Hạn hán, xâm nhập mặn nguy cơ lan rộng đến Trung Bộ
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 có thể lan rộng ra cả khu vực Trung Bộ.
Một cánh đồng bị ảnh hưởng do hạn mặn.
Trong mùa mưa lũ 2019 các đợt mưa lớn xuất hiện ít, tổng thời gian mưa ngắn, lũ phổ biến ở mức vừa và nhỏ. Tổng lượng dòng chảy trên các lưu vực trên toàn quốc nói chung và khu vực Trung Bộ nói riêng ở mức thấp và thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.
Hiện lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%, một số sông thiếu hụt trên 80% như trên sông Cả (Nghệ An) tại Yên Thượng, sông Ba (Phú Yên) tại Củng Sơn.
Dung tích các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế thiếu hụt từ 10-30% so với dung tích thiết kế; các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt từ 11-47% so với dung tích thiết kế; các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 2-10% so với dung tích thiết kế.
Các hồ thủy điện vừa và lớn khu vực Bắc Trung Bộ thiếu hụt từ 17-25% so với dung tích thiết kế; các hồ Trung Trung Bộ thiếu hụt từ 10-66% so với dung tích thiết kế.
Các hồ Nam Trung Bộ thiếu hụt 12-55% so với dung tích thiết kế; các hồ ở Tây Nguyên thiếu hụt từ 10-25% so với dung tích thiết kế.
Ông Long nhấn mạnh: Hiện tượng ENSO (chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina) trong những tháng nửa đầu 2020 ở trạng thái trung tính, nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020.
Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ phổ biến từ 0,5-1,5 độ C.
Tổng lượng mưa trong các tháng tiếp theo của mùa khô 2020 trên toàn quốc nói chung và khu vực Trung Bộ nói riêng phổ biến đều ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, thậm chí nhiều khu vực thiếu hụt rất nhiều.
Nguồn nước trên các sông suối khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35-70%, một số sông thiếu hụt trên 80%.
Video đang HOT
“Nguy cơ cao xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước ở khu vực Trung Bộ trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020. Cùng với đó là tình trạng xâm nhập mặn vào các cửa sông ở khu vực này sẽ diễn ra sớm hơn và xâm nhập sâu hơn. Cụ thể, từ tháng 3-5/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ”, ông Long nói.
Cũng theo ông Long, từ tháng 6-8/2020, tình trạng khô hạn do thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ và diễn ra gay gắt hơn mùa khô năm 2019.
* Liên quan lĩnh vực, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết đã nhận được văn bản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong mùa khô đầu năm 2020.
Sau khi nghiên cứu kiến nghị của EVN và trên cơ sở hiện trạng nguồn nước các hồ chứa, diễn biến khí tượng, thủy văn, số liệu vận hành các hồ chứa, Bộ TN&MT thấy rằng việc xem xét điều chỉnh giảm lưu lượng xả các tháng đầu mùa cạn để dự trữ nước phục vụ cho các tháng cao điểm vào mùa khô 2020 là cần thiết.
Tuy nhiên, để bảo đảm việc điều chỉnh lưu lượng các hồ chứa không ảnh hưởng việc khai thác, sử dụng nước của các địa phương phía hạ du và phù hợp với hiện trạng nguồn nước các hồ chứa cùng diễn biến dòng chảy trên các lưu vực sông, Bộ đã có ý kiến cụ thể đối với phương án kiến nghị vận hành xả nước các hồ chứa các tháng đầu 2020 của EVN.
Theo đó, với hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang (trên lưu vực sông Hồng) và Sê San 4A (trên lưu vực sông Sê San), Bộ thống nhất với đề xuất của EVN về việc điều chỉnh chế độ vận hành của các hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ chứa, đặc biệt là hồ Hòa Bình phải phối hợp chặt chẽ Công ty CP Nước sạch Sông Đà, bảo đảm việc lấy nước của Nhà máy nước sông Đà phù hợp với lịch vận hành xả nước của hồ Hòa Bình và lấy đủ lượng nước từ sông Đà để bảo đảm cấp nước an toàn cho dân.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương phía hạ du để bảo đảm việc vận hành các hồ chứa không ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng nước, các hoạt động sản xuất và an toàn của nhân dân phía hạ du các hồ chứa trên.
Với các hồ Hủa Na, Cửa Đạt (trên lưu vực sông Mã), hồ Bản Vẽ (trên lưu vực sông Cả) và các hồ A Vương, Sông Bung 4, Sông Bung 4A và ĐăkMi 4 (trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn), Bộ đề nghị EVN và các chủ hồ phối hợp với các địa phương để thống nhất phương án vận hành xả nước từng hồ chứa, bảo đảm cấp nước an toàn cho nhân dân phía hạ du.
T.Ký
Theo PLVN
Hạn, mặn ĐBSCL: Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi?
Vì sao, ĐBSCL - nơi chiếm tới 90% sản lượng lúa gạo, 60% khối lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, giờ chẳng còn hấp dẫn người dân?
Cứ mỗi mùa hè đến, số lượng tin, bài về tình trạng hạn, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại nhiều thêm. Tìm đọc một lúc trên nhiều đầu báo, tôi phát hiện ra điều bất ngờ.
Đó là nội dung phản ánh qua nhiều năm không có gì khác nhau, vẫn xoay quanh mổ xẻ hai từ "hạn" và "mặn", kèm theo đó là các thống kê diện tích lúa thiệt hại năm sau luôn cao hơn năm trước, ngay lúc này đơn vị tính đã hàng chục nghìn...
Hạn, mặn không chỉ xuất hiện cục bộ như vài năm trước, nay 13/13 tỉnh thành Tây Nam Bộ đều gồng mình trong cơn khát nước ngọt. Đâu là giới hạn chịu đựng của đồng bằng này? Cứ đà này rồi sẽ về đâu?
Con kênh mênh mông một thời bây giờ trơ đáy (Ảnh: Zing.vn)
Tạo hóa chỉ ban cho người Do thái dải đất sa mạc, thiếu cả nước mặn lẫn nước ngọt. Theo cách làm thông thường, ngành công nghiệp thủy sản chỉ phát triển ở những nơi gần sông, biển, hồ lớn.
Nhưng người Do thái lại nghĩ khác, bất kể nơi nào có nước đều nuôi được tôm, cá, họ mang thủy sản lên nuôi trồng giữa...sa mạc, miễn là có nguồn nước cố định đầu vào.
Đặc biệt hơn, nguồn nước mà họ hồ hởi xem cố định là nguồn nước ngầm từ các giếng khoan sâu vài trăm mét. Hệ thống nuôi khép kín tái sử dụng 99% nước thải, chất thải dưới đáy ao tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Cũng với cách nuôi này, họ dễ dàng quản lý được nguồn bệnh, mầm bệnh, cho tỷ lệ thành công hầu như 100%. Nhờ vậy, Israel không những đáp ứng nhu cầu cá trong nước mà còn xuất khẩu đi khắp thế giới với thương hiệu "công nghệ nuôi cá trên sa mạc".
Người Israel giỏi, ai cũng công nhận, nhưng cũng không hiếm người thừa nhận Việt Nam cũng giỏi! ĐBSCL đã là vựa thủy hải sản lớn nhất nước, mỗi năm thu về cho ngân sách hàng chục tỷ USD.
Nhưng cũng lạ, khoản đầu tư trở lại chưa thấm vào đâu so với sức tàn phá của thiên nhiên. Hình ảnh những chiếc can nhựa trữ nước, vết nứt toang hoác trên mặt đáy con kênh luôn cứ ám ảnh người dân nơi đây.
Năm nào cũng thiếu nước ngọt, ai cũng thuộc làu "quy luật" này, chính quyền cũng chỉ thường làm một việc mang tính "chữa cháy" là hỗ trợ nước ngọt cho bà con.
Ngân sách trung ương chi 70 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Miền Tây khi đã ban bố tình trạng khẩn cấp hạn, mặn. Nhưng đó cũng chưa phải là giải pháp tối ưu, có hiệu quả cho tương lai.
Để ý xem, năm nào ngành nông nghiệp cũng đặt mục tiêu xuất khẩu rất lớn, 35, 40 rồi 42 tỷ USD, rất ít khi nhiệm vụ không hoàn thành; ngành chức năng đề ra rất nhiều biện pháp bán cá, tôm, lúa gạo sang thị trường uy tín...
Nhưng rất hiếm khi giữa Quốc hội được nghe chất vấn giải pháp chống biến đổi khí hậu, cứu vãn ĐBSCL...
Người Israel tận dụng từng khoảnh nhỏ như thế này để nuôi cá xuất khẩu
Đã có rất nhiều giải pháp, từ bao trùm nhất là chuyển đổi cây trồng vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất, đến cụ thể như xây đê biển, hỗ trợ khoa học kỹ thuật...nhưng khi tìm hiểu mới thấy không có giải pháp nào được theo đuổi tới cùng, được truyền vào tai óc nông dân để trở thành một "phong trào" ở miền Tây.
Vấn đề là 20 triệu dân ở ĐBSCL không thể sống mãi trong tình trạng "cứu trợ" năm này sang năm khác. Giải pháp không thiếu, từ ngắn hạn, trung hạn dài hạn đều có đủ.
Nhưng triển khai thực hiện các giải pháp ấy mới là chuyện đáng bàn ở đây. Công trình ngăn mặn 80 tỷ đồng ở Cà Mau có nhiệm vụ là ngăn nước mặn xâm nhập vùng phía Bắc tỉnh này, bảo vệ hơn 200.000 ha đất thuộc vùng ngọt hóa.
Tuy nhiên, khi xây xong, âu thuyền không đưa được nước ngọt về như dự kiến ban đầu. Mặt khác, người dân tự phát đưa nước mặn vào ruộng lúa nuôi tôm, nên kế hoạch ngăn mặn, giữ nước ngọt bị phá sản.
Còn đến 22 cửa sông thông ra biển dọc tuyến này, chỉ với công trình này thì không ngăn được mặn để giữ ngọt, biết công trình không thể ngăn thì lập dự án để làm gì?
Còn khá nhiều công trình không có hiệu quả như thế, điều đó cho thấy chống hạn, mặn ở ĐBSCL vẫn còn đơn lẻ, thiếu tính toán, gây lãng phí vô ích.
Ở đây cũng đặt ra câu chuyện, nếu người dân cảm thấy thích nghi với nuôi trồng thủy sản nước mặn thì có nên cố chấp dẫn ngọt về? Phải chăng, ý chí của chính quyền và nhân dân trong việc này là khác nhau?
Trương Khắc Trà
Theo DĐDN
Thời tiết sẽ rất khắc nghiệt trong những tháng tới Nắng nóng trong năm 2020 được dự báo rất khắc nghiệt và bắt đầu sớm. Dự báo, từ tháng 3 đến tháng 5-2020, toàn bộ Nam bộ và Nam Trung bộ sẽ đón những đợt sóng nhiệt, nắng nóng cực đoan. Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn thông tin, chiều 9-3, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục...