Hạn chế nào đối với việc sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng kể từ ngày 1/1/2021?
Từ ngày 1/1/2021, theo quy định của Luật Chứng khoán, sẽ có những hạn chế trong sử dụng vốn và tài sản đối với quỹ đại chúng.
Cụ thể, theo Điều 110, Luật Chứng khoán, kể từ ngày 1/1/2021, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt động như: Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó; Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ; Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ; Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản; Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ; Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào; Các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ đại chúng hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là 30 ngày.
Ngoài ra, cũng theo Luật Chứng khoán, cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng chỉ được vượt mức so với hạn chế đầu tư trong trường hợp như: Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ; Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ; Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản; Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ; Các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đồng thời, việc vượt mức này chỉ do nguyên nhân như: Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ; Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật; Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành; Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ; Quỹ đang trong thời gian giải thể.
Video đang HOT
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về việc vượt mức các hạn chế đầu tư quy định ở trên. Đồng thời, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh vượt mức hạn chế đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư.
Sẽ có thêm chứng quyền chạy theo chỉ số, ETF thay vì cổ phiếu riêng lẻ
HoSE đang nghiên cứu thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của Uỷ ban Chứng khoán.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCKNN chia sẻ về sản phẩm CW.
Mới đây, tại HoSE đã diễn ra lễ tổng kết một năm vận hành sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW). Theo đại diện HoSE, HoSE hoàn thiện hơn khung pháp lý đối với sản phẩm này, đã có dự thảo và báo cáo Ủy ban Chứng khoán về Thông tư 107/2016/TT-BTC.
Để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, Sở đang nghiên cứu mở rộng thêm danh mục chứng khoán cơ sở, hiện đang dựa trên VN30 và cộng thêm một số tiêu chí khác, sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng danh mục, đồng thời có thêm các chứng quyền dựa trên các tài sản khác như chỉ số, ETF, nghiên cứu thêm chứng quyền bán để triển khai theo đúng lộ trình của UBCK.
Ông Hoàng Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, UBCK cho biết, việc đưa sản phẩm CW ra thị trường là đảm bảo đúng lộ trình đa dạng hoá sản phẩm trên TTCK. Đồng thời, đảm bảo vận hành sản phẩm an toàn.
Theo ông Cường, đến nay, đông đảo nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chào đón sản phẩm CW và kiếm được lợi nhuận trên sản phẩm này. Phía tổ chức phát hành đã thu hút được 8 CTCK hàng đầu Việt Nam có năng lực tài chính, quản trị tham gia CW. Sản phẩm CW cũng tạo nguồn thu nhất định cho CTCK và là môi trường thực tiễn để CTCK cải thiện, nâng cao năng lực về quản trị rủi ro.
Về phía cơ quan quản lý, đã có sự vận hành an toàn, từ khâu phát hành đăng ký, lưu ký, niêm yết đến giao dịch và thanh toán CW. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá 2 mục tiêu chính khi ra CW đã hoàn thành tốt.
Cũng theo ông Cường, UBCK đang gấp rút hoàn thiện các văn bản, Nghị định sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2019 trong đó, dự kiến mở rộng danh mục chứng khoán cơ sở, thay vì chỉ dựa trên rổ VN30. Về chứng quyền bán, khi gói thầu của hệ thống mới đưa vào sử dụng, hệ thống vay và cho vay chứng khoán được áp dụng đại trà thì việc triển khai sẽ hoàn toàn khả thi.
Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc CTCK TP.HCM (HSC) cho biết, CW đã hoạt động 1 năm, nhà đầu tư bắt đầu làm quen sản phẩm mới này. Thời gian đầu sản phẩm được nhà đầu tư đón nhận rồi chùng xuống sau đó gặp dịch bệnh. Bây giờ thị trường quay trở lại.
Ông Trịnh Hoài Giang, CEO HSC nêu đề xuất về sản phẩm CW.
"Tôi có niềm tin vận hành CW tốt hơn thời gian tới. Hiện sản phẩm này được nhà đầu tư chấp nhận, đã có khởi đầu suôn sẻ. Đứng về phía nhà phát hành, tôi thấy dần dần hoàn thiện hoạt động liên quan tới CW. Dù thị trường có biến động lớn, giảm mạnh chúng tôi vẫn vận hành tốt sản phẩm này", CEO HSC cho biết.
Ông Giang cũng đề xuất để mở rộng cần có chứng quyền chạy theo chỉ số thay vì cổ phiếu riêng lẻ như hiện nay. Vị này cũng nêu, thủ tục cần giản lược bớt, hồ sơ thủ tục hiện rất dày, khi phát hành ra nhiều chứng quyền trong cùng một lúc thì hồ sơ phát hành gặp trở ngại.
Đồng thời, ông Giang đề xuất thời gian niêm yết nên được thực hiện ngay, tức niêm yết trực tiếp thay vì phải làm IPO như hiện nay. Vị này lý giải, chứng quyền không phải cổ phiếu nên việc IPO là không cần thiết, có giấy phép phát hành là niêm yết ngay, rút ngắn thời gian giao dịch lại, giúp nhà đầu tư liên tục hoạt động giao dịch của mình, CTCK cũng giảm bớt thời gian, công sức theo dõi.
Ngân hàng Việt Á báo lãi quý 2 tăng 110% khi đạt 88 tỷ đồng Ngân hàng Việt Á báo lợi nhuận quý 2 tăng vọt 110% dù gặp trở ngại trong mua bán chứng khoán kinh doanh và kinh doanh ngoại hối giảm. Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với thu nhập lãi thuần 367 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt...