Hàn Quốc có kế hoạch mua 120 máy bay chiến đấu thế hệ mới
Hàn Quốc đang có kế hoạch ký một hợp đồng mua sắm quân sự lớn nhất từ trước đến nay với 120 máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc mới đấy đưa tin, Hàn Quốc đang có kế hoạch ký một hợp đồng mua sắm quân sự lớn nhất từ trước đến nay với 120 máy bay chiến đấu thế hệ mới, trong đó 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15K do Hãng Boeing của Mỹ sản xuất đã được Hàn Quốc lựa chọn cho kế hoạch này.
Hàn Quốc đã quyết định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15K
Hiện nay, máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Công ty châu Âu, F-15SE của Hãng Boeing và F-35 của Hãng Lockheed Martin là 3 loại máy bay mà quân đội Hàn Quốc đang ngắm tới.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon hiện đang chiếm được nhiều ưu thế, bởi loại máy bay này đã được kiểm chứng qua nhiều lần chiến đấu thực tế.
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon được hợp tác sản xuất bởi bốn nước châu Âu là Anh, Ý, Tây Ban Nha và Đức. Hiện có tổng cộng 270 chiếc máy bay này đang được đưa vào sử dụng tại 6 quốc gia châu Âu và Trung Đông.
Công ty châu Âu cho biết, nếu thắng thầu lần này, công ty sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất KF-X để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới cho phía Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hãng KBS nhận định, tính năng kỹ thuật của máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon so với các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ là tương đương nhau, kể cả về khả năng tàng hình.
Máy bay chiến đấu Typhoon và F-15SE đang được Hàn Quốc xem xét mua cùng với F-15K
Máy bay chiến đầu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 do Hãng Lockheed Martin có khả năng né tránh sự kiểm soát của các radar.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu F-15SE của Hãng Boeing lại chiếm ưu thế tuyết đối về việc hỗ trợ cho máy bay chiến đấu mà Hàn Quốc đã chọn làm máy bay chiến đấu chủ lực F-15K.
Bởi vậy, trong tháng 7 tới, một phái đoàn của Chính phủ Hàn Quốc sẽ sang Mỹ để tiến hành đánh giá máy bay chiến đấu F-15K và F-15SE. Sau đó đến tháng 8 sẽ sang châu Âu để xem xét tính năng của máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.
Theo kế hoạch, Chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định cuối cùng của mình trong việc lựa chọn máy bay vào tháng 10 năm nay.
Theo GDVN
Mỹ đánh giá chiếc J-20 thứ hai của TQ: khác chiếc đầu tiên không nhiều
So với chiếc J-20 đầu tiên của Trung Quốc thì chiếc J-20 thứ hai mới xuất hiện gần đây có nhiều điểm khác biệt về hình dáng bên ngoài
Tạp chí Connection của Mỹ mới đây có bài bình luận, so với chiếc J-20 đầu tiên của Trung Quốc thì chiếc J-20 thứ hai mới xuất hiện gần đây có nhiều điểm khác biệt về hình dáng bên ngoài.
Tuy gọi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là "Con rồng lớn", nhưng các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Trung Quốc vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề nữa.
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2002 trong lần thử nghiệm gần đây
Tờ Connection bình đánh giá, việc máy bay chiến đấu J-20 thứ 3 mang số hiệu 2002 xuất hiện trong một lần thử nghiệm trên mặt đất vào đầu tháng 4 cho thấy rằng Trung Quốc đang muốn loại máy bay này đi vào hoạt động sớm hơn so với kế hoạch.
So với chiếc J-20 đầu tiên, chiến J-20 thứ hai này có nhiều cải tiến hơn như: thiết bị hạ cánh ngắn và dày hơn; mang theo hệ thống radar hiện đại hơn.
Chiếc J-20 thứ hai được mang ra thử nghiệm lần đầu tiên đã khiến cho quy mô của phi đội máy bay tàng hình Trung Quốc được mở rộng gấp đôi.
Trong thời điểm dự án phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới nhất của mang đang có xu hướng chững lại bởi các lý do ngân sách, lỗi thiết kế... thì máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Trung Quốc sẽ tạo ra sự cân bằng quân sự với Mỹ.
Hiện tại, máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đang gặp phải vấn đề thiếu oxy trong buồng lái, cùng với việc F-35 có thể bị trì hoãn trong nhiều năm do phí tổn của dự án này tăng đáng kể.
Máy bay J-20 của Trung Quốc và F-35 của Mỹ đều là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5
Tờ Connection cho rằng, các kỹ sư thiết kế J-20 vẫn còn rất nhiều việc phải làm phía trước. Ngay cả nếu các lần thử nghiệm có thành công thì Trung Quốc cũng phải mất hang chục năm nữa mới có thể đưa J-20 đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, phương thức thử nghiệm máy bay truyền thống của Trung Quốc không giống với Mỹ.
Trung Quốc áp dụng phương thức của Nga là: trước tiên tiến hành một số lần thử nghiệm cơ bản, nếu thành công thì giao tiếp cho các phi đội bay với số lượng ít để kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế.
Sau mấy năm đưa vào sử dụng thực tế, tiếp theo quy trình các kỹ sư mới tiến hành nâng cấp các sản phẩm thứ hai.
Chiếc J-20 thứ hai này của Trung Quốc có khả năng vẫn sử dụng động cơ AL-31 do Nga chế tạo. Do vậy, Trung Quốc vẫn đang phải gặp phải vấn đề nan giải đó là việc phát triển động cơ máy bay phản lực riêng của họ, không cần phải nhập khẩu động cơ của Nga.
Ngoài ra, hệ thống cảm biến, hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí vẫn còn là một vấn đề mà Trung Quốc khó có thể giải quyết trong thời gian gần.
Theo GDVN
Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về số lượng bán máy bay chiến đấu Trong 4 năm tới, Trung Quốc sẽ xuất khẩu 112 chiếc máy bay chiến đấu, đứng đầu thế giới về số lượng, nhưng doanh thu lại không nằm ở top 3. Máy bay chiến đấu J-7PG của Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga đưa tin, ngày 24/2, Trung tâm Phân tích Mua bán Vũ khí...