Hàn Quốc cân nhắc kỹ lưỡng biện pháp ứng phó dịch COVID-19
Mặc dù số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới ở Hàn Quốc đã liên tục vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày trong ngày thứ ba liên tiếp và nguyên nhân chủ yếu vẫn từ các ổ lây nhiễm tập thể ở quy mô trên toàn quốc và số lượng người dân đi làm xét nghiệm gia tăng, chính phủ nước này vẫn thận trọng trước việc áp dụng nâng mức giãn cách xã hội nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 17/12/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn số liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố ngày 18/12 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 1.062 ca nhiễm mới, trong đó có 1.036 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên 47.515 người. Số người tử vong do COVID-19 tại Hàn Quốc hiện là 645 người.
Khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon) vẫn chiếm đa số với 763 trường hợp (chiếm 69,2%) số ca nhiễm mới trên toàn quốc.
Theo KDCA, số bệnh nhân COVID-19 nguy kịch vẫn tiếp tục tăng trong những ngày gần đây. Chỉ tính riêng trong ngày 16/12 vừa qua đã có thêm 16 bệnh nhân diễn biến nặng, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 nặng ở Hàn Quốc lên 242 người.
Xu hướng gia tăng bệnh nhân nặng và các ca tử vong có nguyên nhân chính từ việc liên tục phát sinh số ca lây nhiễm tập thể tại các viện dưỡng lão. Trong vòng hai tuần qua, số ca lây nhiễm liên quan tới bệnh viện và viện dưỡng lão chiếm 8,9% tổng số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân bị lây nhiễm thứ phát chiếm 43% và có tới 22% số ca nhiễm mới không rõ nguồn lây.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại phiên họp liên ngành diễn ra tại Tòa thị chính Seoul cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chính phủ sẽ đưa ra quyết định về nâng mức giãn cách xã hội vào thời điểm được cho là cần thiết. Ông thừa nhận sự quan tâm của người dân đối với việc nâng mức cảnh báo lên cấp độ 3 là rất cao, đặc biệt trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới trung bình đã vượt ngưỡng 900 ca/ngày trong tuần qua.
Hiện Chính phủ Hàn Quốc đang thu thập nhiều ý kiến từ các cơ quan ban ngành liên quan, chính quyền địa phương và các chuyên gia để sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Thủ tướng Chung Sye-kyun cũng nhấn mạnh khả năng xảy ra suy thoái kinh tế từ việc áp dụng cảnh báo Cấp độ 3, đồng thời chỉ ra rằng sẽ có tới 2 triệu điểm kinh doanh bán lẻ sẽ bị đóng cửa hoặc bị hạn chế hoạt động. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người dân trong việc phối hợp thực hiện giãn cách xã hội cấp độ 3 nếu được triển khai.
Liên quan đến công tác xét nghiệm ngẫu nhiên tại thủ đô Seoul và vùng lân cận mà Hàn Quốc bắt đầu thực hiện từ ngày 14/12 và dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 3/1/2021, KCDC cho biết đến nay đã xác định được 170 ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo KCDC, trong 4 ngày qua, các trung tâm xét nghiệm ngẫu nhiên đã tiến hành xét nghiệm trông cộng 70.709 trường hợp.
Hiện Hàn Quốc thiết lập 122 trung tâm xét nghiệm ngẫu nhiên tại Seoul, Gyeonggi và Incheon. Chính phủ khuyến khích người dân tích cực chủ động xét nghiệm COVID-19 nhằm phát hiện sớm các ca nhiễm không triệu chứng, từ đó ngặn chặn nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2.
Hàn Quốc: Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu có hành động quân sự
Quân đội Hàn Quốc hôm 17/6 cảnh báo sẽ khiến Triều Tiên phải "trả giá" nếu có hành động quân sự chống lại Seoul.
Tuyên bố được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tái triển khai quân đội tới một khu công nghiệp liên Triều tại thị trấn Kaesong ở biên giới phía tây và khu du lịch chung núi Kumgang ở phía đông, theo Yonhap.
Triều Tiên tuyên bố sẽ khôi phục các chốt canh gác đã bị dỡ khỏi khu phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo và nối lại toàn bộ các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên gần biên giới liên Triều, trong động thái rõ ràng nhằm xóa bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự đã ký năm 2018.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuần tra gần biên giới liên Triều hôm 16/6. Ảnh: Yonhap.
"Những động thái này cản trở hai thập kỷ nỗ lực của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và gìn giữ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu Triều Tiên thực sự có động thái như vậy, chắc chắn họ sẽ phải trả giá", Jeon Dong Jin, chỉ huy hành quân tại JCS, cho biết.
Trước đó, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, đe dọa sẽ hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận trong sự tức giận vì các nhà hoạt động ở Hàn Quốc rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới.
Bà Kim nói Seoul nên sẵn sàng cho việc "hủy bỏ thỏa thuận hai miền trong lĩnh vực quân sự mà hầu như không có giá trị" nếu không có biện pháp xử lý hoạt động rải truyền đơn.
Sau một loạt tuyên bố làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo, Bình Nhưỡng đã cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn Kaesong hôm 16/6.
"Về tình hình an ninh hiện nay, quân đội chúng ta đang theo dõi chặt chẽ các động thái của quân đội Triều Tiên một cách liên tục và duy trì tư thế sẵn sàng một cách vững vàng", ông Jeon nói.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ tình hình một cách ổn định, ngăn chặn sự việc leo thang thành một cuộc khủng hoảng quân sự".
Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc gần DMZ
Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên vừa giật sập văn phòng liên lạc chung ở Kaesong sau khi khói, tiếng nổ xuất hiện tại khu vực này vào ngày 16/6.
Châu Á đối mặt nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ 2 Theo số liệu thống kê của trang worldometers, tính đến 8 giờ sáng 17-6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 8.256.257 ca, trong đó có 445.937 người tử vong. Châu Âu tiếp tục xu thế hạ nhiệt, tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng...