Hạn chót giải quyết mặt bằng các dự án giao thông “lụt” tiến độ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo UBND TP Hà Nội nhanh giải quyết các vướng mắc và ấn định thời hạn bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án giao thông trọng điểm đang đối mặt với nguy cơ “lụt” tiến độ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu UBND TP Hà Nội khẩn trương bàn giao mặt bằng sạch cho 9 dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, với Dự án xây dựng cầu Nhật Tân, Phó Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công xong trước tháng 9/2013. Theo đó, UBND TP Hà Nội phải tập trung chỉ đạo các quận, chủ đầu tư tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chế độ chính sách hiện hành, sớm bàn giao mặt bằng; rà soát các quy trình, thủ tục và các chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB) để có biện pháp hành chính cương quyết.
Dự án xây dựng đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội khẩn trương chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác GPMB, kể cả bố trí ngân sách địa phương trong việc xử lý, thu hồi đất của các hộ dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Trong đó, xác định giá đất ở phù hợp với tình hình thực tế, xác định giá đất tái định cư để công khai cho người dân biết; Sớm xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu tái định cư, trong khi chưa xây dựng xong các khu tái định cư thì đề nghị các huyện giao đất trên quy hoạch để các hộ dân yên tâm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng, có chính sách hỗ trợ tạm cư và thưởng tiến độ phù hợp.
Thời hạn bàn giao mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm đã được ấn định.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và không để xảy ratình trạng chây ì làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải “chốt” thời hạn quý II/2013 UBND TP Hà Nội phải dứt điểm bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu thi công Dự án cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (hiện còn 49 hộ dân ở Ninh Hiệp, Gia Lâm và 70 hộ ở Trung Giã, Sóc Sơn), để cán đích thông xe toàn tuyến vào ngày 31/12/2013.
Với Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội và các địa phương tuyến cao tốc đi qua cũng phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Phó Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải bàn giao toàn bộ mặt bằng xong trước ngày 31/12/2013, một số vị trí phải hoàn thành xong trước quý III/2013. Đẩy nhanh các thủ thủ phê duyệt quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực 47 Cát Linh và nút giao Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh.
Video đang HOT
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chốt tiến độ và thời hạn bàn giao mặt bằng cho các các dự án: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Nhà ga hành khách T2-Nội Bài, đường Láng – Hòa Lạc, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội.
Thành phố được lưu ý phải tập trung hoàn thành công tác GPMB các dự án, không để xảy ra tình trạng cố tình, không chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án trọng điểm.
Về phía Bộ GTVT, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ này phải chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong triển khai công tác GPMB; triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ. Đồng thời, tăng cường rà soát điều chỉnh thiết kế kỹ thuật để giảm giá thành công trình; từng bước nâng cao chất lượng các Ban quản lý dự án của ngành theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng khoa học quản trị tiên tiến trong quản lý dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tăng cường công tác nghiệm thu, kiểm tra chất lượng các công trình, dự án, không chỉ ở giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình; nghiên cứu sửa đổi quy định về thiết kế phí cho phù hợp, tránh tình trạng tăng quy mô, chi phí công trình bất hợp lý.
Được biết, do vướng mặt bằng ở đầu tuyến (khu vực Hà Nội) nên Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai mới được Bộ GTVT ra hạn thêm 6 tháng so với kế hoạch tiến độ ban đầu. Hà Nội cũng vừa bị Chính phủ phê bình về sự chậm trễ trong công tác GPMB và bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai trên địa bàn.
Quỳnh Anh
Theo Dantri
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ "lụt" tiến độ
Theo Bộ GTVT, cả 12/12 dự án triển khai tại Thủ đô đối mặt với nguy cơ "lụt" tiến độ, trong đó có 4 dự án ở tình trạng khẩn nguy. Nguyên nhân là do TP Hà Nội chậm trễ bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thực hiện dự án.
12 dự án đều chậm tiến độ
12 dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia mà hiện nay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các đơn vị trực thuộc đang thực hiện chức năng chủ đầu tư bao gồm cả đường bộ, hàng không và đường thủy nội địa là: Dự án cầu Nhật Tân, Dự án đường kết nối Nhật Tân - Nội Bài, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự án xây dựng QL 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, Dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C, Dự án cap tốc Láng - Hòa Lạc, nút giao Quốc lộ 5; Dự án xây dựng Nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài; Dự án đường thủy nội địa (Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc bộ - WB6); Dự án xây dựng đường sắt nội đô tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên (tuyến 1) và tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2).
Ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT - cho biết: "Cả 12 dự án, công trình giao thông trọng điểm đang thực hiện ở Hà Nội đều chậm tiến độ do vướng mặt bằng, hầu hết các dự án làm gần xong mới giải phóng mặt bằng (GPMB). Công tác GPMB chậm trễ nên một số dự án có nguy cơ không hoàn thành đúng kế hoạch đề ra".
Cầu Nhật Tân là một trong dự án khẩn nguy nhất về vấn đề "thiếu" mặt bằng thi công
Theo ông Sanh, nguy cơ "lụt" tiến độ nhất là các dự án sử dụng vốn ODA, sự cấp bách này đang thể hiện tại 4 dự án trọng điểm là cầu Nhật Tân và đường kết nối Nhật Tân - Nội Bài (2 dự án liên quan có trực tiếp với nhau) , cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Dự án đường sắt nội đô tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Cụ thể, Dự án xây dựng cầu Nhật Tân, dự án này có tổng mức đầu tư 7.529 tỷ đồng được điều chỉnh thành 13.626 tỷ đồng (vốn vay JIACA và vốn đối ứng Việt Nam), dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2014.
Phần diện tích vướng mắc trên dự án cầu Nhật Tân là tại nút giao Phú Thượng thuộc gói thầu số 2, còn tồn tại 158 hộ đến nay vẫn chưa bàn giao mặt bằng (trong khi UBND TP Hà Nội cam kết hoàn thành trong tháng 4/2013). Đây là vấn đề vướng mắc lớn nhất và kéo dài của Dự án cầu Nhật Tân. Do chậm trễ trong công tác GPMB nên các gói thầu số 3 (xây dựng đường dẫn phía Đông Anh), gói thầu số 1 (xây dựng cầu chính) của dự án phát sinh chi phí kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng do chậm trễ bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.
Dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư trước đây gần 5.000 tỷ đồng đã được điều chỉnh thành 6.742 tỷ đồng (Vốn ODA của JICA và vốn đối ứng Việt Nam), dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2014. Hiện dự án đang vướng 342 hộ đất thổ cư trên địa phận huyện Sóc Sơn mà Hà Nội hứa sẽ giải phóng và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công trong tháng 6/2013 nhưng đến nay cũng chưa xong. Dự án này đang đối mặt với nguy cơ sẽ không hoàn thành đồng bộ với dự án cầu Nhật Tân vào cuối năm 2014 để kết nối đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Với Dự án xây dựng QL 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên có chiều dài 61,313km qua địa phận TP Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên với Tổng mức đầu tư điều chỉnh 10.004,59 tỷ đồng. Một số tồn tại còn lại về GPMB khu vực Ninh Hiệp - Gia Lâm và Trung Giã - Sóc Sơn đã được Hà Nộicam kết cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2013 nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng sạch để thi công. Đơn vị thực hiện dự án cho rằng Hà Nội phải nhanh chóng giải quyếttheo hướng xem xét phê duyệt phương án hỗ trợ tạm cư; bố trí đủ vốn cho công tác tái định cư để kịp thời chi trả và phục vụ cho công tác GPMB, bàn giao mặt bằng trong tháng 8/2013 thì dự án hoàn thành kịp tiến độ.
Nếu Hà Nội không sớm bàn giao mặt bằng sạch thì các dự án giao thông trọng điểm
sẽ không thể hoàn thành theo kế hoạch và xảy ra nhiều vấn đề hệ lụy
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (BOT), đây là Dự án đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, 6 làn xe, dài 105,5km với tổng mức đầu tư tạm ghi là 24.566 tỷ đồng (nguồn vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư và vốn vay) thực hiện theo hình thức BOT.
Tuy nhiên, hiện việc thi công dự án đang vướng mặt bằng của 17 hộ đất thổ cư thuộc phường Thạch Bàn, 3 hộ đất nông nghiệp (quận Long Biên), 2 công trình kỹ thuật chưa di chuyển là đường điện và đường ống cấp nước sạch, 11 vị trí đường điện trung thế và hạ thế và 5 vị trí đường ống cấp nước và một số đường viễn thông giao cắt với đường cao tốc chưa được di chuyển (huyện Gia Lâm).
Tuyến đường sắt đô thị số 2A đoạn Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05 km với tổng mức đầu tư 8.770 tỷ đồng (vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam), dự kiến hoàn thành chạy thử vào tháng 3/2015 và chạy tàu thương mại vào tháng 6/2013. Dự án đang trong tình trạng khẩn nguy do vướng mặt bằng ở các quận Đống Đa, Hà Đông, chưa có phê duyệt quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực 47 Cát Linh và nút giao thông Cát Linh - Giảng Võ - Giang Văn Minh và các hạ tầng công cộng.
Quá nhiều hệ quả từ việc chậm mặt bằng
Trước tình hình thực hiện các dự án, công trình giao thông trọng điểm nói trên, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến những khó khăn và tồn tại trong GPMB trên địa bàn TP Hà Nội.
"Việc bàn giao mặt bằng sạch chậm trễ gây ra nhiều vấn đề lớn và ảnh hưởng xấu tới dự án. Bởi, thiếu mặt bằng khiến thời gian thi công kéo dài, tiến độ bàn giao bị gián đoạn, chi phí cho tư vấn giám sát tăng, đặc biệt là không thể đưa ra thời hạn cụ thể để khẳng định kết thúc dự án. Với dự án sử dụng vốn vay ODA sẽ ảnh hưởng tới thời gian vay - trả và hiệu quả sử dụng vốn.
Vừa không GPMB được, vừa không có vốn đối ứng thì sẽ không tiếp nhận được vốn ODA, trong khi đó các nhà thầu quốc tế đòi hỗ trợ các chi phí kéo dài thời gian. Mới đây nhất, nhà thầu xây dựng dự án cầu Nhật Tân đã có kiến nghị thanh toán chi phí phát sinh mà nguyên nhân là do thiếu mặt bằng xây dựng khiến họ phải duy trì trên công trường vượt quá thời gian ký kết hợp đồng, Bộ GTVT cũng đã có sự tiếp nhận và cam kết giải quyết vấn đề này của đối tác nước ngoài..." - ông Sanh cho hay.
Ông Trần Xuân Sanh khẳng định, nếu Hà Nội không quyết liệt hơn và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương nhằm sớm giải phóng và bàn giao mặt bằng sạch thì việc tổ chức thi công các dự án thì các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn sẽ rất khó khăn, dự án không thể kết thúc, không thể thông tuyến, chi phí tiếp tục tăng cao và làm giảm hiệu quả khai thác dự án.
Quỳnh Anh
Theo Dantri
Xôn xao chuyện be bờ, làm đường "lấp" hồ Tây Chỉ trong thời gian ngắn, một "con đê" đã hình thành chia cắt mặt nước hồ Tây, gây hồ nghi trong dư luận Nhiều người dân quan tâm đến thiên nhiên, thắng cảnh hồ Tây đã đặt ra câu hỏi về sự "chia cắt" của mặt nước hồ Tây. Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc mà đông đảo bạn đọc...