Hàn Quốc bế tắc trước cuộc khủng hoảng ngành y
Cuộc khủng hoảng ngành y tế ở Hàn Quốc do làn sóng đình công của các bác sĩ thực tập vẫn tiếp tục căng thẳng, khi họ và chính phủ chưa thể tìm được tiếng nói chung.
Bệnh viện tổn thất lớn
Theo Yonhap, tính đến ngày 28.3, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập trên cả nước đã đình công để phản đối việc chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y thêm 2.000 suất kể từ năm 2025, so với mức 3.058 suất như hiện tại. Phía chính phủ cho biết đưa ra mức tăng này để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ ở nông thôn và các lĩnh vực thiết yếu, khi dân số già đi nhanh chóng. Nước này dự kiến sẽ thiếu 15.000 bác sĩ vào năm 2035. Tuy nhiên, các bác sĩ lập luận việc tăng chỉ tiêu sẽ làm giảm chất lượng đào tạo và dịch vụ y tế, đồng thời tạo ra tình trạng dư thừa bác sĩ.
Tình trạng bất ổn đã khiến 5 bệnh viện đa khoa lớn của Hàn Quốc thiệt hại hơn 1 tỉ won (gần 18,4 tỉ đồng) mỗi ngày, trong khi toàn bộ hệ thống y tế gần như tê liệt. Điều này buộc nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe tạm đóng một số khu khám bệnh và bố trí lại đội ngũ nhân viên. Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul đóng cửa 10 trên tổng số 60 khu. Tình hình càng thêm báo động khi nhiều khoa cấp cứu và điều trị bệnh nhân ung thư cũng nằm trong danh sách phải tạm ngưng hoạt động.
Giáo sư tại một trường y ở Seoul nộp đơn từ chức hôm 25.3. Ảnh REUTERS
Theo đại diện các bệnh viện, đây là giải pháp duy nhất để đội ngũ y bác sĩ tập trung tốt hơn vào các bệnh nhân cấp cứu và bệnh nặng, khi nhân lực ngày một giảm đi. Một số cơ sở y tế thậm chí chấp nhận đơn xin nghỉ phép không lương của nhân viên trong nỗ lực cắt giảm chi phí và hoãn quá trình tuyển dụng điều dưỡng. Nhiều bệnh viện cũng phải huy động một khoản tín dụng trị giá 100 tỉ won để đối phó những khó khăn tài chính tiếp theo.
Chưa tìm thấy lối ra
Khi được hỏi về thời điểm khủng hoảng được giải quyết, một số quan chức y tế giấu tên nói họ không thể đưa ra câu trả lời chính xác, sau khi hàng loạt giáo sư đầu ngành tại hầu hết trong số 40 trường y trên toàn quốc đã bắt đầu nộp đơn từ chức trong tuần này.
Trước tình hình trên, tờ The Korea Times đưa tin chính phủ Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển sang đối thoại với các bác sĩ. Theo đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã mời các bác sĩ tham gia thảo luận về ngân sách y tế của chính phủ. Mặc dù ông Yoon vẫn nhấn mạnh “sẽ không có sự thỏa hiệp nào trong việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y”, ngày càng có nhiều tiếng nói trong đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền thúc giục ông nên “linh hoạt” về số chỉ tiêu bổ sung.
Bác sĩ đình công, các bệnh viện lớn của Hàn Quốc thiệt hại nặng
Theo lãnh đạo lâm thời của PPP Han Dong-hoon, sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu nên không có giới hạn nào về chủ đề của các cuộc đàm phán giữa chính phủ và bác sĩ. Phát biểu trước báo giới, ông nói bản thân tin rằng các bên sẽ đạt được đồng thuận thông qua đối thoại mang tính xây dựng. Ông cũng ngụ ý rằng chính phủ và các bác sĩ có thể thỏa hiệp quanh con số 2.000 chỉ tiêu.
Tuy nhiên, triển vọng đàm phán có chiều hướng xấu đi khi Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA), liên minh bác sĩ lớn nhất đất nước, bầu ông Lim Hyun-taek làm tân lãnh đạo. Ông Lim là một trong những người phản đối mạnh mẽ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh của chính phủ. Ông thậm chí còn khẳng định rằng chỉ tiêu hiện tại nên giảm từ 500 đến 1.000.
Nhiệm kỳ 3 năm của ông Lim sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 1.5. Tuy nhiên, ông đã ra cảnh báo rằng KMA sẽ phát động một cuộc tổng đình công nếu bất kỳ bác sĩ thực tập, giáo sư y khoa hoặc sinh viên nào bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chính phủ. Điều kiện tiên quyết ông đặt ra để đối thoại với giới chức bao gồm việc Tổng thống Yoon đưa ra lời xin lỗi chính thức vì đã thúc đẩy chính sách này, cũng như sa thải Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong và Thứ trưởng Y tế Park Min-soo.
Bác sĩ chết vì kiệt sức ?
Tờ The Korea Herald đưa tin một bác sĩ nhãn khoa tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Đại học quốc gia Pusan được cho là đã chết tại nhà riêng vào cuối tuần trước. Trước các đồn đoán cho rằng cái chết của vị bác sĩ là do làm việc quá sức, cảnh sát cho biết việc khám nghiệm tử thi sẽ được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân. Theo người thân, người này từng nhiều lần cho biết bản thân đuối sức sau khi phải làm việc vào ban đêm và phải thực hiện các ca phẫu thuật khẩn cấp.
Reuters dẫn báo cáo từ Hiệp hội Thực tập sinh Hàn Quốc cho biết các bác sĩ thực tập và nội trú nước này làm việc theo ca 36 giờ, nhiều hơn đáng kể so với mức 24 giờ ở Mỹ. Trong khi đó, các số liệu cũng cho thấy đội ngũ y tế ở quốc gia châu Á phải làm việc lên đến hơn 100 giờ mỗi tuần.
Tại sao các bác sĩ Hàn Quốc phản đối tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y?
Hàng nghìn bác sĩ Hàn Quốc đã rời bệnh viện hôm 20/2 để phản đối chính sách tăng chỉ tiêu sinh viên ngành y của chính phủ.
Một bác sĩ cầm áo blouse trắng rời bệnh viện vào sáng 20/2. Ảnh: Yonhap
Ngành y Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, khi các bác sĩ bỏ chữa trị cho bệnh nhân, tuyên bố rằng quốc gia này không cần thêm bác sĩ vì đã có đủ và việc thay đổi chính sách sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ y tế ở Hàn Quốc trong tương lai.
Họ cho rằng việc tăng 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y là không cần thiết do dân số đang giảm và Hàn Quốc vốn đã dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Tỷ lệ chăm sóc ngoại trú cho mỗi người ở đây là 14,7 lần/năm, cao hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 5,9, theo thống kê năm 2020.
Họ cũng kêu gọi chính phủ tìm những cách khác để phân bổ bác sĩ tốt hơn cho các khoa không được ưa chuộng như nhi khoa, sản phụ khoa và tăng thêm phúc lợi. Họ khẳng định rằng các bác sĩ đã từ bỏ vào những khoa ít phổ biến hơn nói trên, vì dịch vụ y tế mà họ cung cấp bị định giá thấp hơn đáng kể so với các dịch vụ ở các khoa phổ biến như da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ. Tại các khoa này, chi phí y tế không do hệ thống bảo hiểm y tế quy định, mà do chính các bác sĩ tự ấn định.
Theo các bác sĩ muốn đình công, chi phí thực hiện các dịch vụ sinh nở của bác sĩ phụ khoa thấp hơn nhiều so với phương pháp điều trị da bằng laser đơn giản của bác sĩ da liễu, từ đó đã khiến nhiều người lựa chọn theo nghề thứ hai.
Đáp lại nhu cầu, chính phủ cho biết các lĩnh vực y tế cần thiết sẽ được nhận thù lao theo chính sách bảo hiểm y tế mà chính phủ đã công bố hồi đầu tháng 2/2024. Theo chương trình này, các lĩnh vực nhi khoa, chăm sóc tích cực, sức khỏe tâm thần và bệnh truyền nhiễm sẽ nhận được các khoản chi phí thanh toán tùy thuộc vào mức độ khẩn cấp của các thủ thuật, cũng như những khó khăn và rủi ro của các dịch vụ không được phản ánh trong hệ thống tính phí dịch vụ.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã khẳng định rằng việc chính phủ tăng số lượng tuyển sinh vào trường y vẫn không tăng thêm lực lượng lao động trong các khoa chăm sóc thiết yếu, mà sẽ làm tăng sự cạnh tranh để giành được các vị trí đào tạo ở các khoa phổ biến (da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ...), đặc biệt là ở các bệnh viện tại thủ đô Seoul.
Đối với chính phủ Hàn Quốc, việc có thêm bác sĩ là điều rất quan trọng để đối phó với một xã hội già đi nhanh chóng và sự chênh lệch giữa các khu vực. Việc bổ sung 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào năm tới là lần đầu tiên nước này tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y sau 27 năm.
Theo tính toán, Hàn Quốc sẽ thiếu 15.000 bác sĩ vào năm 2035 để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhân khẩu học. Đất nước này cần nhiều bác sĩ hơn để chuẩn bị cho một "xã hội siêu phát triển", khi người cao tuổi chiếm 20% dân số vào năm 2025 và 30% vào năm 2035.
Chính phủ cho hay, số bác sĩ chỉ ở mức 2,2/1.000 người là thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,7 do các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố và lưu ý rằng các quốc gia có nhiều bác sĩ bình quân đầu người cao hơn Hàn Quốc như Pháp, Nhật Bản, Đức hay Anh cũng đã hoặc dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y.
Bộ Y tế Hàn Quốc dự đoán việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch sẽ phần nào giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ, đồng thời giải thích rằng cũng sẽ có 2.000 sinh viên trường y tốt nghiệp vào năm 2031 sau khi hoàn thành khóa học kéo dài sáu năm.
Văn phòng dành cho bác sĩ thực tập tại một bệnh viện ở Busan trống không hôm 20/2, trong bối cảnh hơn 6.400 bác sĩ thực tập Hàn Quốc đình công để phản đối tăng chỉ tiêu tuyển sinh của chính phủ. Ảnh: Yonhap
Các chuyên gia cho rằng các bác sĩ phản đối kế hoạch mở rộng vì nhiều bệnh viện, chủ yếu là tư nhân, hoạt động theo cơ cấu định hướng lợi nhuận.
"Ở các nước phương Tây, các bệnh viện công chiếm hơn 50% số cơ sở y tế, nên các bác sĩ rất hoan nghênh quyết định có thêm đồng nghiệp, vì điều đó sẽ giúp giảm khối lượng công việc mà họ vẫn được trả số tiền tương đương. Tuy nhiên tại Hàn Quốc, nhiều bác sĩ điều hành phòng khám riêng, nên nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ sẽ không thể kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Đó là một cuộc chiến giành lợi nhuận", Jeong Hyoung-sun, Giáo sư quản lý y tế tại Đại học Yonsei nói.
Lee Ju-yul, Giáo sư tại khoa quản lý y tế tại Đại học Namseoul, chỉ ra rằng hệ thống tính phí theo dịch vụ là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các bác sĩ.
"Theo chương trình này, các bác sĩ tính phí riêng cho từng dịch vụ họ thực hiện. Nhưng miếng bánh được chia sẽ nhỏ hơn nếu chúng ta có nhiều bác sĩ hơn. Đó là lý do tại sao xuất hiện tình trạng "điều trị ba phút", khi các bác sĩ chỉ dành ba phút cho mỗi bệnh nhân để tăng số lượng dịch vụ y tế nhằm đổi lấy lợi nhuận lớn hơn", Giáo sư Lee Ju-yul nhận định.
Một cuộc khảo sát do Liên đoàn Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế Hàn Quốc thực hiện vào tháng 12/2023 cho thấy, 89,3% người dân ủng hộ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y. Con số này tăng gần 20% so với năm 2022, khi chỉ có 69,6% người dân đồng ý có thêm bác sĩ vào thời điểm đó.
Các trường đại học Hàn Quốc tuyển thêm khoảng 3.400 sinh viên y khoa Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, 40 trường đại học trên toàn Hàn Quốc đã nộp đơn xin tăng chỉ tiêu tuyển sinh viên y khoa trong năm 2025. Các bác sĩ tham gia tuần hành phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/3/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN Cụ thể, 40 trường đại học nói trên...