Hạn chế học sinh vi phạm an toàn giao thông – rất cần sự đồng hành của phụ huynh
Tình trạng học sinh, nhất là học sinh THCS và THPT vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở Hà Tĩnh.
Lâu nay, với các hoạt động đổi mới giáo dục, công tác giáo dục pháp luật an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh (HS) các cấp trên phạm vi cả nước đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện.
Công an huyện Hương Sơn tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh. Ảnh tư liệu.
Nhiều hoạt động giáo dục pháp luật ATGT được các trường học triển khai. Ngoài việc tự chủ xây dựng kế hoạch dạy học, tăng cường giảng dạy chính khóa về ATGT thì các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ được cơ quan chuyên môn phối hợp tổ chức và được HS đón nhận tích cực.
Từ đó đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của HS. Phần lớn các em đã nêu cao ý thức trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ, chú ý đến việc xây dựng văn hóa giao thông, tích cực góp phần xây dựng cổng trường “An toàn giao thông”.
Đội CSGT – Trật tự Công an TP Hà Tĩnh phối hợp với giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm giảng dạy trực tuyến Luật Giao thông đường bộ cho học sinh nhà trường. Ảnh: PV
Tuy vậy, tình trạng HS, nhất là ở bậc THCS và THPT vi phạm pháp luật giao thông đường bộ vẫn diễn ra khá phổ biến. Các lỗi thường bị lực lượng chức năng xử phạt là: Điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện bằng một tay, điều khiển xe chạy ngược chiều, chở quá số người quy định. Cá biệt, còn có tình trạng học sinh điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho chính bản thân các em và người tham gia giao thông. Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra để lại hậu quả rất đau lòng mà nạn nhân là HS.
Video đang HOT
Tình trạng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe máy vẫn còn diễn ra.
Trên đường đi làm, tôi tình cờ gặp N.X.H, học sinh lớp 12 ở một trường THPT trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên điều khiển xe máy đến trường, vào nhà dân gần trường để gửi xe. Tôi hỏi: “Tại sao em lại vi phạm khi vừa ký cam kết không điều khiển xe máy đến trường?”. Em đáp: “Dạ! Tại xe đạp điện hết điện, chưa kịp nạp”. Tôi tiếp tục hỏi: “Tại sao em không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy?”. Em hồn nhiên: “Dạ thầy, do em vội quá”. Và khi tôi hỏi: “Ai giao xe cho em đi đến trường? Em có giấy phép lái xe chưa?”. Em trả lời: “Bố mẹ cho em đi, em chưa có giấy phép lái xe!”.
Câu chuyện khiến tôi thêm trăn trở: Tại sao phụ huynh sẵn sàng giao xe máy khi con mình chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, trong lúc, các nội dung này đã được ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh và HS.
Lực lượng CSGT lập biên bản xử lý học sinh điều khiển xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi theo quy định. Ảnh PV
Thiết nghĩ, để giáo dục pháp luật ATGT cho HS một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các em, ngoài sự nỗ lực của nhà trường và các cơ quan, đơn vị liên quan, cần có sự thống nhất nghiêm túc, cao độ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong đó, phụ huynh cần nắm bắt, theo dõi, uốn nắn, hình thành ứng xử văn hóa trong tham gia giao thông cho con mình; đặc biệt, kiên quyết không dung túng cho các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Nam Định: Đẩy mạnh giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh
Ngành giáo dục Nam Định đang tích cực triển khai nhiều mô hình, giải pháp nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh.
Tích cực tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
Sở GD&ĐT Nam Định đã ban hành Kế hoạch 698/KH-SGDĐT ngày 14/5/2021 về việc thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
Việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, kĩ năng trong đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh; khắc phục vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, đặc biệt tại cổng trường học.
Theo đó, 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông. Các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên và học sinh.
Ông Vũ Thế Hưng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hải Hậu cho hay, thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, huyện đã và đang yêu cầu các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kỹ năng của học sinh về chủ đề tham gia giao thông an toàn; chú trọng cung cấp kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh.
Các trường tuyên truyền cho học sinh vào buổi chào cờ đầu tuần; hàng ngày, trước khi tan học, nhắc nhở các em chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông. Đặc biệt, không tụ tập ở lòng đường, không đi xe đạp hàng 3, hàng 4, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
Phụ huynh của Trường Tiểu học Hải Xuân, huyện Hải Hậu để xe theo hàng lối gọn gàng. Ảnh: K.Nguyên.
Đồng thời, đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào sinh hoạt thường xuyên của các đoàn thể. Tiếp tục đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà trường và là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cuối năm của học sinh.
Thành lập ban giáo dục an toàn giao thông trong trường học và các đội/tổ học sinh tự quản an toàn giao thông của trường, của lớp; xây dựng và triển khai chương trình theo mô hình "Từ nhà đến trường và từ trường về nhà an toàn"; phát huy vai trò của "Đội tuyên truyền măng non" tại các trường học dọc các tuyến đường quốc lộ 21, 37, 488C. Tiếp tục triển khai mô hình "Công trường an toàn giao thông", "Tuyến đường giao thông an toàn".
Phát huy vai trò xung kích của thanh niên
Tại huyện Xuân Trường, các đơn vị đang tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực cổng các trường học trên địa bàn.
Theo ghi nhận, vào giờ học sinh ở các trường mầm non và tiểu học xã Xuân Đài tan học, các lực lượng của xã gồm Công an, Đoàn thanh niên có mặt ở khu vực cổng trường để hướng dẫn phụ huynh tới đón con để xe đúng hàng lối, vị trí quy định. Xe phải để trên vỉa hè, không đỗ dưới lòng đường gây ách tắc giao thông. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, ý thức phụ huynh ngày càng nâng cao và tự giác chấp hành.
Lực lượng Công an xã và Đoàn thanh niên xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường đứng hướng dẫn phụ huynh tuân thủ quy định an toàn giao thông tại các khu vực cổng trường học.
An toàn giao thông là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà trường. Ảnh: K.Nguyên.
Vũ Thị Thanh, Đoàn viên thanh niên xã Xuân Đài chia sẻ: "Khi tham gia công tác này khiến cho những thanh niên tình nguyện như chúng em cảm thấy rất vui và phấn khởi. Tuy có những phụ huynh đến đón con, cháu để xe dưới lòng đường nhưng khi được chúng em nhắc nhở và giúp họ dắt xe lên vỉa hè thì mọi người cũng chấp hành theo.
Nhìn xe được xếp ngay ngắn thành hàng trên vỉa hè, cổng trường thông thoáng tạo lối cho các em học sinh đi về không bị ùn tắc giao thông, mọi phương tiện đi lại ổn định khiến ai cũng nở nụ cười vui vẻ".
Thanh cũng cho biết, đây là hoạt động tình nguyện nên mỗi khi bố trí được thời gian, lực lượng thanh niên lại cùng với công an xã hướng dẫn người dân chấp hành luật an toàn giao thông. Hoạt động này được kéo dài từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần. Theo đánh giá của người dân, việc làm này mang ý nghĩa rất nhân văn và thể hiện rõ tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh.
Phòng GD&ĐT Hải Hậu cũng yêu cầu các tổ chuyên môn của các cấp học hàng năm phải tổ chức tập huấn nội dung tuyên truyền tìm hiểu về Luật Giao thông, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn và nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khi tham gia giao thông. Tổ chức sơ kết, tổng kết và biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền và các ngành liên quan tại địa phương triển khai cho học sinh và cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cha mẹ học sinh cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông. Giao cho giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.
Ninh Bình: Xử lí nghiêm học sinh vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường Để tăng cường phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn trường học..., ngành Giáo dục thành phố Ninh Bình đã yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai hàng loạt nhiệm vụ. Học sinh vi phạm luật giao thông sẽ bị xử lý nghiêm (Ảnh minh họa) Theo đó, yêu cầu các trường học tiếp tục tăng...