Hàm oan 14 năm, bồi thường 295,6 triệu đồng có thỏa đáng?
Vụ án oan của ông Trương Bá Nhàn, với 1.346 ngày giam cầm, gần 14 năm hàm oan, VKSND TP.HCM bồi thường 295,6 triệu đồng liệu có thỏa đáng?
Ngày 21/1/2015, VKSND TP.HCM đã ra quyết định bồi thường số 34/QĐ – VKS đối với ông Trương Bá Nhàn (SN 1962, ngụ tại huyện Đồng Phú, Bình Phước) với số tiền là 295,6 triệu đồng.
Trong khi đó, tại Điều 4 của quyết định nêu rõ “Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị hại nhận được quyết định…”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Nhàn vẫn chưa hề nhận được số tiền mà VKSND TP.HCM đã quyết định bồi thường.
Quyết định bồi thường cho ông Trương Bá Nhàn của VKSND TP.HCM.
Quá bức xúc, ông Nhàn đã nhiều lần làm đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quết bồi thường. Tuy nhiên, phía tòa án lại làm việc hết sức chậm trễ.
Trao đổi với PV, ông Trương Bá Nhàn cho biết: “Kể từ khi nhận được quyết định bồi thường oan sai, tôi vẫn chưa nhận được số tiền như quyết định đã nêu rõ. Vì thế, nhiều lần, tôi đã lên VKSND TP.HCM để hỏi thăm. Tuy nhiên, họ cứ trả lời là sẽ chuyển khoản sau nhưng từ cuối tháng 1/2015 đến đầu tháng 8 này, tôi vẫn chưa hề nhận được”.
Sau nhiều lần làm đơn khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường, ngày 3/8/2015, Viện KSND TP.HCM mới mời ông Nhàn lên để bàn về chuyện bồi thường. Như vậy, việc VKSND TP.HCM đã ra quyết đình bồi thường từ tháng 1 nhưng đến tháng 8 mới thực hiện liệu có thỏa đáng?
Ông Trương Bá Nhàn.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Trương Bá Nhàn còn bày tỏ: “Ngay từ khi bị bắt tôi đã một mực kêu oan, nhưng không ai nghe tôi nói. Trong khoảng thời gian bị bắt, ngày nào tôi cũng làm đơn nhưng cũng chẳng ai đoái hoài. Đến khi năm lần bảy lượt đưa tôi ra xét xử, tòa án không đủ chứng cứ để buộc tội tôi mới ra quyết định đình chỉ điều tra. Như vậy, kể từ khi tôi bị bắt từ ngày 3/1/2002 đến ngày 8/6/2006, tôi mới được tại ngoại là hơn 4 năm.
Đó là chưa kể việc khi thả tôi ra, VKSND TP.HCM không hề có một công bố xin lỗi chính thức hay bồi thường nào. Để đến khi tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại mới đến đầu năm 2015 này, họ mới chịu giải quyết cho tôi”.
Như vậy, với 1.346 ngày giam cầm, gần 14 năm hàm oan, VKSND TP.HCM bồi thường cho ông Nhàn 295,6 triệu đồng liệu có thỏa đáng? Đó là chưa nói đến chuyện kéo dài thời gian bồi thường khiến ông Nhàn phải chạy đi chạy lại khắp nơi khởi kiện mới được thực hiện.
Ngày 12/12/2001, con gái của bà Hoàng Thị Kim Ái phát hiện bà Ái đã bị giết chết tại nhà riêng trên đường Lạc Long Quân (P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM). Hiện trường trong nhà đồ đạc ngổn ngang. Qua khám nghiệm, cơ quan chức năng xác định, tài sản của bà Ái bị mất khoảng 60-80 triệu đồng cùng với 4-5 lượng vàng SJC. Ngoài ra, cơ quan công an còn thu giữ được một dấu vân tay ở hốc tủ. Kết quả giám định cho thấy dấu vân tay này trùng khớp với dấu vân tay của ông Trương Bá Nhàn (SN 19621, ngụ tại Bình Phước, tạm trú Q.Bình Thạnh, TP.HCM, người con bạn dì của chồng nạn nhân). Ngoài dấu vân tay trùng khớp, số vàng mà cơ quan điều tra thu giữ tại nhà ông gần bằng số vàng mà chồng nạn nhân khai bị mất. Với kết quả tại hiện trường như vậy, ngày 3/1/2002, CQĐT Công an TP.HCM đã bắt giữ ông Nhàn. Đến ngày 18/2/2003, ông Nhàn đã bị VKSND TP HCM truy tố về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Quỳnh Thy – Dương Hạnh
Theo_Người Đưa Tin
Án oan Nguyễn Bá Nhàn: "Những ngày đen tối, không muốn nhớ lại"
Sau hơn 10 năm trên đường đi tìm công lí, ngày 11/8, ông Trương Bá Nhàn sẽ được VKSND TP.HCM chính thức tổ chức buổi xin lỗi, công khai tại UBND quận Bình Thạnh (TPHCM) vì bị khởi tố oan.
Để tìm hiểu hết những nỗi khổ trong ngần ấy năm bị oan khuất, chúng tôi men theo con đường mòn đất đỏ dẫn tới nơi trú ngụ hiện tại của ông Nhàn, nằm sâu trong rừng cao su bạt ngàn sâu hun hút.
Đó là một căn nhà nhỏ mà ông ở cùng vợ chồng người bạn tại xã Tiến Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Lắng nghe lời tâm sự về những ngày tháng bị bắt oan và hành trình đòi lại công lí của Trương Bá Nhàn khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Câu chuyện hàm oan xảy ra hơn 10 năm trước nhưng đến tận bây giờ ông Nhàn vẫn còn xót xa mỗi khi nhớ lại: "Những ngày tháng đó rất đen tối, dù không muốn nhớ lại nhưng nó vẫn nằm trong đầu, khiến tôi mãi không bao giờ quên được".
Theo lời ông, ngày 2/1/2002, trở về nhà sau buổi đi chơi câu cá, ông Nhàn bất ngờ bị khởi tố, bắt giam về tội giết người và cướp tài sản.
Không rõ thực hư như thế nào, chỉ biết được tin vợ của anh họ ông Nhàn đột nhiên bị giết chết tại nhà (đường Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM) do con gái phát hiện sau khi đi học về.
Hiện trường đồ đạc trong nhà ngổn ngang. Sau khám nghiệm, công an thu giữ được dấu vân tay ở hộc tủ. Kết quả giám định cho thấy dấu vân tay này trùng khớp với dấu vân tay của ông Nhàn.
Bên cạnh đó, công an còn phát hiện thêm số vàng mà cơ quan điều tra thu giữ tại nhà ông gần bằng số vàng mà nhà nạn nhân khai bị mất. Bởi những chứng cứ liên quan, ông Nhàn lập tức bị bắt giữ.
Ông Trương Bá Nhàn.
Lí giải về việc này, ông Nhàn cho biết, trước ngày xảy ra chuyện, ông có đến nhà nạn nhân chơi và được nhờ kê lại cái tủ nên còn lưu dấu vân tay ở đó. Số vàng thu ở nhà ông là do mẹ vợ ông bán đất và gửi giữ. Mẹ vợ ông cũng khai vậy.
Ông Nhàn bị bắt giữ trong hơn 1 năm rồi được thả ra để về nhà giải quyết việc niêm phong số tài sản có tại hiện trường và trả lại cho mẹ vợ. Sau đó một ngày, ông được đưa vào trại giam và bị đối xử như tội phạm.
Vì biết con mình mang tội oan, ba mẹ ông Nhàn đã bán hết nhiều tài sản ruộng vườn để giúp ông minh oan. Bên cạnh đó, trong những ngày bị giam, ông được chị gái ruột là Trương Thị Hoàng Oanh (giáo viên - trú tại Quãng Ngãi) bên ngoài viết báo lá đơn kêu oan gửi đến VKSND TP.HCM.
Ngoài ra, chị Oanh còn lặn lội từ Quãng Ngãi vào TP.HCM thăm nuôi, động viên ông về mặt tinh thần. Trong thời gian bị tạm giam, ông Nhàn liên tục kêu oan, mỗi một tuần ông gửi một lá đơn kêu oan cho quản giáo.
Thỉnh thoảng khoảng 6 tháng 1 lần, đại diện viện kiểm sát TP.HCM đến kiểm tra chế độ ăn ở. Ông Nhàn vui mừng vì đây là cơ hội có thể gặp và kêu oan cho mình. Trong suốt thời gian bị tạm giam, ông đã tiếp xúc 6 lần với đại diện VKSND TP.HCM.
Sau 3 lần đưa vụ án của ông ra xét xử tại tòa, nhận thấy vụ án có nhiều tình tiết mâu thuẫn, chưa được làm rõ, tòa đã trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Mãi đến ngày 8/6/2006, sau gần 4 năm ngồi tù oan, ông Nhàn được tại ngoại vì chưa đủ chứng cứ buộc tội ông giết người và cướp tài sản.
Ngày ông ra tù, cơ duyên thế nào khiến ông tìm đến văn phòng Luật sư Trịnh Thanh nhờ giúp đỡ. Trong suốt quá trình này, văn phòng luật sư hỗ trợ miễn phí cho ông, động viên tinh thần, giúp ông giấy tờ thủ tục trên con đường đi tìm công lí để tìm lại danh dự và bồi thường cho gần 4 năm ông bị bắt.
Chưa kịp vui vì đã được minh oan, trở về gia đình vợ tránh không gặp mặt.
Bằng giọng nghẹn ngào ông Nhàn kể: "Khi tôi bị lực lượng chức năng bắt giữ, lúc ấy tôi vừa cưới và vợ tôi đang mang thai ở tháng thứ 6. Phải xa vợ con trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt để rồi lúc gặp nhau cứ như người xa lạ, con không nhận ra bố, vợ không muốn gặp chồng".
Như rơi vào hố sâu tuyệt vọng, ông quyết định rời khỏi nhà, rồi lang bạt khắp nơi kiếm sống. Ông Nhàn lên Đắk Lắk làm thuê, nhưng do mang tiếng đã từng ngồi tù nên khó ai chịu chấp nhận thuê ông làm việc.
Ở Đắk Lắk được 3 năm, ông Nhàn trở lại Bình Phước làm vườn và ở nhờ nhà người bạn thân là anh Nguyễn Văn Thanh. Dù nhỏ và mọi thứ dường như còn thiếu thốn nhưng đây là nơi ông Nhàn trú ngụ hiện tại, là nơi ông tìm thấy được niềm vui, không bị xa lánh vì mang tiếng đã từng ngồi tù, là nơi ông cảm nhận cuộc sống này dường như còn ý nghĩa sau hành trình đen tối đi kêu oan.
QUỲNH THY - HẠ DU
Theo_Người Đưa Tin
Nỗi đau sau 1.346 ngày ngồi tù oan Ngày 19.1, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) TP.HCM đã ký biên bản thỏa thuận bồi thường số tiền 295 triệu đồng do khởi tố oan sai cho ông Trương Bá Nhàn (SN 1962, ngụ thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) trong vụ án giết người - cướp của, gây chấn động dư luận. Sau 1.346 ngày...