Hàn Quốc công bố chi tiết nội dung ‘Kế hoạch táo bạo’ với Triều Tiên
Ngày 21/11, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã công bố những mục tiêu và nguyên tắc để xúc tiến “Kế hoạch táo bạo” trong chính sách với Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn thông cáo báo chí của bộ trên cho biết Hàn Quốc sẽ kiến tạo môi trường để Triều Tiên tự khôi phục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với tầm nhìn là “ Bán đảo Triều Tiên không hạt nhân, hòa bình và thịnh vượng”. Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ xúc tiến phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, bài toán trọng tâm của “Kế hoạch táo bạo”, trong 3 giai đoạn, đồng thời công bố phương án hợp tác liên Triều trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự tương ứng với từng giai đoạn.
Cụ thể, trong giai đoạn đầu khi Triều Tiên quay trở lại đối thoại phi hạt nhân hóa (tức giai đoạn “Biện pháp ban đầu”), hai miền Triều Tiên sẽ tiến hành trao đổi tài nguyên, lương thực, xúc tiến các dự án cải thiện dân sinh cho phía Triều Tiên như y tế và nước sạch.
Trong giai đoạn hai (“Phi hạt nhân hóa thực chất”), Seoul có kế hoạch sẽ hợp tác kinh tế như hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển cơ sở hạ tầng về điện, bến cảng, hàng không, nông nghiệp, y tế và tài chính. Chính phủ Hàn Quốc cũng đề xuất các biện pháp hợp tác trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Kể từ giai đoạn “Phi hạt nhân hóa thực chất”, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ để cải thiện quan hệ Mỹ – Triều Tiên.
Trong giai đoạn 3 (“Phi hạt nhân hóa hoàn toàn”), Hàn Quốc sẽ xúc tiến bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều thông qua ký kết hiệp định hòa bình chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Theo đó, Hàn Quốc sẽ xây dựng lòng tin giữa hai miền về mặt quân sự, hạ nhiệt căng thẳng quân sự, đồng thời xúc tiến kiểm soát chi phí quân sự khi bước vào giai đoạn này.
Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng xúc tiến giao lưu liên Triều trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông, tích cực giải quyết vấn đề nhân đạo như tổ chức các buổi gặp mặt cho người thân các gia đình bị ly tán trong chiến tranh.
Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết thêm nếu Bình Nhưỡng thực sự quay trở lại bàn đàm phán về phi hạt nhân hóa, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên.
Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trao đổi vấn đề Triều Tiên
Ngày 13/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này, Nhật Bản và Hàn Quốc hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết trong vấn đề Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., ngày 9/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Campuchia sau cuộc gặp 3 bên với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan, vừa bế mạc chiều cùng ngày tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Tổng thống Biden nhận định Washington, Tokyo và Seoul là "những đồng minh quan trọng", cùng chia sẻ mối quan ngại về các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Ông tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tăng cường khả năng "răn đe mở rộng" bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Về phần mình, tại cuộc gặp trên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhấn mạnh Triều Tiên đang thực hiện nhiều hành động gây quan ngại, đồng thời kêu gọi 3 nước tăng cường hợp tác chặt chẽ. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc và Mỹ.
Lãnh đạo 3 nước kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Mỹ củng cố hợp tác an ninh với Nhật, Hàn Lầu Năm Góc ngày 20.10 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc bán các tên lửa Standard Missile 6 (SM-6) Block I và thiết bị liên quan cho Nhật Bản với giá ước tính 450 triệu USD, theo Reuters. Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo cho quốc hội Mỹ...