Hamsterdam game đối kháng với lối chơi đơn giản và đồ họa siêu hài hước
Trong Hamsterdam bạn sẽ vào vai một chú chuột lang trên đường khôi phục hòa bình cho thành phố cùng tên với game đang bị những loài gặm nhấm như chuột bọ quấy phá.
Muse Games đã công bố phát hành trò chơi nhịp điệu Hamsterdam trên PC, máy chơi game và điện thoại di động sau một chiến dịch gây quỹ trên Kickstarter. Trong Hamsterdam bạn sẽ vào vai một chú chuột lang trên đường khôi phục hòa bình cho thành phố cùng tên với game đang bị những loài gặm nhấm như chuột bọ quấy phá. Và bạn phải làm điều đó bằng gì à? Bằng Kungfu chứ gì nữa.
Ở Hamsterdam, bạn vào vai một chú chuột lang Pimm với khả năng ra đòn thế không kém gì Bruce Lee. Mỗi cấp độ của trò chơi là một cuộc chiến chống lại chuột, chồn, thỏ, và nhiều kẻ thù hơn nữa. Ở mức cơ bản nhất, điều này liên quan đến việc gõ theo một nhịp điệu cụ thể để kết hợp thành các bản hit “hoàn hảo”.
Dựa trên các hành động của kẻ thù, bạn có thể trả đòn bằn các hình thức khác nhau. Một kẻ đang sáng lên và bắt đầu thực hiện các hành động thì bạn có thể quẹt để counter lại. Các kẻ thù khác sẽ bắt đầu trả đòn và bạn cần quẹt màn hình đúng theo chỉ dẫn để phòng thủ. Bên cạnh đó với một số kẻ cần phải nhấn và giữ để thực hiện đòn công nặngnhằm mục đích phá bỏ mức phòng thủ của chúng.
Hầu hết các cấp độ trong Hamsterdam chỉ bao gồm các trận đấu. Thỉnh thoảng game sẽ ném vào vài con trùm cho bạn chiến ngay, phần thưởng sẽ là tiến hoặc các loại trang bị khác. Và các màn chơi bonus sẽ bao gồm các trường đoạn đua xe tự động với các kiểu đối thủ khác nhau.
Về cơ bản Hamsterdam là một trò chơi có nhịp điệu nhanh, trong đó bạn đang chạm và vuốt trên màn hình để tấn công kẻ thù. Khi bạn càng tiến sâu vào game, bạn sẽ mở khóa loại tiền trong trò chơi có thể được sử dụng để mua các tùy chỉnh cho chú chuột của mình hơn nữa.
Đồ họa của game đẹp mắt và vô cùng dễ nhìn, rất thích hợp để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Theo Xem Game
Samurai Shodown Reboot: Âm hưởng thời đại trong hơi thở tựa game 26 tuổi đời
Một tựa game gắn chặt với tuổi thơ của tác giả bài viết, cũng là một trong những game đối kháng khác biệt nhất từng được phát triển. Không thể nào bỏ qua mà không đánh giá Samurai Shodown Reboot được.
Samurai Shodown có lẽ là một trong những game đối kháng phổ biến nhất, xuất hiện ở hầu hết các quán game, thậm chí chưa có internet từ sau những năm 2000. Có lẽ, nó chỉ nổi tiếng sau Rồng Đen - Mortal Kombat.
Lấy bối cảnh rất khác biệt, Nhật Bản của thế kỷ 18 khi những thực thể quỷ dữ cổ xưa trỗi dậy, các anh hùng đứng lên chống lại chúng. Một cuộc chiến tàn khốc nổ ra không có hồi kết. Samurai Shodown thực sự mang lại những trải nghiệm khó quên với những cậu bé, cô bé thời đó.
Sau 26 năm tồn tại, thương hiệu này đã có vô số những sản phẩm tiếp theo, chưa kể hàng tá nhân vật mới, nhưng phiên bản gốc 1993 vẫn là phiên bản hay nhất được SNK phát triển. Và chỉ gần đây thôi, bản Reboot của tựa game gốc này thực sự khiến nhiều người không khỏi bồi hồi.
Cho dù đã có rất nhiều nhân vật được xây dựng thêm cho thương hiệu Samurai Shodown thì bản Reboot vẫn giữ lại những nhân vật mang tính biểu tượng của tựa game gốc. Người chơi được phép chọn 1 trong 16 chiến binh và có thể nhiều hơn, phụ thuộc vào các bản mở rộng trong tương lai.
Mỗi nhân vật đều có những điểm khác biệt nhất định, không một nhân vật nào có lối chơi tương tự nhân vật nào. Bạn có thể chọn nhân vật mang tính biểu tượng của dòng game, Haohmaru, tóc tai như Songoku với Ultimate chém 1 cú cực mạnh chiếm tới 1/3 màn hình cho đến nhân vật nữ mới nhất mang tên Darli Dagger, với cây đao "max level to".
Điều đầu tiên có thể nhận thấy ở phiên bản Reboot là nền đồ họa khác biệt hoàn toàn so với phiên bản gốc. Kể cả thiết kế nhân vật cho đến các chiêu thức đều đã được độ lại đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, cái hay nhất, nó vẫn sử dụng kiểu thiết kế 2D hoạt hình cho việc chiến đấu màn hình ngang. Bản gốc như thế nào, bản Reboot hoàn toàn như vậy, chỉ khác đẹp mắt hơn.
Đây cũng là phiên bản Samurai Shodown đầu tiên mà SNK áp dụng Unreal Engine, tạo ra nhân vật 3D nhưng cho chiến đấu trên nền 2D. Tương tự như Street Fighter V, game hiển thị lượng damage gây ra trên thanh máu đối thủ giúp chúng ta biết cách chiến đấu hợp lý.
Cơ chế chiến đấu của Samurai Shodown tương đối đơn giản, giống hệt bản gốc. Nó chỉ bao gồm có 4 kiểu tấn công chính là tấn công nhanh, tấn công thường, tấn công mạnh và sử dụng đấm hoặc đá. Ultimate (kĩ năng cuối) của các nhân vật không quá phức tạp, về cơ bản là dễ với cả người không có nhiều kinh nghiệm.
Bằng cách phối hợp giữa di chuyển và 4 kiểu tấn công trên, kèm với 1 số combo đơn giản để "tung chưởng" hoặc dùng Ultimate, bạn sẽ có vô số cách để gây sát thương nên mục tiêu. Nhưng chính bởi sự đơn giản này, Samurai Shodown lại tạo ra những cái khó khác.
Nếu trong Street Fighter hay Mortal Kombat, bạn thường xuyên thấy người chơi sử dụng các đòn hất đối phương và tung ra một loạt các combo dồn đối thủ liên tục đến không kịp trở tay thì với Samurai Shodown, không thể sử dụng cách tương tự như vậy.
Game có cơ chế hất tung đối thủ tạo lợi thếnhưng không đẩy đối phương vào thế không có cơ hội bấm nút. Nó sẽ có khoảng thời gian cho nhân vật bật dậy chiến đấu trở lại ngay sau đó. Vì vậy, các trận đấu thường mang tính giằng co cao và dựa trên các sơ hở của đối thủ.
2 vấn đề quan trọng nhất của Samurai Shodown là dự đoán đòn tấn công của đối phương và timing (căn thời điểm) sơ hở. Chỉ cần xử lý tốt 2 kĩ năng này, một đòn đánh cũng có thể cướp phăng của đối thủ tới số máu. Đặc biệt với những nhân vật có khả năng chém xa và đau như Haohmaru, 'soái ca mù' Ukyo Tachibana hay 'người nông dân' Genjuro. Điều này tương tự với phiên bản gốc.
Hệ thống này là sự phân chia giữa rủi ro và phần thưởng mà bạn nhận được trong mỗi đòn đánh. Chấp nhận rủi ro lừa đối phương có thể đổi bằng số máu cực lớn, hoặc bạn sẽ phải trả giá ngay lập tức sau đó. Một đòn tấn công nặng tay nếu bị block sẽ tạo ra khoảng thời gian trống để đối phương đáp trả tức thì. Vì vậy, timing gần như là bản lề của Samurai Shodown.
Nakoruru attacks with her hawk, Mamahaha, in "Samurai Shodown." (SNK)
Các cơ chế lăn lộn, block đòn đánh và cả những ultimate đập nát vũ khí của đối phương cũng được giữ nguyên. Nó tạo cho người chơi sự gợi nhớ rất lớn về phiên bản quá khứ. Một thứ không thể mất đi được với những game thủ gắn bó rất lâu với sản phẩm này trước đây. Đó chính là điểm thành công lớn nhất mà tựa game này mang lại.
Như tôi đã nói ở trên, nền tảng đồ họa thay đổi tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho bản Reboot. Nhưng hệ thống âm thanh và nền nhạc vẫn được giữ nguyên như bản gốc. Bạn sẽ cảm thấy vừa có cái gì đó tươi mới, lại vừa có gì đó cũ kĩ phủ bụi. Đôi khi, nó khiến người chơi tự hình dung ra chính bản thân mình của cách đây nhiều năm trước.
Điểm trừ lớn nhất của Samurai Shodown có lẽ đến từ cốt truyện. Ngày trước, nếu chơi tựa game này thì chẳng ai quan tâm lắm đến cốt truyện của nó. Miễn đánh hay, vui là được. Nhưng xét theo bối cảnh hiện tại và cả độ tuổi trải nghiệm sản phẩm, thật tiếc khi game không truyền đạt được những điều như vậy.
Tôi luôn muốn biết thêm các nhân vật này có xuất xứ như thế nào, đặc biệt khi giờ đây game đã sử dụng công nghệ mới. Tôi muốn được chứng kiến những đoạn mở màn thú vị của từng nhân vật, hay cái kết khi nhân vật đó tiêu diệt được tên trùm cuối cùng (Cho dù, để hạ được con trùm cuối còn khó khăn hơn xưa).
Họ nên làm rõ ràng hơn và đáng nhẽ ra họ cần phải làm tốt hơn điều này.
Ngoài ra, Samurai Shodown còn bổ sung 1 chế độ rất thú vị mang tên "Dojo" cho người chơi chiến đấu với máy. Điểm đặc biệt, đây không phải là máy thông thường mà là "máy học" - AI. Con AI này sẽ học lại toàn bộ cách chiến đấu của bạn. Do đó, thực tế là bạn đấu với chính bạn.
Ý tưởng rất tuyệt nhưng cách thể hiện chưa thực sự hấp dẫn. Đôi khi nó đúng là bạn khi có những chiêu thức mà chỉ bạn mới thực hiện như vậy. Đôi khi thì không, nó như 1 con AI khá ngờ nghệch, đòn thế tấn công theo kiểu ngẫu nhiên và chẳng có 1 quy tắc hay tính toán nào. Dù sao, đây vừa là điểm đáng chê, nhưng cũng là điểm đáng khen. Công nghệ AI chắc chắn sẽ sớm khắc phục điều này.
Tóm lại, có thể nói Samurai Shodown Reboot là một phiên bản thành công của SNK. Nó khiến cho những người vốn đã từng gắn bó với tựa game này cảm thấy bồi hồi bởi những chi tiết nhỏ nhặt nhất của sản phẩm được tái hiện trên nền công nghệ mới.
Những trận chiến mà "sai một ly là đi cả dặm", những cuộc đấu mang tính biểu tượng hay cả những Ultimate hoành tráng, không thể lẫn đi đâu. Tất cả hòa trộn tạo ra một thứ gì đó vừa tươi mới, vừa cũ kĩ, vừa khó tả. Một trải nghiệm hoàn toàn xứng đáng sau rất nhiều năm chờ đợi.
Theo Game4V
Sau 26 năm, huyền thoại game đối kháng Samurai Shodown được làm lại với đồ họa lung linh, tuyệt đẹp Bên cạnh những tên tuổi đình đám như Street Fighter hay Mortal Kombat, Samurai Shodown chính là một trong những tựa game đối kháng tuyệt vời nhất. Với những người từng gắn bó tuổi thơ với các hệ máy Arceda (game thùng), Super Nintedo hay PlayStaion 1, cái tên Samurai Shodown chắc chắn sẽ là một kỷ niệm không thể quên. Bên cạnh...