Hạn chế sự nhiễm độc thai kì bằng thực phẩm
Chứng nhiễm độc thai nghén thường chỉ phát sinh trong thời kì thai nghén, và hay xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì. Nếu không điều trị tốt sẽ có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì cũng gần giống với dấu hiệu ốm nghén. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự, người có thai có thể sợ hoặc thích ăn một món gì đó. Còn nhiễm độc thai nghén có diễn biến khác hẳn.
Tình trạng nhiễm độc có thể ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.
Tỏi, gừng… là những thực phẩm giúp bà bầu hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén.
Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kì thường là phù chân tay, protein niệu (chỉ số protein trong nước tiểu cao) và tăng huyết áp.
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật. Trên thực tế, nhiễm độc thai nghén có nhiều mức độ khác nhau và nếu cẩn thận thì sản phụ có thể tránh được những rủi ro này.
Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, chị em nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của mình. Có một vài loại thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc này.
Hạt vừng đen: Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào
Video đang HOT
Các mối nguy hiểm bức xạ chủ yếu là ảnh hưởng đến não bộ con người và tủy xương, làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Đối với những sản phụ thì sự bức xạ còn gây ảnh hưởng xấu hơn. Vì vậy, các bà bầu nên bổ sung vừng đen trong chế độ ăn uống của mình.
Cà chua: Giảm bớt thiệt hại ở da
Khoa học khảo sát cho thấy rằng lâu, nếu thường xuyên tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua lâu dài thì con người sẽ ít bị bưc xạ, nhiễm độc và tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy rằng lycopene (có nhiều trong cà chua) khi vào cơ thể con người sẽ dập tắt các gốc tự do trên bề mặt da để và tạo thành một rào cản tự nhiên, ngăn chặn có hiệu quả thiệt hại bên ngoài do bức xạ tia cực tím lên da.
Rong biển: Tăng cường chức năng miễn dịch, chống gây đột biến
Rong biển chống bức xạ, chống gây đột biến, chống oxy hóa, selenium. Selen là loại nguyên tố vi lượng quan trọng, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe con người. Thai phụ nên ăn rong biển để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ đột biến ở thai nhi.
Hạt tiêu: Bảo vệ, tránh thiệt hại cho DNA
Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, cà ri, gừng… vừa tốt cho hệ thống miễn dịch, lại còn có thể bảo vệ DNA của tế bào, tránh được các hiện tượng bức xạ, nhiễm độc.
Tuy nhiên, những loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai.
Tỏi: Tăng sức đề kháng
Tỏi là một gia vị nấu ăn không thể thiếu. Selenium và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng tốt hơn so với nhân sâm. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vì vậy, khi mang thai chớ nên từ chối thứ gia vị này.
Đậu xanh: Để giúp cơ thể bài tiết chất độc
Nghiên cứu y tế hiện đại cho thấy đậu xanh có chứa giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa các chất, có thể được hiệu quả chống lại các hình thức khác nhau của ô nhiễm, nhiễm độc, bao gồm cả nhiễm độc thai nghén.
Theo SKDS
Bà bầu thấp thỏm lo sản giật
Liên tiếp các ca sản phụ tử vong thời gian gần đây đã khiến các bà bầu vô cùng lo lắng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các sự cố không mong muốn này là chứng sản giật.
"Lên cơn" bất cứ lúc nào...
Đang lọ mọ chuẩn bị bữa chiều, thai phụ Nguyễn Thị Hồng (Văn Điển, Hà Nội) bỗng "lên cơn" co giật kèm theo các biểu hiện co cứng người, mắt trợn ngược, hàm cứng, miệng sùi bọt mép, cơ thanh quản co lại làm bệnh nhân ngạt thở, toàn thân tím tái rồi khuỵu xuống. May mắn, gần đó không có chướng ngại vật gì và có người nhà phát hiện kịp thời nên đưa đến bệnh viện (BV) cấp cứu.
Sau khi được cấp cứu tại BV 103, các bác sĩ đã tiến hành mổ cứu được cả hai mẹ con. Theo các bác sỹ BV này cho biết, đây là trường hợp sản giật nặng mà thai phụ không biết.
Các sản phụ cần chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe đề phòng chứng sản giật.
Do bồi bổ nhiều, chị Mai Thị Ngọc, Hà Đông, Hà Nội tăng cân vèo vèo trong quá trình mang thai. Mặc dù còn hơn tháng nữa mới đến ngày sinh nhưng chị đã rất ậm ạch, hơi thở nặng nhọc, hai bắp chân thì căng mọng và tím tái. Nghĩ rằng, sản phụ nào cũng có những biểu hiện như vậy, lại thấy mình vẫn trụ được nên chị vẫn yên tâm ở nhà dưỡng thai. Đùng một cái, chị "lên cơn" sản giật trong lúc đang đi vệ sinh. Thấy tiếng động lạ trong nhà vệ sinh, con trai chị đã mở cửa xông vào và hô hào hàng xóm sang đưa mẹ đi BV...
TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ nhiệm bộ môn Phụ sản, BV 103 cho biết, sản giật thường là hậu quả của quá trình nhiễm độc thai nghén hoặc có bệnh tăng huyết áp mà không được điều trị kịp thời. Cụ thể, khi có thai, người mẹ có nhiều thay đổi trong cơ thể về các mặt thần kinh, thể dịch... Đặc biệt, các chất nội tiết tăng lên đột ngột, một số chất đạm ngoại lai từ thai sinh ra làm cho cơ thể người mẹ không thích ứng.
Các hiện tượng dị ứng này có thể xuất hiện sớm trong 3 tháng đầu, làm cho thai phụ có triệu chứng nghén (nôn và tiết nước bọt) nhưng cũng có thể xuất hiện vào tháng thứ 8 trở đi, biểu hiện bằng triệu chứng tăng huyết áp, phù, nước tiểu có albumin. Điều đặc biệt nguy hiểm là, có thai phụ có dấu hiệu, nhưng cũng thai phụ không hề có dấu hiệu gì, chỉ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, và đau đầu, rồi "lên cơn" lúc nào không biết.
Không nên tăng nhiều cân khi mang thai
Cũng theo TS. Minh Tâm, sản giật có thể xuất hiện trước khi sinh hoặc sau khi sinh. Sản giật còn là triệu chứng của các bệnh tăng huyết áp hay do bệnh thận mạn tính bị nặng nên khi có thai, thường gặp trong các trường hợp: Sản phụ còn ít tuổi, sinh con so người lao động nặng, mệt mỏi mà gần đến tháng sinh không được nghỉ ngơi thời tiết quá lạnh, quá nóng đặc biệt khi thời tiết giao mùa thu sang đông, xuân sang hè, các bà bầu càng co nguy cơ cao bị sản giật. Thậm chí, có tới một nửa sản phụ mắc chứng tiền sản giật sẽ chuyển thành chứng sản giật trong khoảng 24 giờ sau khi sinh.
ThS. Nguyễn Thị Thu Phương, BV Phụ sản Hà Nội cho biết thêm, tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp đến nhau thai, khiến thai nhi thiếu dưỡng chất và oxy làm cho thai chậm phát triển. Thường thì những đứa trẻ này sẽ ít cân hơn bình thường.
Còn đối với bà mẹ, nó gây tổn thương gan, thận, chảy máu, co giật, rối loạn tâm thần hoặc gây tử vong cho thai phụ. Tùy vào tuổi thai, và tiền trạng chuyển dạ, nếu không điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn tới phù phổi. Bởi vậy, tùy theo cấp độ nặng nhẹ của sản giật, các bác sĩ sẽ quyết định cách xử trí. Nếu thai nhỏ, bị nhẹ thì sẽ được theo dõi, uống thuốc. Nếu bệnh tăng dần lên trong khi có thai thì phải phá thai sớm để cứu tính mạng người mẹ. Nếu thai gần đủ tháng thì sẽ được chỉ định mổ.
Trước những hậu quả nặng nề của chứng bệnh, các chuyên gia đưa ra lời khuyện: Sản giật cũng có những biểu hiện gần giống như bệnh động kinh (bị co giật, sùi bọt mép...), vì vậy không nên nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Trong trường hợp sản giật xảy ra, xử trí tạm thời bằng cách dùng một que gỗ ngáng qua miệng sản phụ để đề phòng sản phụ cắn vào lưỡi để sản phụ nằm nghiêng đầu về một bên cho đờm dãi chảy ra dễ dàng.
Để phòng bệnh, các sản phụ nên đi khám thai định kỳ, đúng hẹn. Người có bệnh thận, tăng huyết áp từ trước càng phải đến cơ sở y tế theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực. Trong quá trình mang thai, sản phụ không nên hạn chế ăn mặn, đồng thời phải có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tránh tăng cân quá nhiều.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bà bầu bị co thắt trong 3 tháng đầu có nguy hiểm? Trong thời gian mang thai, càng đến cuối thai kì bạn càng phải chịu những cơn đau, co thắt, khó chịu. Tuy nhiên, có một số rắc rối sẽ đến sớm hơn vào quý I của thai kì. Co thắt là một hiện tượng thường gặp khi bạn trải qua quý I trong thai kì. Có khi sự co thắt này nhẹ nhàng...