Hạn chế sử dụng điện thoại di động để giảm nguy cơ mắc u não
Số trường hợp mắc khối u não trong hai thập kỷ qua tăng nhanh và hầu hết các trường hợp được cho là do bức xạ trường điện từ phát ra từ điện thoại di động.
Điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Số người dùng điện thoại di động trên thế giới đang tăng liên tục với mỗi ngày. Điện thoại di động giúp cuộc sống hàng ngày trở nên thuận tiện hơn, tuy nhiên các bức xạ phát ra từ điện thoại di động có hại tới sức khỏe.
Mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và khối u não
Theo các nghiên cứu khác nhau về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động cho thấy khi bạn cầm điện thoại gần tai, 10- 80% bức xạ thâm nhập vào não khoảng 5 cm và thậm chí còn xâm nhập sâu hơn ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp xấu nhất, việc sử dụng điện thoại di động lâu dài thậm chí còn được cho là phá vỡ các tế bào thần kinh não. Việc sử dụng điện thoại di động kéo dài (thời gian gọi) có liên quan đến tăng nguy cơ u não. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ u não tăng gấp đôi ở những người sử dụng điện thoại di động trong hơn 25 năm, và tăng gấp ba lần ở những người bắt đầu sử dụng điện thoại di động trước 20 tuổi.
Tùy thuộc vào số lượng cuộc gọi bạn nhận được trong một ngày, thời lượng và mức độ sử dụng, sử dụng điện thoại di động quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Để điện thoại di động gần người, đặc biệt là khi ngủ, cũng có thể gây ra các vấn đề khác liên quan đến não như đau nửa đầu, trầm cảm, lo lắng và mất ngủ.
Trong báo cáo của Viện khoa học y tế India (AIIMS), Delhi năm ngoái, nguy cơ mắc khối u não tăng 33% ở những người sử dụng điện thoại nhiều hơn 45 phút/ngày, trong 10 năm. Ngoài ra còn có sự gia tăng lớn về số lượng các trường hợp u não ở những người có thói quen để điện thoại dưới gối khi ngủ.
Bức xạ điện thoại không chỉ tác động đến người lớn, mà còn có tác động tiêu cực đến hoạt động của não ở trẻ em, khiến cho các tế bào não dễ bị tổn thương. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), cho biết sử dụng điện thoại di động có thể gây ung thư.
Video đang HOT
Giảm tác hại khi sử dụng điện thoại di động
Sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại di động là một loại bức xạ không ion hóa, phát ra từ ăng-ten điện thoại, các mô trong cơ thể có xu hướng hấp thụ năng lượng sóng vô tuyến. Tác động sinh học của sóng vô tuyến là năng lượng nóng, có thể so sánh với lò vi sóng được sử dụng để làm nóng thực phẩm. Việc tiếp xúc với năng lượng sóng vô tuyến từ điện thoại di động tạo ra nhiệt và gây tổn thương khu vực cơ thể tiếp xúc với điện thoại trong thời gian dài.
Nhóm người có nguy cơ cao
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, nam giới trong độ tuổi sinh sản (vì bức xạ có thể cản trở chất lượng tinh trùng) là những ngườ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ điện thoại. Trẻ em sử dụng điện thoại di động sớm gặp nhều vấn đề về sức khỏe.
Một số biện pháp hạn chế tác hại của bức xạ đối với người dùng:
Giữ điện thoại ở khoảng cách đáng kể khi không sử dụng.
Hạn chế thời gian nói chuyện và sử dụng mỗi ngày.
Chuyển sang chế độ loa ngoài khi nhận cuộc gọi để giảm nguy cơ hư hỏng mô.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng điện thoại di động, và cũng không bao giờ giữ điện thoại di động trên tai của em bé.
Kiểm tra tín hiệu điện thoại di động của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, vì tín hiệu tốt phát ra ít bức xạ hơn.
Sạc điện thoại phát ra bức xạ cao, do đó không nên ở gần điện thoại đang sạc
Khi nói chuyện, hãy thường xuyên chuyển tai để bức xạ được phân bố đồng đều.
Nên nhắn tin nhắn, hạn chế các cuộc gọi điện thoại .
Không để điện thoại di động bên dưới gối khi ngủ.
Và cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng điện thoại di động chỉ là phụ kiện, một công cụ để bạn sử dụng khi cần thiết.
Theo Tiền phong
Cảnh báo chứng bệnh lạ, nguy hiểm khi nghiện điện thoại di động
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một nửa số người trẻ tuổi có thể đang phát triển một đoạn xương dài như sừng vì dùng điện thoại di động và máy tính bảng.
Hai nhà nghiên cứu người Australia rút ra kết luận này khi phân tích kết quả chụp X quang của 218 người trong độ tuổi từ 18 tới 30. Họ phát hiện ra rằng 41% trong số đó đang mọc thêm phần xương tương tự "sừng" ở phía sau hộp sọ, có kích thước từ 10 mm đến 30 mm.
Đây là biến chứng thường gặp ở những người già bị gù lưng hoặc những người phải tải trên mình trọng tải đáng kể.
Một chiếc "sừng" dài 27,8 mm mọc ra phía sau họp sọ của một người đàn ông 28 tuổi. (Ảnh: BBC)
Phát hiện mới làm dấy lên mối lo ngại về việc sử dụng điện thoại di động ngày càng không kiểm soát của giới trẻ và tư thế không chuẩn khi sử dụng các thiết bị thông minh.
Theo tiến sỹ David Shahar, tác giả của nghiên cứu, đó là bằng chứng cho thấy quá trình thoái hóa cơ xương khớp có thể bắt đầu và tiến triển âm thầm từ khi còn nhỏ. Nó đáng báo động vì thông thường, phải mất nhiều năm để phát triển loại "sừng này".
Ông Shahar cho rằng khi sử dụng điện thoại, giới trẻ thường có xu hướng khom người, cúi đầu gây áp lực lên vùng gáy. Việc liên tục nhoài đầu về phía trước dẫn dến trọng lượng bị chuyển từ các xương cột sống trên đầu sang ở các cơ ở phía sau cổ và đầu.
Shahar cho biết ông và đồng nghiệp đang lên kế hoạch để cải thiện thực trạng đáng báo động này. "Vấn đề không hoàn toàn là sừng, mà là dấu hiệu cho thấy chúng ta ngồi dùng điện thoại sai tư thế quá lâu", ông Shahar chia sẻ.
Nguồn: News.co.au/VTC
Có nên uống thuốc chữa đau đầu thường xuyên? Tôi 34 tuổi, hay đau đầu nên đã uống thuốc 4 tháng nay. Xin hỏi bác sĩ tôi có nên uống thuốc chữa đau đầu thường xuyên? Ảnh minh họa Tôi có đi khám bác sĩ và được kê đơn thuốc, uống có hiệu quả nhưng lâu lâu bệnh lại tái phát. Xin hỏi tôi phải dùng thêm thuốc nào hay biện pháp...