Hạn hán nghiêm trọng khiến hồ chứa cạn nước, lộ ra đầu tượng Phật khổng lồ: Bí mật vẫn còn nằm bên dưới
Đội khảo cổ đã lặn xuống đáy hồ để khám phá một bí mật giấu kín bên dưới bức tượng Phật.
Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ cuối thời nhà Hán và đạt đến đỉnh cao vào các triều đại Tùy và Đường. Theo ghi chép của “Lạc Dương già lam ký”, từ những năm 300, đất nước tỷ dân đã có 1.367 tu viện ở thành phố Lạc Dương, hơn 10.000 nhà sư tại thành phố Trường An.
Với sự thịnh hành của Phật giáo trong các thời kỳ lịch sử Trung Quốc, ngày càng có nhiều tượng Phật cổ được khai quật, dù là ở nơi hoang vu hay ở giữa thành phố.
Tượng Phật ở hồ Hồng Môn
Trận hạn hán nghiêm trọng ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc diễn ra năm 2016 ra trận hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử 50 năm. Năm đó, hồ nước ngọt lớn nhất tại Trung Quốc là hồ Bà Dương (thuộc tỉnh Giang Tây) cũng bị khô hạn, hai bên bờ nứt nẻ nghiêm trọng, hồ trữ nước Hồng Môn thuộc huyện Phúc Châu, tỉnh Giang Tây cũng chịu cảnh cạn kiệt thảm hại.
Tuy nhiên, khi mực nước hồ giảm xuống cũng là lúc người dân nơi đây phát hiện ra phần đầu một bức tượng Phật từ từ hiện lên bên vách núi. Tượng Phật khổng lồ được tạc thẳng vào đá, tuy kích thước lớn nhưng phong cách chạm khắc tượng tương đối giản dị.
Video đang HOT
Phần đầu tượng Phật nổi lên mặt hồ Hồng Môn. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Hồ trữ nước Hồng Môn được xây dựng vào năm 1958, thời điểm đó, không có bất kỳ báo cáo nào về sự tồn tại của bức tượng Phật nên sự xuất hiện đột ngột này khiến các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ.
Khi có mặt tại hiện trường để xem xét sự việc tượng Phật đột ngột xuất hiện, các chuyên gia cho rằng nguồn gốc của những bức tượng này không hề đơn giản nên quyết định đào sâu vài mét bên dưới đáy hồ Hồng Môn. Họ phát hiện dưới đáy hồ là số lượng lớn dấu tích của các công trình kiến trúc cổ từ thời nhà Minh (1368-1644).
Các chuyên gia khảo cổ lặn xuống đáy hồ để tìm kiếm nguồn gốc bức tượng Phật. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Có giả thuyết cho rằng vị trí hồ Hồng Môn hàng trăm năm trước từng là một thị trấn sầm uất nhưng do địa hình thường xuyên ngập nước nên dân cư di chuyển tới nơi khác, thị trấn dần bị trôi vào quên lãng và trở thành hồ chứa nước này.
Tuy nhiên, giả định này vẫn chưa thuyết phục được giới khoa học bởi bức lớn tượng Phật với kích thước khổng lồ như thế này thường không tự nhiên xuất hiện giữ các khu dân cư mà chỉ tồn tại ở những địa điểm tâm linh như đền, chùa.
Bí mật dưới đáy hồ
Sau thời gian dài khi nghiên cứu các di vật, các chuyên gia cuối cùng đã tìm ra câu trả lời cho sự xuất hiện của bức tượng khổng lồ. Hóa ra bức tượng này là điểm đánh dấu quần thể lăng mộ hợp táng của gia đình một hầu vương (chức vụ cai trị một vùng đất) dưới thời nhà Minh.
Thời xa xưa, hầu vương là những người thân cận với hoàng đế, quy mô lăng mộ chỉ xếp sau hoàng đế, huống hồ quần thể mộ ở hồ Hồng Môn lại là của cả gia đình hầu vương nên quy mô không hề nhỏ.
Bức tượng Phật nổi lên mặt nước thực chất là bảo vật tùy táng theo mộ, phần còn lại của hệ thống lăng chìm sâu dưới nước, hầu hết đã bị mộ tặc cướp phá và chỉ còn là những tàn tích.
Bức tượng đã trở thành điểm đánh dấu quần thể lăng mộ hợp táng của gia đình một hầu vương dưới thời nhà Minh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
May mắn thay những bức tượng Phật dù ngâm nước hàng trăm năm những vẫn không bị tổn hại gì, đường nét chạm khắc tinh xảo vẫn hiện rõ, cho thấy sự tài tình của thợ thủ công thời Minh. Những di tích này cho thấy vị hầu vương là một tín đồ của Phật giáo đích thực, đồng thời chứng tỏ sự thịnh hành của đạo Phật dưới thời nhà Minh.
Một số di vật còn sót lại từ lăng mộ như ngọc, đá quý, hổ phách, lụa… đã được cất giữ tại bảo tàng địa phương để tiếp tục nghiên cứu.
Giới khoa học Nam Phi gợi ý phun khí 'che mờ' Mặt Trời, ngăn hạn hán
Các nhà khoa học Nam Phi đã đề xuất phương án 'che' Mặt Trời vĩnh viễn để cứu quốc gia khỏi những đợt nắng nóng khô hạn chết người.
Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Ảnh: Alamy Stock Photo
Theo báo Anh The Sun, kế hoạch này bao gồm việc bơm một lượng lớn khí vào bầu khí quyển phía trên thủ đô Cape Town để duy trì nguồn cung cấp nước địa phương. Các nhà khoa học tại Đại học Cape Town hy vọng kế hoạch này sẽ giúp thành phố giảm thiểu đáng kể nguy cơ khủng hoảng nước.
Nỗi lo ngại về "Day Zero" (Ngày số 0), thời điểm thành phố không đủ nước dùng cho mọi người, đã tồn tại nhiều năm qua. Theo các nhà dự báo, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang lan rộng và có những tác động khủng khiếp đối với cuộc sống của con người trên Trái Đất, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khô hạn tại thủ đô Nam Phi sẽ tăng gấp ba lần tính tới năm 2100. Năm 2017, thành phố này từng phải chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 384 năm. Vào thời điểm đó, lượng nước tại các con đập trong thành phố ở mức dưới 13%.
Trong một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Khoa học Environmental Research Letters, các chuyên gia đã đề xuất việc phun các hạt khí sulfur dioxit lên tầng thượng quyển trên Cape Town. Các hạt khí sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ phía trên thành phố, phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Theo các nhà nghiên cứu, chiến thuật khoa học này có thể giảm tới 90% nguy cơ khủng hoảng "Day Zero" vào năm 2100.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đề xuất này không nên được xem như một biện pháp thay thế việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.
Sáng kiến này trước đây cũng từng bị một số chuyên gia phản đối. Họi gọi hành động này là một "sự can thiệp nguy hiểm đối với hệ thống khí hậu toàn cầu". Trong một báo cáo vào tháng 12/2018, nhóm vận động khoa học Climate Analytics cho biết việc triển khai một hệ thống như trên sẽ "có khả năng trở thành nguồn gốc của một cuộc xung đột lớn giữa các quốc gia".
Sốc: Công nghệ của người hiện đại đã có ở Maya 2.000 năm, vẫn chạy tốt Ở thành phố cổ Tikal của người Maya, các nhà khoa học đã choáng váng khi phát hiện một... hệ thống lọc nước dùng thứ công nghệ mà chúng ta tưởng phát minh trong thế kỷ 20. Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Cincinnati (Mỹ) đã khai quật được thạch anh...