Hạn hán kỷ lục trong 40 năm qua
Thiếu nước, khô hạn kéo dài làm diện tích gieo trồng ở một số nơi thuộc các tỉnh như Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận để trắng đất canh tác, phải chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục phó Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, hạn hán năm nay kéo dài gay gắt và phức tạp hơn mọi năm, không chỉ thiếu nước sản xuất mà cả nước sinh hoạt. “Khô hạn xảy ra ở một số vùng thuộc các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và những vùng không có hoặc có công trình thủy lợi nhỏ ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ đạt mức kỷ lục trong 40 năm qua, kể từ năm 1975 khi chúng tôi theo dõi về tình hình hạn hán”, ông Tỉnh nói.
Khô hạn kéo dài khiến người dân Quảng trị phải mua nước giếng với giá 150-180 nghìn đồng/m3. Ảnh: Hoàng Táo.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi, tỉnh Ninh Thuận có 6.100 ha đất lúa không có nước để sản xuất, hơn 2.000 ha bị hạn, trong đó mất trắng 501 ha, giảm năng suất gần 1.600 ha. Gần 23.000 người ở 7 xã thuộc các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Nam, Ninh Hải không đủ nước sinh hoạt. Cả tỉnh Khánh Hòa có 571 ha đất nông nghiệp phải dừng sản xuất, 600 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng do không đủ nước tưới và gần 3.000 ha cây trồng bị thiếu nước.
Nắng hạn gay gắt vào đầu tháng 5 vừa qua cũng khiến cho diện tích thiếu nước, hạn hán ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ lên mức cao nhất – 95.000 ha. Trong đó Đăk Lăk hơn 60.000 ha, mất trắng 4.300 ha cùng 19.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Hạn còn lan rộng đến tận Tây Nam Bộ, gây ra tình trạng thiếu nước cho lúa vào thời gian cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở các địa phương như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu với diện tích gần 20.000 ha.
Để đối phó với hạn hán, một số tỉnh phải chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây cạn như đậu xanh, lạc ngô. Quảng Trị chuyển đổi 2.600 ha lúa sang trồng các loại cây trên. Khánh Hòa chuyển đổi 1.400 ha từ lúa sang trồng cây cạn và còn gần 10.500 ha đất trồng lúa, chiếm gần 1/4 diện tích gieo trồng phải bỏ trắng, không canh tác. Các tỉnh khác như Ninh Thuận phải dừng sản xuất hơn 10.000 ha, chiếm 39% tổng diện tích gieo trồng. Bình Thuận có khoảng 21.000 ha không đủ nước để sản xuất, chiếm 45% diện tích canh tác của toàn tỉnh.
Video đang HOT
Những cánh đồng xơ xác, bỏ trắng đất canh tác của người dân Ninh Thuận. Ảnh:CTV.
Theo đại diện Tổng cục Thủy lợi, tình hình khô hạn kéo dài bất thường chủ yếu là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Từ đầu năm đến nay, lượng mưa ở các tỉnh khô hạn trên đều thấp hơn trung bình mọi năm. Một số nơi như Khe Sanh (Quảng Trị) chỉ đạt 47 mm, Thạch Hãn (Quảng Trị) 65 mm, Đồng Trăng (Khánh Hòa) 25 mm, Hàm Tân (Bình Thuận) 37 mm. Cá biệt có nơi như Phan Rang, Phan Thiết, Phú Quý hầu như không mưa.
Sau khi kết thúc tưới nước vụ đông xuân, dung tích trữ nước của các hồ chứa ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận và Quảng Trị đang ở mức rất thấp và có xu thế giảm dần. Nhiều hồ đã cạn kiệt, không đủ cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng.
Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ nay đến đầu tháng 9, nền nhiệt phổ biến ở các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ cao hơn mọi năm. Ngược lại, lượng mưa ở các tỉnh Trung Bộ sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm, mùa mưa khả năng nửa đầu tháng 9 mới đến. “Như vậy hạn hán, thiếu nước vụ hè thu sẽ còn gay gắt khi bước vào vụ đông xuân và nguy cơ xảy ra tại Trung Bộ nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài”, ông Tỉnh nhận định.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp đề xuất với Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống hạn hán, đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du theo nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Trước mắt, để giải quyết tình trạng thiếu đói do hạn hán kéo dài, Thủ tướng đã đồng ý hỗ trợ 532 tỷ đồng và cấp hơn 13.000 tấn gạo cho một số nơi bị hạn nặng. “Tổng cục cũng chỉ đạo các địa phương khi nào có đủ nước mới cấp phát giống và cho nhân dân gieo trồng, nơi nào không có nước thì quyết không cho gieo trồng bởi sẽ có nguy cơ mất trắng”, ông Tỉnh cho hay.
Hoàng Phương
Theo VNE
Đại thủy nông... đại hạn, dân lên núi chắt từng giọt nước
Hô chưa thuy lơi Ayun Ha (Gia Lai) lơn nhât Tây nguyên vơi dung tich thiêt kê 253 triêu m3 nươc đa xuông mưc nươc chêt tư nưa thang nay, khiên 13 ngan ha lua mua vung đông nam Gia Lai không thê gieo sa vi thiêu nươc.
Hồ chứa thủy lợi Ayun Hạ xuống đến mức nước chết - Ảnh: Trần Hiếu
Đang đô vu mua nhưng ca vung đông nam Gia Lai khô khôc, ruông suôi nưt ne. Dong kênh chinh cua công trinh thuy lơi Ayun ha moi năm ăm ăp nươc la thê nhưng nay trơ đay. Mưc nươc cua hô đa giam manh, lô ra bơ đâp sâu ca chuc met. Nhưng ngay nay ca vung đông nam Gia Lai nong hâm hâp như chao rang. Cây côi xơ xac vi han keo dai hơn hai thang nay.
Ông Võ Đình Phúc, Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông đầu mối - kênh chính Ayun Hạ (thuộc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai) cho biết:
"Mưc nươc cua hô hiện giờ chi cao hơn mưc nươc chêt 0,4m. Ươc tinh lương nươc trong hô chưa chi con 52 triêu m3. Đây la lân thư hai kê tư chuc năm nay, mưc nươc cua hô xuông thâp như thê. Năng nong keo dai, mưa it va lưu lương nươc vê giam bât thương. Thảm thực vật xung quanh hồ chưa bị khai thác triệt để chỉ còn đồi trọc. Nươc ngâm theo đo cung it đi".
Kênh mương kiệt nước - Ảnh: Trần Hiếu
Theo thiêt kê, hô chưa nay ngoai gop phân quan trong điêu hoa khi hâu cho vung đông nam Gia Lai con phuc vu nươc tươi cho 13 ngan ha lua cua cac huyên Ia Pa, Phu Thiên va thi xa Ayun Pa.
Đúng ra, lua vu mua đa băt đâu gieo sa tư đâu thang 6 đê tranh lu sơm. Tuy nhiên, đên nay tât ca đêu phai "an binh bât đông" vi hô thuy lơi không co nươc đê xa. Hiên ngươi dân như ngôi trên lưa bơi hơn 7.000 ha đât ruông vung trung nêu không co nươc tươi đê gieo sa, co nguy cơ se găp lu khi thu hoach.
Người dân chắt nước trên núi về sinh hoat - Ảnh: Trần Hiếu
Đông đât đa săn sang nhưng lich mơ nươc không biêt đên thơi gian nao khi khu vưc nay ca thang qua chưa co cơn mưa nao lơn đê tich nươc vê hô. Cây côi heo ua vi han. Ruông đông nưt ne. Nhiêu ngươi dân cua hai lang Plei Ơi va Plei Ring thuôc xa Ayun Ha, H.Phu Thiên phai thay phiên nhau vao rưng, chăt tưng can nươc giot tư khe đa đem vê nha phuc vu nhu câu sinh hoat.
Đâu tuân thang 6, lanh đao cac huyên, thi khu vưc đông nam Gia Lai đa lam viêc vơi Công ty TNHH MTV khai thac công trinh thuy lơi Gia Lai thông nhât lich gieo sa se lui lai, dư kiên đên 1.7 tơi se mơ nươc. Thông nhât la vây nhưng tât ca đêu phai chơ...trơi mưa! Bơi nêu mơ nươc đươc thi mưc nươc hô chưa phai đat cao trinh tư 197m trơ lên.
Người dân chắt nước trên núi về sinh hoat - Ảnh: Trần Hiếu
Trần Hiếu
Theo Thanhnien
Hàng chục hécta chè cháy xém vì nắng nóng Nắng nóng kéo dài kỷ lục khiến 200 hécta chè ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều diện tích bị cháy xém, không thể hồi phục.. Toàn huyện Hương Khê có 200 hécta chè, tập trung ở xã Hương Trà và thuộc sự quản lý của Xí nghiệp chè 20/4 (Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh). Người...