Hâm nóng lại những thực phẩm này, nhiều người đang tự mang bệnh vào mình
Thói quen hâm nóng thức ăn thừa tưởng chừng vô hại nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe.
Đặc biệt, một số loại thực phẩm khi được hâm nóng lại nhiều lần có thể sản sinh ra các chất độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận và dạ dày.
Hâm nóng lại cơm gây hại gan, thận, dạ dày
Cơm nguội để lâu trong tủ lạnh có thể sinh sôi vi khuẩn Bacillus cereus. Hâm nóng lại cơm không tiêu diệt được loại vi khuẩn này, gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy đồng thời ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày.
Khi cơm được nấu chín, tinh bột chuyển hóa thành dạng dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi cơm nguội và được hâm nóng lại nhiều lần, tinh bột có thể chuyển hóa ngược lại thành dạng khó tiêu hơn. Điều này làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến dạ dày. Về lâu dài, việc tiêu thụ cơm hâm nóng nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Ăn cơm để lâu trong tủ lạnh đem hâm nóng lại gây hại gan, thận, dạ dày. Ảnh: Shutter Stock
Không nên hâm nóng lại trứng
Trứng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella. Mặc dù quá trình nấu trứng có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, nhưng nếu trứng không được bảo quản đúng cách hoặc hâm nóng không đủ nhiệt độ, vi khuẩn có thể sinh sôi trở lại. Ăn trứng nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Trứng chứa nhiều protein. Khi hâm nóng lại nhiều lần, protein trong trứng có thể bị biến tính, tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến dạ dày.
Hâm nóng thịt gà không tốt cho sức khỏe
Thịt gà là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella và Campylobacter. Mặc dù quá trình nấu thịt gà có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, nhưng nếu thịt không được bảo quản đúng cách hoặc hâm nóng không đủ nhiệt độ, vi khuẩn có thể sinh sôi trở lại.
Ăn thịt gà nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Tương tự như trứng, khi hâm nóng lại nhiều lần, protein trong thịt gà có thể bị biến tính, tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa. Điều này làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến dạ dày.
Không nên hâm nóng lại thịt gà nếu đã để qua đêm. Ảnh: Istock
Không nên hâm nóng lại nấm
Nấm chứa nhiều protein, khi hâm nóng lại nhiều lần, các protein này có thể bị biến tính, tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến dạ dày. Nấm dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Hâm nóng lại nấm không đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn, có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
Nấm chứa nitrat, một chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nấm được nấu chín và để qua đêm hoặc hâm nóng lại, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, một chất có hại cho sức khỏe. Nitrit có thể gây tổn thương tế bào, tăng nguy cơ ung thư và các bệnh về tim mạch.
Không nên hâm nóng lại hải sản
Hải sản rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Hâm nóng lại hải sản không đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn, có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt. Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày.
Một số loại hải sản chứa một lượng chất béo nhất định. Khi hâm nóng lại nhiều lần, chất béo có thể bị oxy hóa, tạo thành các gốc tự do và các sản phẩm phụ có hại cho sức khỏe. Các chất này có thể gây tổn thương tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh mãn tính khác, ảnh hưởng đến gan và thận.
Người bệnh u máu tập luyện thế nào?
U máu xuất hiện ở nhiều vị trí như da, mắt, mũi, tai miệng, gan, thận, phổi... Bệnh có thể gây biến chứng, mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti.
Thực hiện một số bài tập thể chất giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh u máu
- Tập luyện giúp người bệnh u máu giảm các triệu chứng lo âu, tự ti giúp người bệnh tự tin vui vẻ, thư giãn tinh thần, lạc quan hơn.
- Tăng cường chức năng của cơ quan nội tạng như gan thận phổi, lưu thông khí huyết, giúp cho việc trao đổi khí, hấp thu chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải trơn tru, tốt hơn.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp tăng sinh các tế bào miễn dịch tế bào bạch cầu của cơ thể.
Video đang HOT
- Tập luyện vừa sức giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, tăng sinh sản suất hồng cầu, tế bào máu, hồi phục sức khỏe.
- Giảm đau, tăng cường khả năng nghe, nhìn, tăng cường trí nhớ.
U máu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn gây mất thẩm mỹ.
2. Các bài tập tốt cho người bệnh u máu
2.1 Tư thế em bé
Tác dụng: Giảm căng thẳng, giúp người bệnh u máu thư giãn, tăng cường tập trung.
Cách thực hiện:
Cách 1:
Bắt đầu ngồi quỳ, hai đầu gối đặt cạnh nhau, mông ngồi trên gót chân .
Hai tay vươn về phía trước, hạ bụng về phía đùi.
Cách 2:
Bắt đầu ngồi quỳ, ngồi trên gót chân .
Sau đó từ từ tách hai đầu gối sang hai bên, hai ngón chân cái vẫn chạm nhau.
Gập người về phía trước, giữa hai đùi.
Hai tay vươn thẳng qua đầu.
Ở cả hai cách, bạn giữ tư thế trong 30 giây để thư giãn, sau đó trở về tư thế ban đầu, lặp lại từ 5-7 lần.
Tư thế em bé.
2.2 Tư thế sấm sét
Tác dụng: Giúp người bệnh tăng cường sức mạnh xương khớp, tăng cường tạo máu.
Cách thực hiện:
Quỳ xuống sàn, úp mu bàn chân, mở rộng hai gót chân nhưng giữ hai ngón chân cái chạm nhau.
Hạ mông ngồi lên gót chân.
Đặt bàn tay lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên.
Giữ lưng thẳng và mắt nhìn về phía trước, giữ tư thế trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu, lặp lại từ 5-7 lần.
2.3 Tư thế tấm ván
Tác dụng: Tăng cường lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể, giảm đau bụng.
Cách thực hiện:
Từ tư thế bò, duỗi thẳng hai chân ra phía sau, ngón chân chạm đất và nâng gót chân lên.
Trượt 2 gót về phía sau đến khi bạn thấy cơ thể như một khối thống nhất từ đầu đến chân.
Vai và tay là một đường thẳng.
Siết các cơ bụng, kéo hai vai xuống và xa khỏi 2 tai, giữ lưng thẳng và hít thở sâu từ 8-10 nhịp.
Trở về tư thế ban đầu rồi thực hiện lại 5-10 lần.
2.4 Tư thế tam giác
Tác dụng: Tư thế tam giác là một thế đứng để căng các cơ dọc theo vùng eo, tăng cường trao đổi khí ở phổi, làm mạnh 2 chân.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, 2 chân dang rộng, 2 tay ngang vai.
Chân trái giữ nguyên, lùi chân phải ra sau, tầm 2 bước chân.
Mũi chân trái thẳng, chân phải hơi chếch qua một bên.
Sau đó nghiêng người sang trái, hướng về phía chân trái.
Để tay trái thẳng xuống dưới, hướng về mũi chân, ống chân hoặc đầu gối.
Nâng cánh tay phải hướng lên trên, sao cho hai tay là một đường thẳng.
Xoay mắt ngước nhìn lên phía các ngón tay phải và giữ 5-8 giây.
Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại tương tự theo hướng ngược lại.
Tư thế tam giác.
2.5 Thở luân phiên
Tác dụng: Tăng cường chức năng hệ hô hấp, tim mạch.
Cách thực hiện:
Ngồi trong tư thế thoải mái, giữ thẳng lưng và thư giãn vai, nhắm mắt lại.
Sau đó, đặt lòng bàn tay lên đầu gối, nhẹ nhàng bịt lỗ mũi phải bằng ngón tay cái, hít vào bằng lỗ mũi trái và đóng lại, để hơi thở ra qua lỗ mũi phải.
Sau đó hít vào bằng lỗ mũi phải, khép lại để chỉ thở ra bằng bên trái. Lặp lại động tác 5-7 lần.
2.6 Bơi lội
Bơi lội giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông máu đồng thời giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường miễn dịch, làm mạnh các cơ, thư giãn tinh thần, tăng cường chức năng tim phổi. Tuần bơi từ 3-4 lần, mỗi lần 30 phút trở lên.
2.7 Bấm huyệt
- Huyệt túc tam lý
Xác định huyệt: Đầu tiên ngồi trên ghế ở tư thế thoải mái, lòng bàn chân đặt trên mặt đất, cẳng chân ở vị trí vuông 1 góc 90 độ với đùi.
Từ chỗ lõm ngoài của khớp gối đo xuống dưới cẳng chân 3 thốn. Điểm chạm chính là huyệt túc tam lý.
Tác dụng:
Bấm huyệt túc tam lý sẽ giúp cải thiện suy giảm chức năng phổi, tăng cường chức năng thông khí giảm ho, khó thở, nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao tinh thần, giải tỏa lo âu stress.
- Huyệt huyết hải
Xác định huyệt: Cho người bệnh đứng thẳng, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn, sau đó đo ngang từ ngoài vào trong 1 thốn là vị trí huyệt.
Day ấn huyệt huyết hải có tác dụng hành khí huyết thông kinh lạc, chỉ thống giúp lưu thống khí huyết, giảm đau, tăng cường miễn dịch.
Cách bấm: Day ấn 2 huyệt trên từ 10-15 phút ngày 02 lần.
Vị trí huyệt huyết hải trên cơ thể.
3. Bài tập dành cho trẻ em mắc u máu
Massage mặt và đầu: Mẹ massage bằng cách đặt đầu ngón tay trỏ ở giữa trán của trẻ và từ từ vuốt dọc theo đường viền của khuôn mặt về phía cằm. Từ cằm, di chuyển ngón tay về phía má và massage nhẹ nhàng vùng má theo chuyển động tròn. Lặp lại các động tác một vài lần.
Massage lưng: Đặt các đầu ngón tay của mẹ lên lưng của trẻ và massage nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau. Massage từ lưng xuống mông bé, sau đó dần lên vai rồi massage xuống dưới, lặp lại 2-3 lần.
Massage bụng: Mẹ vuốt từ đỉnh bụng ngay dưới xương ngực. Đặt nhẹ nhàng lòng bàn tay của mẹ bên dưới xương ngực và vuốt tròn theo chiều kim đồng hồ khắp bụng, xung quanh rốn. Tiếp tục các chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ.
Bài tập giúp trẻ thư giãn, ăn ngủ tốt hơn, tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ.
4. Những lưu ý dành cho người u máu khi tập luyện
- Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào buổi sáng cơ thể thoải mái tràn năng lượng, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, khi ăn quá no, khi đói bụng, tránh tập ban đêm khiến bạn mất ngủ, thời gian 20 phút đến 40 phút một ngày.
Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, đang chảy máu, sốt, không tập luyện nên nghỉ ngơi tránh cơ thể mệt mỏi, triệu chứng bệnh nặng thêm. Khi tập luyện cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
- Cách tập không gây hại sức khỏe:
Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập vừa sức phù hợp với thể lực của bạn
Tập trong môi trường thông thoáng, ăn mặc rộng rãi, thoáng mát.
Lắng nghe cơ thể. Khi triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, hoa mắt thì dừng lại.
Ngủ đủ giấc, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, E, khoáng chất Zn, Fe, tránh xa chất kích thích, đồ ăn ôi thiu.
6 dưỡng chất người mắc đái tháo đường cần bổ sung Đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh và giới trẻ cũng mắc nhiều hơn với các biến chứng nặng nề ở tim mạch, thận, mắt, thần kinh... Bệnh đái tháo đường trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Thế nào là mắc đái tháo đường? Đái tháo đường (hay còn gọi tiểu đường) là thuật ngữ...