Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2019
Ngày 04/3/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2019/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2019.
Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2019 như sau:
Trứng gia cầm bao gồm: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10); trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20) và loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90); tổng là 55.181 tá.
Lưu ý: Các loại trứng nêu trên là trứng thương phẩm không có phôi.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Video đang HOT
Trong khi đó, mặt hàng muối (mã số hàng hóa 2501) số lượng là 110.000 tấn.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.
Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối thực hiện theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để không ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân và đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế khác.
Thông tư 04/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 17/4/2019 đến hết ngày 31/12/2019.
Theo DNVN
Đầu năm 2019: Giá thịt lợn, xăng dầu, tỷ giá sẽ ổn định
Giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018.
Theo phân tích của đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), có nhiều yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá trong năm 2019. Đơn cử, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường; giá nhóm dịch vụ chuyển từ phí sang giá; biến động phức tạp của giá xăng dầu và các hàng hóa cơ bản khác trên thị trường; xu hướng tăng giá của đồng USD tác động đến tỷ giá trong nước.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính nhấn mạnh, với giá dầu giảm mạnh, lạm phát tháng 12/2018 so với cùng kỳ năm trước chỉ còn ở mức 2,98%, giảm mạnh so với mức 3,89% trong tháng 10/2018.
"Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019 bởi mức khởi điểm của lạm phát trong tháng đầu năm tới nhiều khả năng cũng ở mức dưới 3% sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong phiên đầu năm", ông Độ nói.
Cũng theo ông Độ, mức lạm phát thấp so với cùng kỳ của tháng đầu năm 2019 sẽ có tác động tích cực đến lạm phát cùng kỳ của tất cả các tháng trong năm cũng như lạm phát trung bình của năm 2019. Hơn nữa, trên thực tế, việc kiềm chế lạm phát trong năm 2019 không chỉ thuận lợi do giá dầu giảm mà còn do nhiều yếu tố khác.
Theo đại diện Viện Kinh tế Tài chính, giá thịt lợn sau khi đã đạt mức trên 50.000 đồng/kg (thuộc hàng cao nhất thế giới) đã chững lại, tức là đóng góp vào lạm phát năm 2019 sẽ bằng 0 hoặc âm. Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá trong năm 2019 được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2018, bởi kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng chậm lại và lộ trình tăng lãi suất của FED cũng đang ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhu cầu với đồng USD không còn mạnh như trước.
Toàn cảnh Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019". Ảnh:T.N
Hơn nữa, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có chiều hướng dịu bớt lại. Khi cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc cùng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau, việc gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả bên thứ ba là các nước còn lại. Điều này sẽ khiến tỷ giá đồng Nhân dân tệ ổn định hơn trong năm 2019.
Ông Độ nhận định: "Cả 3 yếu tố khiến cho lạm phát những tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018".
TS Lê Quốc Phương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, giá hàng hóa thế giới năm 2019 được dự báo có thể tăng và việc Fed dự định tăng tiếp lãi suất ít nhất 2 lần trong năm 2019. Từ đó, đồng USD sẽ tăng giá tạo sức ép lên tỷ giá và gây sức ép lên lạm phát.
Về các yếu tố trong nước, mục tiêu tăng trưởng GDP tương đối cao, trong khi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chưa đổi mới căn bản cũng là nguyên nhân tạo sức ép lên lạm phát. Bên cạnh đó, việc một số địa phương tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình; giá điện được duy trì ở mức tương đối thấp khá lâu cũng có thể tăng, thuế đánh vào xăng dầu tăng kịch trần là những yếu tố gây tăng lạm phát.
Tuy nhiên, theo phân tích của ông Phương, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi để kiềm chế lạm phát. Theo đó, CPI các năm gần đây đều thấp dưới 4%, lạm phát cơ bản cũng đạt thấp dưới 2%; cung hàng hóa tương đối dồi dào; kinh tế vĩ mô ổn định,... "Với những yếu tố thuận lợi, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp thì hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019", ông Phương nói.
Triệu Vy
Theo vietq.vn
VN-Index sẽ giảm về 600 điểm trong năm mới? Chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm mới sau khi kết thúc năm 2018 không thành công. Chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2019 ĐẬU TIẾN ĐẠT Thị trường ảm đạm Những ngày cuối năm 2018, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất USD đã ngay lập tức...