Hàn Quốc coi những biến thể của SARS-CoV-2 là thách thức trong cuộc chiến chống dịch
Các nhà chức trách y tế của Hàn Quốc ngày 23/1 cảnh báo những nỗ lực của họ nhằm khống chế đại dịch COVID-19 đối mặt với một thách thức to lớn tiềm ẩn từ sự lây lan của những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kwon Joon-wook, Phó Giám đốc Cơ quan kiểm soát dịch bệnh trung ương, thậm chí đã đặt ra khả năng quốc gia này sẽ quay trở lại “cơn ác mộng” tương tự như hồi tháng 12 năm ngoái, khi số ca lây nhiễm hàng ngày vượt quá 1.000 ca.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, quan chức này nêu rõ những virus chủng mới dễ lây nhiễm hơn những virus đang tồn tại. Theo ông Kwon, mặc dù tỉ lệ nhân bản của virus hiện nay ở mức khoảng 0,82 nhưng tỉ lệ này sẽ tăng lên mức 1,2 nếu chủng mới của virus từ Anh lây lan rộng rãi. Tỉ lệ này là thước đo sự lây nhiễm bệnh nhân trung bình.
Video đang HOT
Những biến thể của virus cũng phản ánh một thực trạng vô cùng đáng sợ, nhất là thông báo mới nhất của Chính phủ Anh đã báo hiệu sự chênh lệnh từ tỉ lệ tử vong cao hơn. Đến nay, Hàn Quốc xác nhận 3 biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi và Brazil đã xuất hiện ở nước này, đồng thời cho biết có tổng cộng 18 ca nhiễm các biến thể này.
Nhằm khống chế dịch bệnh lây lan, Chính phủ Hàn Quốc đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội ở mức cao nhất. Hiện quốc gia châu Á này đang đặt nhiều hy vọng vào chương trình tiêm chủng quốc gia, dự kiến bắt đầu vào tháng 2 tới. Dự kiến, giới chức Hàn Quốc sẽ công bố lịch trình tiêm chủng cụ thể vào ngày 28/1 tới. Hàn Quốc sẽ nhận được vaccine tiêm chủng cho 56 triệu người dân nước này trong khuôn khổ dự án COVAX và các hợp đồng riêng lẻ với các công ty dược phẩm nước ngoài.
Cũng trong ngày 23/1, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun đã chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này xem xét mở rộng các lớp học trực tiếp tại các trường học trong học kỳ mới vào tháng 3 hằng năm.
Tại cuộc họp ở trụ sở Trung tâm xử lý thảm họa và an toàn trung ương, ông Chung Sye-kyun đã chỉ đạo Bộ Giao dục nước này tham vấn các cơ quan y tế, đồng thời chuẩn bị tăng các lớp học tực tiếp trong học kỳ mới và ngăn chặn số ca nhiễm mới tại các trường học. Lý giải quyết định này, ông Chung Sye-kyun cho biết nguy cơ lây nhiễm tại các trường học thấp, trong khi mặt tiêu cực của hình thức học tập từ xa đối với cả trẻ em và phụ huynh học sinh ngày càng gia tăng.
Báo Mỹ rút nhân viên khỏi Hong Kong
Báo New York Times của Mỹ chuyển bộ phận tin tức điện tử ở Hong Kong sang Hàn Quốc do lo ngại luật an ninh Trung Quốc vừa ban hành.
"Luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc tại Hong Kong tạo ra rất nhiều sự mơ hồ về việc các quy định sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động và nghiệp vụ báo chí của chúng ta", ban điều hành New York Times viết trong email gửi tới các nhân viên, được đăng trên website của báo hôm nay.
Các lãnh đạo tờ báo cho rằng luật an ninh mới ở Hong Kong khiến họ cần lên kế hoạch khẩn cấp và bắt đầu chuyển đội ngũ biên tập viên ra khỏi đặc khu, tới các nước khác trong khu vực.
Tờ báo đặt trụ sở văn phòng thường trú khu vực tại Hong Kong trong nhiều thập kỷ qua, chịu trách nhiệm theo dõi tin tức khu vực châu Á và gần đây là hỗ trợ hoạt động trung tâm tin tức kỹ thuật số của tờ báo.
New York Times cho biết họ sẽ chuyển đội ngũ nhà báo kỹ thuật số, chiếm khoảng 1/3 nhân viên tại Hong Kong, đến thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong năm tới.
Trụ sở của New York Times tại New York, Mỹ. Ảnh: Hongkongfp.
Đây là lần rút nhân sự lớn đầu tiên của một tổ chức tin tức quốc tế từ khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh mới ở Hong Kong cuối tháng trước. Một điều khoản trong luật kêu gọi giới chức "tăng cường quản lý" các tổ chức tin tức nước ngoài.
New York Times nói rằng gần đây họ "đối mặt những thách thức trong việc đảm bảo giấy phép tác nghiệp" cho nhân viên tại Hong Kong, một điều được cho là "phổ biến ở Trung Quốc đại lục nhưng hiếm khi là vấn đề ở Hong Kong".
Hong Kong đã trở thành một trung tâm khu vực lớn cho truyền thông quốc tế trong nhiều thập kỷ nhờ môi trường kinh doanh dễ dàng và đảm bảo các quyền tự do dân sự quan trọng mà Bắc Kinh cam kết bảo vệ cho đến năm 2047 theo thỏa thuận trao trả đặc khu với Anh. Ngoài New York Times, các hãng tin khác đặt trung tâm khu vực lớn ở Hong Kong bao gồm AFP, CNN, Wall Street Journal, Bloomberg và Financial Times.
Dân số hơn 20 nước giảm một nửa vào 2100 Trái Đất sẽ là ngôi nhà của 8,8 tỷ người vào năm 2100, ít hơn hai tỷ so với dự đoán của LHQ và dân số của hơn 20 nước sẽ bị giảm ít nhất một nửa. Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia quốc tế công bố trên tạp chí y khoa The Lancet hôm nay, dân số toàn cầu giảm...