Hamas bỏ rơi Iran
Nhóm vũ trang Hamas tại dải Gaza vừa lên tiếng sẽ không phóng rocket vào lãnh thổ Israel theo yêu cầu của Iran một khi hai nước này xảy ra xung đột.
Ông Salah Bardawil, thành viên của hội đồng chính trị Hamas, cho tờ Guardian (Anh) biết: “Nếu có chiến tranh giữa Israel và Iran, Hamas sẽ không tham chiến. Hamas không phải là thành viên của liên minh quân sự nào trong khu vực. Tôn chỉ của chúng tôi là bảo vệ quyền lợi của mình”.
Trước đây, các nhà phân tích đều đoán định nếu tấn công Iran, Israel không chỉ hứng tên lửa từ Tehran mà còn phải chịu rocket của Hamas phóng từ Gaza và của Hezbollah từ Lebanon. Tuy nhiên, lập trường trên cho thấy giữa Hamas và nhà tài trợ chính Iran đã có rạn nứt.
Ông Bardawil thẳng thừng: “Hamas chưa bao giờ trung thành tuyệt đối với Tehran. Quan hệ giữa Hamas và Iran chỉ dựa trên các lợi ích chung”. Nguyên do, đa phần dân số ở Iran là người Hồi giáo Shia, trong khi ở Gaza là dòng Sunni.
Các thành viên Hamas “biểu diễn” súng phóng rocket ở Gaza. Ảnh: EPA
Video đang HOT
Gần đây, Iran đã rút khoản bảo trợ của Hamas sau khi tổ chức này từ chối hỗ trợ chính quyền Syria trấn áp phe nổi dậy. Theo một viện nghiên cứu ở Gaza, hằng tháng Iran tài trợ cho Hamas khoảng 23 triệu USD.
Tuy Hamas còn các nguồn tài trợ khác từ các nước vùng Vịnh, các phong trào Hồi giáo, từ thiện… nhưng cộng hết lại cũng không bằng 23 triệu USD/ tháng, theo giáo sư Adnan Abu Amer của Đại học Ummah.
Ông Bardawil bác bỏ khoản tiền trên và khẳng định: “Tiền từ Iran rất nhỏ giọt. Khi Israel mới phong tỏa Gaza, tiền bạc khá tốt nhưng 2 năm gần đây đã giảm đi nhiều nhưng nguyên nhân không phải do chuyện Syria”.
Cũng theo giáo sư Abu Amer, Syria đã trở thành quá khứ của Hamas. “Không hẳn là ly dị nhưng tình yêu sẽ không trở lại nữa. Cả hai bên đều hiểu điều đó” – ông Abu Amer ví von.
Ông Abu Amer cho biết Khaled Meshaal, thủ lĩnh lưu vong của Hamas, chính là nhân vật quyền lực số hai ở Syria sau Tổng thống Bashar al-Assad. Các nhân vật cấp cao khác của Hamas đều được biệt đãi ở Syria, trong khi thành viên Hamas được phép mang vũ khí tự do.
Vậy mà sau 11 tháng bạo loạn ở Syria, Hamas chưa hề hé răng, dù là ủng hộ hay phản đối chính quyền Damascus. “Trong nội bộ Hamas xảy ra tranh cãi lớn về việc chính quyền của ông Assad trấn áp người dân” – ông Abu Amer nói.
* Trong khi đó, theo AFP, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân sự Israel Amos Yadlin ngày 6-3 nói rằng Israel hiện “rất gần” tới chỗ đưa ra một quyết định cứng rắn về việc có tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran hay không, đồng thời nhấn mạnh quyết định đó đang nằm trong tay Tổng thống Obama.
Thế nhưng, Tổng thống Obama ngày 6-3 vẫn khẳng định chưa cần đưa ra quyết định về hành động quân sự đối với Iran và cho rằng các cuộc đàm phán mới sẽ nhanh chóng cho thấy sự nghiêm túc của Tehran trong vấn đề giải quyết tình trạng bế tắc hạt nhân.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nhấn mạnh: “Iran đang cảm nhận được tác động đáng kể của các biện pháp trừng phạt. Thế giới thống nhất với nhau còn Iran bị cô lập về chính trị. Và điều tôi đã nói là chúng ta sẽ không để cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Chúng ta đang nghe thấy những thông tin nói rằng họ sẽ quay trở lại bàn đàm phán. Và vì vậy ý nghĩ rằng chúng ta sẽ đưa ra quyết định trong một hay hai tuần hoặc một hay hai tháng tới là không phù hợp với thực tế”.
Ông cũng phê phán sự chỉ trích của các đối thủ phe Cộng hòa về chính sách Iran là “sự hăm dọa ầm ĩ”.
Theo Người lao động
Hamas sẽ thực hiện thỏa thuận hòa giải dân tộc
Bộ Chính trị Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas ngày 22/2 cho rằng thỏa thuận hòa giải với Phong trào Fatah của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cần phải được thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc.
Những người ủng hộ Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas. (Nguồn: depetris.wordpress.com)
Trong một thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc họp cấp cao giữa Thủ lĩnh Hamas Khaled Mashaal và Tổng thống Abbas trong nỗ lực nhằm đưa hai phong trào đối địch của Palestine xích lại gần nhau, ban lãnh đạo Hamas nêu rõ: "Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc những thỏa thuận hòa giải được ký tại Cairo và Doha nhằm chấm dứt sự chia rẽ và thống nhất mặt trận dân tộc."Kể từ khi thuận hòa giải được hai bên ký kết hồi tháng 5/2011 tại Cairo nhằm thành lập một chính phủ lâm thời gồm các nhân vật độc lập để mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp trong vòng một năm, phần lớn những điều khoản vẫn chưa được thực hiện và thời hạn liên tục bị lùi lại.
Hôm 6/2 vừa qua, Tổng thống Abbas và ông Mashaal đã ký một thỏa thuận trao cho ông Abbas quyền lãnh đạo một chính phủ lâm thời chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội trong những tháng tới. Tuy nhiên, thành phần của chính phủ này vẫn chưa được công bố. Trong ngày 22/2, hai ông Abbas và Mashaal gặp lại nhau tại Cairo để bàn về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc./.
Theo TTXVN
"Israel có đủ khả năng lật đổ Hamas ở Dải Gaza" Nhiều tuần sau sau cuộc giao tranh với các tay súng ở Dải Gaza lắng xuống, một sỹ quan quân đội cấp cao giấu tên của Israel ngày 13/11 tuyên bố Tel Aviv đã sẵn sàng và có khả năng lật đổ chính quyền của Phong trào Hồi giáo Hamas đang cai quản vùng lãnh thổ này cho dù Nhà nước Do Thái...