Hamas đề nghị người dân sinh sống tại Ashkelon (Israel) rời đi
Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn của cánh vũ trang Hamas Abu Ubaida đã đề nghị người dân sinh sống ở thành phố cảng Ashkelon của Israel rời khỏi khu vực này trước 17h (giờ địa phương, tức 21h theo giờ Việt Nam) ngày 10/10.
Tuy nhiên, người phát ngôn này không nêu thông tin chi tiết.
Xe ô tô bị cháy sau cuộc tấn công bằng rocket từ Dải Gaza tại Ashkelon, Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, cho biết đã mời Ngoại trưởng Israel Eli Cohen và người đồng cấp Palestine Riyad Al-Maliki tham gia cuộc họp khẩn của các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra trong ngày 10/10, để thảo luận tình hình ở Israel và khu vực.
Trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), ông Borrell nêu rõ ông đã mời Ngoại trưởng Israel tham dự cuộc họp của các Ngoại trưởng EU, cũng như mời Ngoại trưởng Chính quyền Palestine (PA) Maliki phát biểu tại hội nghị và nêu quan điểm của PA Palestine.
Các Ngoại trưởng EU sẽ họp khẩn ở Muscat, Oman – nơi diễn ra hội nghị giữa các ngoại trưởng EU và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã được lên kế hoạch từ trước. Một số ngoại trưởng sẽ tham dự cuộc họp trực tiếp, trong khi một số ngoại trưởng tham dự cuộc họp qua hình thức trực tuyến. Các Ngoại trưởng EU tiến hành họp khẩn sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas.
Các nước EU đã lên án cuộc tấn công của Hamas vào Israel, song đưa ra quan điểm trái chiều về việc viện trợ cho Palestine. Cụ thể, Pháp và Tây Ban Nha không tán thành việc đình chỉ viện trợ – vốn mang lại lợi ích trực tiếp cho người Palestine. Trong khi đó, Ủy viên phụ trách chính sách mở rộng EU Oliver Varhelyi thông báo khối này đã đình chỉ tất cả các khoản viện trợ phát triển cho Palestine. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định chưa đình chỉ mà chỉ đang xem xét lại viện trợ cho các vùng lãnh thổ Palestine.
Cũng trong ngày 10/10, hãng thông tấn Ritzau của Đan Mạch đưa tin nước này đã tạm đình chỉ viện trợ phát triển cho người dân Palestine.
Lo ngại xung đột leo thang, Chính phủ Hà Lan đã khuyến cáo công dân nước này không đến Bờ Tây bị chiếm đóng. Trước đó, Hà Lan đã khuyến cáo công dân không đến các khu vực của Israel giáp với Dải Gaza, Syria, Liban, Ai Cập.
Cơ quan y tế ở Dải Gaza cho biết ít nhất 700 người Palestine đã thiệt mạng và khoảng 3.900 người bị thương kể từ khi giao tranh bùng phát sáng 7/10. Trong khi đó, phía Israel thông báo hơn 900 người đã thiệt mạng và ít nhất 2.600 người bị thương.
Toàn cảnh ngày đầu tiên leo thang xung đột giữa Israel và Hamas
Sáng 7/10, phong trào Hồi giáo Hamas bất ngờ tấn công nhiều địa điểm của Israel bằng cả rocket lẫn đường bộ và đường không, dẫn tới đòn trả đũa quyết liệt từ Israel.
Xung đột leo thang đã khiến hàng nghìn người thương vong ngay trong ngày đầu tiên.
Video đang HOT
Xe ô tô bị cháy sau cuộc tấn công bằng rocket từ Dải Gaza tại Ashkelon, Israel, ngày 7/10/2023 . Ảnh: AFP/TTXVN
Thời điểm Hamas bắt đầu tấn công
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant, vào 6 giờ 30 phút sáng 7/10 (theo giờ địa phương, tức 3 giờ 30 phút giờ GMT), Hamas bắt đầu tấn công Israel bằng rocket được phóng đi từ nhiều địa điểm ở dải Gaza.
Cùng ngày, một chỉ huy quân sự cấp cao của Hamas, ông Mohammad Deif, xuất hiện trên sóng truyền thanh tuyên bố bắt đầu Chiến dịch Cơn lũ Al-Aqsa (Operation Al-Aqsa Flood), nói đây là "trận chiến vĩ đại nhất nhằm chấm dứt sự chiếm đóng cuối cùng trên Trái đất".
Ông Mohammad Deif kêu gọi người Palestine ở khắp mọi nơi chiến đấu, đồng thời cho biết thêm là đã có 5.000 quả rocket được Hamas phóng đi.
Bối cảnh xảy ra xung đột
Tờ Standard của Anh cho biết xung đột giữa Israel và Hamas diễn ra một ngày sau khi Israel kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh năm 1973 bắt nguồn từ cuộc tấn công bất ngờ của Syria và Ai Cập.
Trong khi đó, theo hãng tin Al Jazeera, xung đột trực tiếp giữa Hamas và Israel diễn ra sau khi hàng nghìn người định cư Palestin những ngày gần đây đã thực hiện các chuyến tham quan đầy khiêu khích đến khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Đông Jerusalem trong dịp lễ Sukkot của người Do Thái.
Cảnh đổ nát sau các vụ không kích của Israel tại Dải Gaza, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguyên nhân của xung đột
Theo hãng tin Reuters ngày 7/10, Hamas tuyên bố cuộc tấn công được thúc đẩy bởi những gì họ nói là các cuộc tấn công leo thang của Israel nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây, Jerusalem và chống lại người Palestine trong các nhà tù của Israel.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant cho rằng Hamas đã phạm phải "sai lầm nghiêm trọng" còn Lực lượng Phòng vệ Israel gọi Hamas là "tổ chức khủng bố", nhấn mạnh Hamas sẽ phải "trả một giá rất đắt" cho cuộc tấn công bất ngờ vào sáng 7/10.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gửi một thông điệp tới người nước này rằng Israel sẽ giành chiến thắng và "đối phương sẽ phải trả một cái giá mà họ chưa từng biết".
Loạt rocket bắn từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phương thức tấn công của Hamas
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 7/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết Hamas đã tiến hành một chiến dịch hỗn hợp, gồm phóng rocket, đưa các phần tử khủng bố thâm nhập vào miền Nam Israel.
Theo hãng tin CNN, một số công dân Israel nói rằng phiến quân cố gắng đột nhập vào nhà của họ.
Ngoài ra còn có thông tin rằng các chiến binh Hamas từ Gaza đã tiến vào Israel bằng cả đường bộ, đường biển và đường không.
Khóc thương người thân thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng tham gia tác chiến cùng Hamas
Nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine cho biết các chiến binh của họ đang tham gia cùng Hamas trong cuộc tấn công.
Trong một bài đăng trên Telegram, người phát ngôn cánh vũ trang của Nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine, ông Abu Hamza cho biết: "Chúng tôi là một phần của trận chiến này, các chiến binh của chúng tôi sát cánh cùng những người anh em của họ trong Lữ đoàn Qassam cho đến khi giành được chiến thắng".
Khói bốc lên từ Dải Gaza sau các cuộc không kích của Israel, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đòn trả đũa của Israel
Ngày 7/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng đất nước ông "đang trong tình trạng chiến tranh" và ông đã quyết định huy động lực lượng dự bị, đồng thời kêu gọi người dân tuân theo các chỉ dẫn an toàn.
Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel, Itamar Ben-Gvir, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trên cả nước sau, đồng thời ra lệnh huy động tất cả các nhân viên cảnh sát tình nguyện và yêu cầu trang bị đầy đủ vũ khí cho tất cả lực lượng an ninh.
Sau khi thông báo tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, hầu hết các ga tàu ở miền Trung và miền Nam Israel đã phải đóng cửa để các lực lượng vũ trang truy kích các tay súng Palestine.
Để đáp trả, Israel đã triển khai "Chiến dịch Những thanh kiếm sắt" (Operation Iron Swords). Cuối giờ sáng 7/10, máy bay chiến đấu của Isarel bắt đầu tấn công các địa điểm ở Gaza.
Tờ The Times of Israel dẫn một nguồn tin quân sự cho biết các máy bay Israel đã thả hơn 16 tấn đạn dược xuống các vị trí của Hamas tại Dải Gaza.
Ngoài ra, theo người phát ngôn quân đội Israel, ông Richard Hecht, chiến sự trên mặt đất đang diễn ra ở một số khu vực xung quanh là người Palestine.
Quân đội Israel cũng đang gọi tái ngũ hàng chục nghìn binh sĩ trong lực lượng dự bị và tổ chức các chuyến tàu đặc biệt để đưa binh sĩ từ miền Bắc vào khu vực chiến sự ở miền Nam.
Binh sĩ Israel triển khai tại Sderot, ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Những nơi diễn ra giao tranh ác liệt
Hãng tin CNN dẫn phát biểu của người phát ngôn quân đội Israel, ông Richard Hecht tại một cuộc họp báo chiều 7/10 cho biết giao tranh đang diễn ra ở những nơi sau: Giao lộ Erez, Nahal Oz, Magen, Kibbutz Beeri, căn cứ quân đội Rehim và Ziikim, Kfar Azz.
Thương vong trong ngày đầu tiên
Hãng tin AP dẫn thông tin từ Bộ Y tế Palestine ở Gaza, có ít nhất 198 người đã thiệt mạng và 1.610 người bị thương khi phía Israel ra đòn trả đũa.
Trong khi đó, Cơ quan Cứu hộ quốc gia Israel cho biết ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương ở Israel sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas. Số thương vong này khiến đây trở thành vụ tấn công đẫm máu nhất ở Israel trong nhiều năm.
Liên minh châu Âu kêu gọi Israel chấm dứt các biện pháp đơn phương EU lên án các cuộc tấn công nhằm vào người Israel, nhấn mạnh EU tôn trọng quyền phòng vệ của quốc gia Trung Đông này, song nhấn mạnh "bất kỳ phản ứng nào cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế." Khói lửa chói loà sau vụ không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 10/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 2/5, Đại diện...