Hạn chế quyền cổ đông mùa dịch: Coi chừng phạm luật!
Lấy lý do phòng chống dịch Covid-19 lây lan, một số doanh nghiệp niêm yết thông báo chỉ mời cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên, hoặc “khuyến nghị” cổ đông là cán bộ – nhân viên ủy quyền cho ban lãnh đạo công ty biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)… Theo quy định hiện hành, việc hạn chế quyền cổ đông trong mọi trường hợp đều phạm luật.
Ngày 6/5/2020, CTCP Địa ốc Sài Gòn (SGR) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020.
Trong nghị quyết này nêu rõ: “Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, HĐQT Công ty chỉ mời các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên tham dự đại hội.
Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 2.000 cổ phần nếu có ý kiến đóng góp về các vấn đề chương trình họp gửi thư đến Văn phòng Công ty hoặc gửi email trước ngày 6/6/2020″.
Ngay sau khi thông báo được đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc hạn chế cổ phần tham dự ĐHCĐ của SGR là phạm luật.
Trước phản ứng từ thị trường, ngày 8/5/2020, SGR đã ra nghị quyết HĐQT mới, trong đó nội dung trên được bãi bỏ, thay vào đó là nội dung: “Ủy quyền và giao cho Tổng giám đốc Công ty tiến hành triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật. Chuẩn bị các nội dung, tài liệu phục vụ đại hội và thực hiện các vấn đề khác có liên quan”. Được biết, SGR dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào ngày 10/6/2020.
Video đang HOT
Tương tự, thông báo mới đây của CTCP Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico (TMG) cũng khiến các cổ đông “giật mình”.
Cụ thể, thông báo số 936 ngày 5/5/2020 của Chủ tịch HĐQT Công ty về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020 cho biết: “Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, do tính chất phức tạp của dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp và chưa có thuốc điều trị, để tránh tiếp xúc đông người, Giám đốc Công ty thông báo và đề nghị quý cổ đông là cán bộ, công nhân viên của Công ty thực hiện ủy quyền cho Ban lãnh đạo/đơn vị tham dự đại hội và biểu quyết những nội dung trong chương trình đại hội…”.
Với các cổ đông bên ngoài, TMG cũng “khuyến khích” ủy quyền cho các thành viên HĐQT Công ty biểu quyết trực tiếp tại đại hội.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, một cổ đông của TMG tỏ ra bất ngờ với thông báo trên và cho rằng, quyền tham gia và biểu quyết tại đại hội là quyền cơ bản của cổ đông, nên ông sẽ tham dự trực tiếp, chứ không ủy quyền. Theo thông báo, TMG dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào ngày 27/5/2020.
Ngày 8/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo cho phép thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội và tranh thủ cơ hội này, nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố tổ chức ĐHCĐ. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, ngay cả khi thực hiện giãn cách, doanh nghiệp cũng không nên hạn chế quyền của cổ đông, bởi đây là hành vi trái luật, có thể dẫn tới rủi ro pháp lý.
Trong trường hợp muốn cổ đông ủy quyền, theo luật sư Nguyễn Minh Đức ( Công ty Luật DNAS), trong mẫu ủy quyền, doanh nghiệp cần ghi cụ thể các nội dung ủy quyền để tránh dẫn tới mâu thuẫn, hạn chế rủi ro.
“Bên cạnh đó, mẫu ủy quyền có thể cấu trúc phần ‘câu hỏi khác’ để cổ đông liệt kê các nội dung ủy quyền và đặt câu hỏi. Khi đó, người được ủy quyền chỉ thực hiện chức trách “bỏ phiếu giúp”, tránh được xung đột lợi ích. Tuy vậy, doanh nghiệp nên dời lịch họp muộn hơn hoặc tổ chức đại hội trực tuyến để tạo điều kiện cho mọi cổ đông có thể tham dự, tránh các rủi ro có thể xảy ra”, luật sư Đức khuyến nghị.
Về nguyên tắc, mỗi một cổ phần phổ thông tương ứng với một phiếu biểu quyết, nên đã là cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty thì ít hay nhiều đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ.
Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện triệt để nguyên tắc này.
“Lúc này, vai trò của bộ phận Quan hệ công chúng (IR) là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa các cổ đông với nhau, giữa cổ đông với công ty, giữa cổ đông nhỏ với cổ đông lớn nhằm tránh xung đột có thể xảy ra”, luật sư Đức chia sẻ thêm.
\
Ocean Group (OGC) lên phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ và đề nghị đưa cổ phiếu ra khỏi dạng bị kiểm soát
CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã OGC - sàn HOSE) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh nêu phương án khắc phục ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán viên.
Được biết, ngày 4/5 vừa qua, Ocean Group đã nhận được văn bản của HOSE về việc, mặc dù trong năm 2019, Công ty có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 74,62 tỷ đồng, nhưng vẫn còn các vấn đề ngoài trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây trên báo cáo tài chính kiểm toán và vẫn còn các khoản lỗ lũy kế khoảng 2.843,05 tỷ đồng.
Theo Ocean Group, căn cứ Báo cái tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 đã được kiểm toán, các ý kiến ngoại trừ, nhấn mạnh đều tập trung vào vấn đề liên quan tới khả năng thu hồi công nợ các khoản phải thu, các khoản góp vốn cho các đối tác để triển khai một số dự án đầu tư tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, cũng như khả năng hoạt động liên tục của công ty mẹ OGC và Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ phát triển đầu tư (IOC).
Ocean Group cho biết, so sánh với các ý kiến kiểm toán trên báo cáo tài chính đã được soát xét cho kỳ hoạt động nửa đầu năm 2019 và báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2018 thì ý kiến kiểm toán tại ngày 31/12/2019 đã giảm 1 ý kiến ngoài trừ do được viết chung vào ý kiến ngoại trừ khác. Các nội dung ngoại trừ khác trên báo cáo kiểm toán cơ bản không thay đổi, tuy nhiên, các số liệu về giá trị ngoại trừ đã giảm so với các kỳ trước.
Năm 2019 là sự chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ của ban lãnh đạo Ocean Group. Sau khi tiếp quản từ cuối tháng 6/2019, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2019 - 2024 và Ban Tổng giám đốc Công ty đã nỗ lực để củng cố và phát huy tối đa tiềm lực nội tại, thúc đảy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề mũi nhọn của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 125 tỷ đồng, hoàn thành 227% kế hoạch đã đề ra. Kết quả này có được là từ những đóng góp tích cực của lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm với 2 thương hiệu đã trở thành di sản - Bánh Givral và Kem Tràng Tiền, cùng ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn với thương hiệu Sunrise và Starcity.
Trong năm 2020, Ocean Group sẽ tiếp tục tập trung vào lĩnh vực thế mạnh là sản xuất kinh doanh thực phẩm và chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng. Tập đoàn cũng sẽ đánh giá lại hiệu quả các khoản đầu tư bất động sản, tiếp tục tìm các đối tác chiến lược để thực hiện thoái vốn một số khoản đầu tư chưa hiệu quả tạo nguồn lực cho các dự án trọng tâm.
Với những ý kiến giải trình cùng phương hướng thực hiện trên, Ban lãnh đạo Công ty cũng đề nghị HOSE xem xét, chấp thuận đưa cổ phiếu OGC ra khỏi dạng bị kiểm soát.
Hiện trên thị trường, cổ phiếu PGC đang tạm đứng tại mức giá 3.290 đồng/CP khi chốt phiên giao dịch sáng 8/5, với khối lượng khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị.
Mới đây, Ocean Group đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 1.008,56 tỷ đồng, giảm 21,81% so với kế hoạch chưa điều chỉnh (1.289,85 tỷ đồng), nhưng tăng 45,51% so với mục tiêu lợi nhuận trước điều chỉnh, lên 207,55 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2020, OGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 147,2 tỷ đồng giảm 25,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong kỳ Ocean Group thu về 257 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp hơn 10 lần cùng kỳ, nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 220 tỷ đồng, gấp hơn 34 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Vạn Phát Hưng (VPH): Không chia cổ tức và Ban lãnh đạo không hưởng thù lao năm 2019 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH - HOSE) diễn ra sáng ngày 7/5 đã thông qua tất cả các tờ trình của Ban HĐQT trình lên. Tại Đại hội, Ban lãnh đạo Công ty cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và biến động của thị trường bất động...