Hamas nêu lý do bất ngờ về yêu cầu ngừng bắn ở Dải Gaza
Phong trào vũ trang Hamas khẳng định, việc đạt thỏa thuận ngừng bắn là cách duy nhất giúp nhóm có đủ thời gian để tìm kiếm thông tin về toàn bộ con tin Israel đang bị giữ ở Dải Gaza.
Times of Israel ngày 11/4 dẫn lời quan chức phụ trách đối ngoại của Hamas Bassem Neim bất ngờ khẳng định, nhóm không thể “thu thập thông tin chính xác” về tình trạng của toàn bộ con tin Israel đang bị giam giữ tại Dải Gaza nếu các bên không đạt được một lệnh ngừng bắn.
Nhiều con tin Israel được cho là đã thiệt mạng trong chiến sự. Ảnh minh họa: GettyImages
“Họ (các con tin) bị giữ ở những nơi khác nhau, bởi những nhóm khác nhau. Một số người đã thiệt mạng dưới đống đổ nát cùng những người dân (Palestine) của chúng tôi (do các cuộc tấn công mà Israel thực hiện)”, ông Neim giải thích thêm.
Trong cuộc đột kích vào Israel hồi tháng 10/2023, Hamas và các nhóm vũ trang người Palestine tại Dải Gaza đã bắt khoảng 240 người rồi đưa họ về Dải Gaza. Nhờ lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần hồi tháng 11/2023, Hamas trả tự do cho hơn 100 phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài.
Theo thống kê của Israel, hiện còn 129 người Israel đang bị giữ ở Dải Gaza. Israel lo ngại hơn 30 con tin có thể đã thiệt mạng. Trong thông điệp phát đi tuần trước, Hamas tuyên bố họ không thể nắm rõ thông tin cụ thể về việc những ai trong số các con tin còn sống hay đã thiệt mạng.
Video đang HOT
Israel và Hamas đang tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp tại thủ đô Cairo của Ai Cập, nhưng chưa thể đi đến thỏa thuận ngừng bắn. Trong khi Hamas muốn chấm dứt hoàn toàn chiến sự, thì Israel khẳng định họ chỉ sẵn sàng tham gia một thỏa thuận ngừng bắn giới hạn.
Tuyên bố mới nhất của Hamas được đưa ra trong bối cảnh các nhà đàm phán quốc tế đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, trong đó Hamas sẽ thả nhóm 40 con tin gồm phụ nữ, người lớn tuổi cùng 5 nữ binh sĩ Israel để đổi lấy hàng trăm người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel.
Tuy nhiên, New York Times dẫn lời một quan chức Hamas thừa nhận họ hiện đang không có đủ 40 con tin trong tay để trao đổi, dấy lên lo ngại số con tin thiệt mạng do giao tranh trên thực tế cao hơn dự báo.
Sau hơn nửa năm giao tranh, các đợt tấn công dữ dội của Israel vào Dải Gaza đã khiến hơn 33.500 người Palestine thiệt mạng, nhiều nhà cửa đổ sập.
Trong diễn biến liên quan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 11/4 ra tuyên bố ghi nhận cam kết của Israel mở thêm các cửa khẩu để cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo vào Gaza, song cũng hối thúc nước này “hành động nhiều hơn nữa” để giúp đỡ dân thường Palestine.
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an cũng nhắc lại “quan ngại sâu sắc” trước “con số thương vong về người trong cuộc xung đột hiện nay, tình hình nhân đạo ngày càng trầm trọng và nguy cơ nạn đói đang cận kề ở Dải Gaza”.
Lính Israel vào hầm ngầm truy tìm thành viên Hamas
Quân đội Israel triển khai lực lượng chiến đấu với các binh sĩ của phong trào Hamas cả trên mặt đất và bên trong những tuyến hầm ngầm chằng chịt ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) hôm nay (6/2) thông báo tiếp tục triển khai binh sĩ chiến đấu với các thành viên phong trào vũ trang Hamas của người Palestine cả trên mặt đất và bên trong các tuyến hầm ngầm ở điểm nóng chiến sự Khan Younis phía Nam Dải Gaza, Times of Israel đưa tin.
Binh sĩ Israel bên trong một đường hầm ở Dải Gaza. Ảnh: WSJ
IDF khẳng định đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục binh sĩ Hamas và bắt giữ 80 thành viên khác, bao gồm những cá nhân mà quân đội Israel cáo buộc có dính líu đến cuộc đột kích của Hamas vào Israel hồi tháng 10/2023 khiến hơn 1.300 người chết.
Hiện chưa rõ IDF kiểm soát được bao nhiêu hầm ngầm, địa đạo ở Dải Gaza. Số liệu ước tính của các quan chức Mỹ cho thấy chỉ khoảng 20-40% đường hầm của Hamas bị vô hiệu hóa kể từ khi chiến sự nổ ra. Một số báo cáo đánh giá Hamas có thể sở hữu đến 500km địa đạo ở Dải Gaza.
Khan Younis là nơi tị nạn của hàng ngàn người Palestine sau khi họ bị buộc phải rời bỏ nhà cửa ở phía Bắc Dải Gaza. Reuters cùng ngày dẫn lời các nhân chứng ở Khan Younis nói rằng, xe tăng Israel đã liên tiếp pháo kích gần bệnh viện Nasser, cơ sở y tế lớn nhất còn hoạt động ở Nam Gaza, gây hỏa hoạn.
Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết, khoảng 8.000 người đã phải sơ tán khỏi trụ sở của tổ chức này trong khuôn viên bệnh viện Khan Younis sau hai tuần bị quân đội Israel bao vây. Hiện bệnh viện chỉ còn 40 người cao tuổi, khoảng 80 bệnh nhân và 100 nhân viên y tế, hành chính.
Trong khi chiến sự chưa hạ nhiệt, các nỗ lực viện trợ nhân đạo cho người Palestine gặp nhiều khó khăn. Tính đến nay, hơn 27.000 người Palestine đã thiệt mạng, hàng chục ngàn người khác bị thương và gần 2 triệu người ở Dải Gaza rơi vào cảnh bần cùng, sinh tồn nhờ viện trợ từ quốc tế.
Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA), có vai trò quan trọng hàng đầu trong phân phối hàng cứu trợ ở Dải Gaza, mới đây cảnh báo họ sẽ dừng hoạt động ngay trong tháng 2/2024 do bị Mỹ và các cường quốc rút tài trợ liên quan đến cáo buộc của Israel về việc 12 nhân viên UNRWA tham gia cùng Hamas trong cuộc đột kích tháng 10/2023.
Theo New York Times, UNRWA nhận khoản tài trợ khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm từ cộng đồng quốc tế. Mỹ đóng góp nhiều nhất, với khoảng 300-400 triệu USD mỗi năm; Đức đứng thứ hai với 202 triệu USD/ năm, tiếp đó là Thụy Điển, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Arab Saudi, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 5/2 thông báo ông đã bổ nhiệm bà Catherine Colonna, cựu Ngoại trưởng Pháp, dẫn đầu một cuộc đánh giá độc lập về các cáo buộc của Israel nhằm vào UNRWA.
Hamas nêu điều kiện ngừng bắn tại Dải Gaza Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 26/1 tuyên bố sẵn sàng thực hiện một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza nếu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết kêu gọi ngừng bắn và phía Israel hưởng ứng. Hamas muốn chấm dứt chiến sự với Israel Tuyên bố của Hamas nêu rõ: "Nếu ICJ đưa ra quyết định về ngừng bắn,...