Hầm ngầm bảo vệ Trump trong khủng hoảng
Khi người biểu tình phản đối cái chết của George Floyd tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, Mật vụ quyết định đưa Trump xuống hầm ngầm.
Hầm ngầm có tên gọi Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC) là cấu trúc bên dưới Cánh Đông của Nhà Trắng, đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn và trung tâm liên lạc cho Tổng thống Mỹ cùng những yếu nhân khác trong trường hợp khẩn cấp.
Hầm trú ẩn được xây dựng thời Thế chiến II để bảo vệ Tổng thống Franklin D. Roosevelt, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công trên không vào thủ đô Washington. PEOC được lực lượng an ninh giám sát 24/7.
Dưới thời Bush, Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney được đưa đến hầm trú ẩn khi vụ khủng bố 11/9/2001 diễn ra. Chính quyền lo sợ một trong những chiếc máy bay bị không tặc al-Qaeda kiểm soát đang lao về Nhà Trắng. Tổng thống George W. Bush, người không có mặt ở Nhà Trắng cho đến buổi tối, cũng được đưa đến đây sau khi trở về từ Florida.
Tổng thống George W. Bush (thứ hai từ trái sang, hàng phía sau) họp với Hội đồng An ninh Quốc gia tại PEOC ngày 11/9/2001. Ảnh: U.S. National Archives.
Trong hồi ký của đệ nhất phu nhân Laura Bush, bà kể lại về ngày thảm kịch. “Tôi được vội vã đưa xuống cầu thang, đi qua hai cánh cửa thép lớn, đóng lại sau lưng tôi với một tiếng “két” lớn và vào một không gian kín gió. Giờ tôi đang ở một trong những hành lang ngầm chưa hoàn thiện bên dưới Nhà Trắng, hướng đến PEOC. Chúng tôi đi dọc theo sàn gạch cũ với những đường ống trên trần nhà và các loại thiết bị cơ khí”, bà viết.
“Tôi được dẫn vào phòng hội nghị sát trung tâm đầu não của PEOC. Đó là một căn phòng nhỏ với một chiếc bàn lớn. Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice, Cố vấn cho Tổng thống Karen Hughes, Phó Chánh văn phòng Josh Bolten, cùng vợ chồng Dick và Lynne Cheney đã ở đó từ sáng. Lynne, người mà các đặc vụ đã đưa đến Nhà Trắng ngay sau cuộc tấn công đầu tiên, ôm chầm lấy tôi. Rồi cô ấy khẽ nói vào tai tôi: “Chiếc máy bay lao vào Lầu Năm Góc ban đầu bay vòng quanh Nhà Trắng”.
Video đang HOT
Đệ nhất phu nhân sau đó rời khỏi PEOC nhưng lại được đưa xuống hầm ngầm vào buổi đêm. “Cuối cùng chúng tôi cũng về lại phòng ngủ của mình vào đêm đó, kiệt sức và quá stress. Bên ngoài cửa, mật vụ đứng canh ở vị trí thông thường. Tôi ngủ chập chờn, không sâu giấc, tôi có thể cảm thấy George ngồi bên cạnh tôi, nhìn chằm chằm vào bóng tối. Sau đó, một người hét lên khi chạy về phía phòng: ‘Ngài Tổng thống, ông phải dậy ngay. Nhà Trắng sắp bị tấn công”, bà viết.
Vợ chồng Tổng thống Bush cùng ba thú cưng vội vàng xuống PEOC, bà Laura còn không kịp đeo kính. Ông Bush muốn đi thang máy nhưng các đặc vụ cho rằng làm vậy không an toàn nên họ phải đi bộ xuống nhiều cầu thang. “Tôi nắm tay George vì tôi không thể nhìn thấy gì. Tim tôi đập thình thịch, tất cả những gì tôi có thể làm là đếm trong đầu còn bao nhiêu tầng chúng tôi phải xuống nữa. Khi chúng tôi vào PEOC, một trung sĩ đang mở một chiếc giường gấp và trải ga”, bà kể. Cuối cùng, đây là một báo động sai, Nhà Trắng an toàn trong vụ khủng bố.
Các phụ tá của Bush, đặc biệt là Phó Tổng thống Dick Cheney, nhận thấy PEOC chưa được chuẩn bị đủ để vận hành trong một cuộc khủng hoảng diễn ra dồn dập. Cheney không thể tiếp cận các nhân viên chủ chốt, thậm chí còn không có đường dây điện thoại nối hầm ngầm và Phòng Tình huống. TV không thể vừa họp video, vừa phát tiếng từ các bản tin truyền hình. Cơ sở không có các hệ thống cần thiết để truyền bài phát biểu của Tổng thống hoặc Phó Tổng thống. Có thời điểm lượng CO2 tăng lên trong hầm vì nó chỉ được chế tạo để chứa số lượng nhỏ người trong môi trường kín.
Sau vụ khủng bố 11/9, PEOC được nâng cấp mạnh mẽ với hệ thống thông tin liên lạc mới và cải tiến hệ thống không khí, nhằm đảm bảo duy trì liên lạc của Tổng thống với mạng lưới chỉ huy và kiểm soát bên ngoài.
Nhà báo Mỹ Garrett Graff mô tả trong cuốn sách “Raven Rock” (về các kế hoạch của chính phủ Mỹ đối phó trong kịch bản bị tấn công thảm khốc) xuất bản năm 2017 rằng PEOC có một phòng điều hành và liên lạc rộng khoảng 56 m2, một khu vực họp nhỏ và một phòng chỉ huy to gồm các màn hình lớn và một bàn hội nghị có thể chứa 16 người. NYTimes viết rằng sau vụ khủng bố 11/9, nó được củng cố để chống chịu sức công phá nếu một máy bay chở khách đâm vào biệt thự bên trên.
Tổng thống Trump tại bãi cỏ Nhà Trắng ngày 30/5. Ảnh: Reuters.
Năm 2010, một phần Bãi cỏ phía Bắc của Nhà Trắng, liền kề với Cánh Tây, được đào lên, các rào chắn được dựng lên xung quanh để che chắn dự án xây dựng kéo dài 4 năm trị giá 375 triệu USD. Truyền thông đồn đoán rằng chính quyền Obama xây dựng một “siêu hầm ngầm” mới, với hệ thống liên lạc, máy tính và thông khí tối tân để cho phép Tổng thống và phụ tá hoạt động trong thời gian dài nếu khủng hoảng xảy ra. Nhà báo Ronald Kessler viết trong một cuốn sách rằng hầm ngầm này “gồm ít nhất 5 tầng, có thể chứa toàn bộ nhân viên Cánh Tây trong kịch bản bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Tuy nhiên, Cơ quan Dịch vụ Công, bên phụ trách dự án, bác bỏ thông tin này, nói rằng đây đơn giản là công trình để thay thế hệ thống đường ống nước, dây điện, nâng cấp thiết bị sưởi, điều hòa và phòng cháy.
Quyết định đưa Trump xuống hầm hôm 29/5 được đưa ra khi những người biểu tình đối đầu với các nhân viên mật vụ bên ngoài Nhà Trắng suốt nhiều giờ. Họ la hét, ném chai nước và đồ vật vào mật vụ và cố vượt qua hàng rào kim loại. Hiện không rõ yếu tố nào khiến mật vụ đưa Trump xuống hầm. Nhà Trắng từ chối bình luận về thủ tục an ninh.
Một nguồn tin hành pháp giấu tên cho biết Đệ nhất phu nhân Melania và cậu út Barron cũng được đưa xuống cùng Trump. “Nếu tình hình ở Nhà Trắng được nâng lên mức báo động đỏ và Tổng thống được đưa tới PEOC, Đệ nhất phu nhân Melania, Barron Trump và bất cứ thành viên nào của gia đình Tổng thống cũng sẽ được chuyển tới đó”, nguồn tin cho biết.
Trung Mỹ liên tục leo thang "cuộc chiến" truyền thông và ngoại giao
Bắc Kinh thu hồi giấy phép làm việc của các trợ lý Trung Quốc làm việc cho các tổ chức truyền thông Mỹ, theo tờ SCMP.
Bắc Kinh đã gia tăng căng thẳng ngoại giao của mình với Hoa Kỳ bằng cách thu hồi giấy phép của các công dân Trung Quốc làm việc như các nhà nghiên cứu và trợ lý tại các tổ chức truyền thông Mỹ tại nước này, tờ SCMP cho hay.
Khi được hỏi về việc thu hồi giấy phép, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Geng Shuang cho biết hôm thứ Năm rằng các cơ quan hữu quan sẽ quản lý công dân Trung Quốc làm việc cho truyền thông nước ngoài, theo luật pháp và quy định.
Các nguồn thạo tin nói rằng hai trợ lý tin tức Trung Quốc tại Thời báo New York và một người tại Nhật báo Phố Wall đã bị Cơ quan về các phái đoàn ngoại giao Bắc Kinh cho biết hôm thứ Tư rằng giấy phép làm việc của họ đã bị thu hồi. Giấy phép của một trợ lý tin tức Trung Quốc khác, tại Đài truyền hình Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, cũng bị thu hồi hôm thứ Tư, một nguồn tin cho biết.
Nhiều tờ báo lớn của Mỹ đã vấp phải các hành động cứng rắn của Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Cơ quan trên, liên kết với bộ ngoại giao, chưa trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trong khi công dân Trung Quốc không được phép làm phóng viên cho các tổ chức truyền thông nước ngoài, họ có thể làm việc như các nhà nghiên cứu, trợ lý và thư ký tiếng Trung Quốc và được sư cho phép của cơ quan trên.
"Đồng thuận" lớn nhất Mỹ-Trung về COVID-19: Tác dụng ngược tới giải quyết khủng hoảng?
Theo SCMP, đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh trong cuộc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố thu hồi thẻ hành nghề nhà báo của các nhà báo Mỹ từ Thời báo New York, Nhật báo Phố Wall và Bưu điện Washington, yêu cầu họ trả lại thẻ trong vòng 10 ngày và trục xuất họ khỏi đất nước. Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ yêu cầu ba tờ báo trên, cùng với VOA và tờ Time tuyên bố thông tin về nhân viên và hoạt động của họ ở Trung Quốc.
Động thái này diễn ra sau khi Washington coi năm cơ quan truyền thông của Trung Quốc tại Mỹ là các cơ quan ngoại giao và đặt ra các hạn chế đối với số lượng công dân Trung Quốc mà họ có thể tuyển dụng ở Mỹ.
Tháng trước, Bắc Kinh đã thu hồi thẻ hành nghề của ba phóng viên khác của Nhật báo Phố Wall vì 1 bài viết Trung Quốc cho rằng có phân biệt chủng tộc.
An Bình
Trung Quốc giáng thêm đòn trả đũa Mỹ Bắc Kinh đã thu hồi giấy phép của công dân Trung Quốc làm việc trong vai trò nghiên cứu và trợ lý tại các tổ chức truyền thông Mỹ tại Trung Quốc. Ngày 19/3, khi được hỏi về việc thu hồi giấy phép, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng cho biết các cơ quan hữu quan sẽ quản lý công dân...