Hàn Quốc chuẩn bị 250 trung tâm tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc chuẩn bị 250 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để khởi động chương trình quốc gia tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2 tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 22/1, Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc cho biết chương trình tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của nước này có thể triển khai sớm hơn dự kiến vì lô vaccine đặt hàng đầu tiên có khả năng sẽ tới nước này trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (khoảng giữa tháng 2), thay vì vào cuối tháng 2/2021 như dự kiến ban đầu.
Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ thành lập 1 trung tâm tiêm chủng cho mỗi quận hoặc đơn vị hành chính tương đương và 2 trung tâm tiêm chủng tại những địa phương đó có trên 500.000 dân. Các trung tâm tiêm chủng được thiết lập ở những địa điểm thông thoáng, đảm bảo giãn cách xã hội khi có nhiều người cùng tham gia. Các trung tâm cũng dẽ được trang bị máy phát điện, thiết bị chiếu sáng và hệ thống điều hòa không khí riêng. Hệ thống làm lạnh cũng rất được chú trọng đảm bảo ở mỗi trung tâm vì vaccine của hãng dược phẩm Pfizer phải được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C để duy trì hiệu quả và độ an toàn.
Video đang HOT
Theo ông Park Jong-hyun, Phó phát ngôn Bộ Nội vụ Hàn Quốc, chính phủ hiện đang xem xét 150 cơ sở triển khai chương trình tiêm chủng, trong đó phần lớn là các trung tâm thể thao và nhà hát. Ngoài ra, 10.000 trung tâm y tế cũng được lựa chọn tham gia chương trình. Ông Park cho biết danh sách các trung tâm tiêm chủng sẽ được công bố vào tuần tới sau khi Bộ này tham khảo ý kiến của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA).
Chính phủ Hàn Quốc đang xúc tiến quy trình tiếp nhận 100.000 liều vaccine của hãng dược phẩm Pfizer trước ngày 11/2 theo cơ chế COVAX, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng để đảm bảo phân phối vaccine đồng đều. Hàn Quốc đã đạt được các thỏa thuận đảm bảo đủ vaccine ngừa COVID-19 cho 56 triệu người. Theo đó, nước này lên kế hoạch bắt đầu phân phối vaccine của hãng AstraZeneca vào tháng 2. Vaccine của các hãng Janssen và Pfizer sẽ được phân phối trực tiếp lần lượt vào quý II và III/2021.
Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc vì Biển Đông
Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ cho biết họ có thể trừng phạt quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến hành vi chèn ép ở Biển Đông.
"Mọi phương án đều được cân nhắc. Trừng phạt là một hành động hữu hình, thể hiện rõ ràng quan điểm mà Trung Quốc có thể hiểu được", David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, hôm nay trả lời một viện nghiên cứu khi được hỏi về khả năng Washington ra lệnh trừng phạt để đáp trả Bắc Kinh về Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell trả lời phỏng vấn tại Seoul, Hàn Quốc, hồi tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Phát biểu của ông Stilwell được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông. "Những yêu sách của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt nhằm kiểm soát chúng, là hoàn toàn phi pháp", tuyên bố có đoạn.
Washington từ lâu vẫn phản đối những yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông, thường xuyên điều tàu chiến qua vùng biển chiến lược này để tiến hành các hoạt động tự do hàng hải. Tuy nhiên, tuyên bố hôm 13/7 thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn, thẳng thừng bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chỉ trích tuyên bố này là "hành vi cố tình kích động tranh cãi về các tuyên bố chủ quyền trên biển, phá hủy sự hòa bình và ổn định trong khu vực, thể hiện sự vô trách nhiệm".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng cho rằng cáo buộc từ phía Washington là "hoàn toàn phi lý" và "can thiệp vào vấn đề Biển Đông" dù không phải là quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp.
Căng thẳng Mỹ - Trung đang không ngừng leo thang, liên quan đến nhiều vấn đề như Covid-19, Hong Kong, Tây Tạng, cũng như Biển Đông. Trung Quốc gần đây tiến hành một loạt hoạt động gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó Covid-19, như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia.
Đáp lại, Mỹ cũng tăng cường hiện diện trong khu vực, đồng thời từng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ ngày 1 đến 5/7. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là "hành động phi pháp" và triển khai hai tàu sân bay cùng diễn tập trên Biển Đông vào thời gian đó.
Chia sẻ thông tin đập trên sông Mekong 'chưa đầy đủ' Các nước hạ lưu sông Mekong và Trung Quốc chưa có cơ chế chia sẻ thông tin đầy đủ về đập thuỷ điện và nguồn nước, theo cựu quan chức Việt Nam về ASEAN. Phát biểu được ông Phạm Quang Vinh, cựu trưởng nhóm các quan chức cấp cao của Việt Nam trong ASEAN (SOM), đưa ra khi trả lời câu hỏi của...