Hành chính công, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc)
Tình hình này đã "đảo ngược" những thành quả Hàn Quốc đạt được trong cuộc chiến chống Covid-19, khi quốc gia Đông Bắc Á từng được coi là một trong những hình mẫu chống dịch Covid-19 trên thế giới nhờ kiểm soát hiệu quả đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên hồi tháng 2.
Những thực tế trên đã khiến giới chức y tế Hàn Quốc mới đây phải đánh giá lại tình hình dịch bệnh, thừa nhận dự đoán ban đầu cho rằng làn sóng lần thứ hai sẽ đến vào mùa thu hoặc mùa đông tới là sai, và khẳng định việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp diễn nếu người dân còn tiếp xúc gần với nhau.
Cần tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt
Một số quan chức còn cho rằng hiện Hàn Quốc đang phải đương đầu với làn sóng Covid-19 lần thứ hai khi các ca nhiễm đã xuất hiện ở 11/17 tỉnh, thành trong nước. Thực tế là làn sóng thứ hai này đã bắt đầu xuất hiện sau kỳ nghỉ cuối tuần hồi đầu tháng 5 từ khu vực Thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm tới một nửa dân số Hàn Quốc.
Nguy cơ lây nhiễm là rất lớn bởi quy định giãn cách xã hội không được đảm bảo như trước: các cửa hàng ăn uống hoạt động bình thường, người dân đi làm và nhiều người phải ăn trưa bên ngoài, các trường học đã mở cửa trở lại và các phương tiện giao thông công cộng thì luôn đông khách vào giờ cao điểm.
Thị trưởng Seoul, ông Park Won Soon phải lên tiếng cảnh báo nếu tỷ lệ lây nhiễm gần đây vẫn tiếp diễn, Seoul sẽ sớm ghi nhận hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày. Thị trưởng Park Won Soon cũng cho rằng, Thủ đô Seoul có thể sẽ cần tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nếu như các ca nhiễm bệnh trong thành phố trung bình là 30 ca/ngày trong 3 ngày tới và nếu tỷ lệ tiếp nhận bệnh nhân cần giường bệnh trong các bệnh viện của thành phố vượt quá 70%.
Trong bối cảnh "làn sóng" lây nhiễm thứ hai đã bùng phát tại nhiều địa phương của Hàn Quốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cảnh báo nước này cần chuẩn bị cho một cuộc chiến chống dịch kéo dài. Hiện, KCDC cho biết vẫn đủ khả năng xử lý và kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 và vẫn chưa tiến hành tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, song khi tình hình số ca nhiễm mới tăng đều hằng ngày như hiện nay, các cơ quan y tế Hàn Quốc có thể buộc phải cân nhắc lại quan điểm này trước khi quá muộn.
Giáo sư Youngmee Jee, Giáo sư thỉnh giảng trường Hành chính công, Đại học Quốc gia Seoul cho rằng, Hàn Quốc nên đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine cũng như cách thức điều trị, tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với sự hợp tác của các nước. Hiện, Hàn Quốc đã dành nhiều ngân sách cho nghiên cứu và phát triển vaccine cũng như cách thức điều trị, song theo giới chuyên gia, vẫn cần đầu tư nhiều hơn nữa.
Hàn Quốc đã viết nên một câu chuyện thành công trong phòng chống "làn sóng" đầu tiên của đại dịch Covid-19, song "làn sóng" lây nhiễm thứ hai này cho thấy đại dịch sẽ tiếp diễn trong nhiều tháng nữa nếu Chính phủ Hàn Quốc cũng như các chính quyền địa phương không thay đổi quy định phòng chống dịch hiện nay.
Liên minh châu Âu tính mở biên giới với 14 quốc gia từ ngày 1/7 Các nước EU ngày 29/6 sẽ bỏ phiếu quyết định việc mở cửa lại biên giới với 14 nước trên thế giới từ 1/7, nhưng trong đó không có Mỹ, Nga và Brazil. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào chiều tối nay (29/6) tại Brussels, sau khi quyết định về việc mở lại biên giới của Liên minh châu Âu (EU) được...