Hầm Thủ Thiêm đã bớt thấm
Khẳng định sau 2 tháng khắc phục, các vị trí và mức độ thấm tại hầm Thủ Thiêm (TP HCM) đã giảm đi rõ rệt, hiện chỉ còn một số vị trí thấm nhẹ, chủ đầu tư cho biết sẽ tiếp tục sửa chữa dứt điểm trong 1 tháng nữa.
Theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị (TP HCM), sau 2 tháng (23/7 – 21/9) sửa chữa, khắc phục tình trạng thấm nước tại hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn), hiện kết quả quan trắc cho thấy, số lượng các vị trí thấm và mức độ thấm đã giảm rõ rệt, chỉ còn một số vị trí thấm nhẹ (dạng vết ẩm).
Các vết thấm xuật hiện trên nốc hầm Thủ Thiêm trước khi được sửa chữa. Ảnh: Hữu Công.
Vì vậy, ngày 2/11 – 2/12, nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) tiếp tục đợt sửa chữa, xử lý các vị trí thấm còn lại. Sau khi hoàn tất đợt sửa chữa, việc quan trắc sẽ được triển khai để đánh giá kết quả và báo cáo Hội đồng nghiệm thu nhà nước.
Do công tác sửa chữa thấm của nhà thầu sẽ tiếp tục triển khai sau ngày 20/11 (một năm sau ngày thông xe hầm Thủ Thiêm), Ban quản lý đã yêu cầu Tư vấn giám sát căn cứ theo điều kiện hợp đồng và tình hình thực tế, đề xuất thời gian kéo dài trách nhiệm bảo hành của nhà thầu và yêu cầu tập trung xử lý triệt để tình trạng thấm theo điều kiện hợp đồng và hướng dẫn của Hội đồng nghiệm thu.
Cũng theo chủ đầu tư, liên quan đến độ bền kết cấu, khả năng chịu lực và tuổi thọ đường hầm, Tư vấn giám sát đã có báo cáo đánh giá tình trạng thấm của đường hầm ngày càng giảm, mức độ thấm hiện nay là rất nhỏ so với tiêu chí kỹ thuật của hợp đồng và khả năng chịu lực, an toàn sử dụng của đường hầm vẫn đảm bảo.
Video đang HOT
Được thông xe từ ngày 20/11/2011 nên chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hầm Thủ Thiêm sẽ hết hạn bảo hành. Ảnh: Hữu Công.
“Tuy nhiên, để đảm bảo đánh giá toàn diện, khách quan, độc lập về vấn đề này, Ban quản lý đang tiến hành thủ tục chọn một đơn vị tư vấn độc lập để khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá tuổi thọ hầm Thủ Thiêm sau quá trình sửa chữa thấm vừa qua, làm cơ sở cho việc triển khai các công tác tiếp theo và báo cáo Hội đồng nghiệm thu nhà nước”, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị cho biết.
Trước đó, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm (TP HCM) xuất hiện nhiều vết ố đen, nhiều vết trám kéo dài ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2. Các vết trám hình xương cá dài từ vài centimet đến vài mét. Ngoài ra, tại những vị trí trám bằng keo này còn có những miếng nhựa màu vàng được gắn vào nóc hầm. Theo một số chuyên gia về xây dựng, việc hầm Thủ Thiêm bị thấm có thể gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ công trình, vì theo thiết kế hầm có tuổi thọ đến 100 năm.
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở GTVT), từ khi đưa đường hầm này được đưa vào sử dụng (11/2011) đã xảy ra 85 lỗi hệ thống thiết bị. Các lỗi này xuất hiện ở hệ thống điện, thông gió, thoát nước và chữa cháy. Ngay cả hệ thống thông tin liên lạc và quan sát đường hầm (CCTV) cũng xảy ra hàng loạt lỗi, trong đó nổi bật là các camera không thể quan sát được hết đường hầm. Nhà thầu đã khắc phục được 80 lỗi, một trong 5 lỗi quan trọng còn lại chưa khắc phục được là các camera vẫn không quan sát rõ 11 vị trí.
Theo Vietbao
TPHCM quy hoạch quảng trường sức chứa 430.000 người
UBND TPHCM vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 quảng trường trung tâm và công viên bờ sông khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó sẽ dành 30 ha đất cho quảng trường và công viên, đủ chỗ cho 430.000 người tham gia các sự kiện diễn ra tại đây.
Cụ thể, quảng trường sẽ có diện tích 20 ha và khu công viên bờ sông liền kề quảng trường rộng 10 ha. Đây sẽ là nơi tập trung các công trình tiêu biểu, cảnh quan cây xanh, điểm nhấn cho khu đô thị này.
Đây sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam, là điểm nhấn của cả khu đô thị Thủ Thiêm hiện đại
Quảng trường trung tâm là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách, bổ sung các khu vực chức năng không thể đáp ứng được trong khu đô thị hiện hữu.
Công ty Defrain Souquet Deso Associes - Pháp (DeSo) được Ban Quản lý Khu đô thị Thủ Thiêm chấp thuận cho thực hiện Hợp đồng tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông.
Theo đơn vị tư vấn này, quảng trường sẽ là nơi tiếp nhận những không gian hiện đại, mang tính biểu tượng cao và thể hiện quyết tâm của chính quyền trong việc bảo lưu, bảo vệ chất lượng môi trường ngay trong lòng trung tâm thành phố. Quảng trường nằm đối diện trung tâm lịch sử của thành phố qua một con sông, đây là điều cực kỳ hiếm có trên thế giới.
Do đó, ý tưởng xây dựng khu vực quảng trường và công viên bờ sông là nước và gió kết hợp với nền đất xốp và ẩm. Quan hệ giữa đô thị và thiên nhiên luôn hiện diện trong mọi vật thể hay đúng hơn là trong giao diện giữa các vật thể. Kiến trúc và không gian mở, luôn hòa quyện với nhau trong khuôn khổ một dự án cộng đồng.
Vị trí quảng trường và công viên bờ sông (khoảng màu xanh) trong khu đô thị Thủ Thiêm
Toàn bộ quảng trường và công viên dọc bờ sông vẫn là một nền đất nung gợi nhớ hình ảnh sân và bệ tháp của dân tộc Chăm. Bóng mát và nước luôn đồng hành, tạo cho trung tâm mới Thủ Thiêm một không khí yên tĩnh và thoáng đạt, đồng thời có chức năng hấp thu nước của sông Sài Gòn ngày càng thường xuyên dâng cao.
Công viên bờ sông được thiết kế như một không gian lớn có thể ngập nước, có cao trình từ 1,5 đến 2,0 mét với nhiều cây cối tự nhiên và đa dạng. Đây sẽ là công viên bách thảo tương lai của TP, có thể được chia thành nhiều đoạn với các dải thực vật khác nhau. Từ phía sông, một rừng sú vẹt tô đậm thêm các thảm thực vật ven bờ bán đảo. Rừng sú vẹt sẽ giữ chặt đất một cách tự nhiên tại khúc quanh của sông.
Nhìn từ trung tâm lịch sử, bờ sông với thảm thực vật phong phú sẽ làm người dân Sài Gòn nhớ đến lịch sử và thiên nhiên nơi con sông uốn khúc này. Những đường đi dạo dạng cầu tàu đưa người đến tận sát bờ sông.
Phối cảnh quảng trường nhìn từ trung tâm hiện tại của TPHCM
Trong thời gian 6 tháng tới, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là Ban quản lý Đầu tư - Xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cùng đơn vị tư vấn sẽ lập đồ án quy hoạch chi tiết. Sau đó, trình Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định và UBND thành phố phê duyệt.
UBND TP cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu quy hoạch giao thông các đường dẫn vào khu đô thị mới Thủ Thiêm với khả năng đáp ứng của các cầu, hầm, giao thông công cộng khi tập trung khoảng trên 500.000 người tại khu vực này.
Theo Dantri
Tiếp tục chống thấm đường hầm sông Sài Gòn Tiếp theo đợt sửa chữa đầu tiên kết thúc ngày 21/9/2012, nhà thầu công trình đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) bắt đầu triển khai sửa chữa, chống thấm đợt 2 cho công trình này từ ngày 2/11/2012 - 2/12/2012. Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao thông - Đô thị thành phố (Ban GT-ĐT), trong phương...