HAM MŨ BẢO HIỂM RẺ, HẠI THÂN: Hàng dỏm đầy đường
Nhiều người chuộng mũ bảo hiểm dỏm xuất phát từ tâm lý sợ mất và tiếc tiền, còn việc chúng có thể làm giảm tử vong hoặc hạn chế dị tật do chấn thương sọ não gây ra mỗi khi bị tai nạn dường như không được quan tâm
“Ở quê tôi, những loại mũ bảo hiểm (MBH) mẫu mã đẹp, rẻ tiền được bán nhiều ngoài đường. Người dân mua chỉ để đối phó khi gặp CSGT chứ mua loại đắt tiền rất phí, nếu lỡ bị mất cắp thì cũng không tiếc!”. Lời bộc bạch của chị Bình (ngụ Long An) đang nuôi em trai bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông tại Bệnh viện Chợ Rẫy – TPHCM không phải là cá biệt.
Thượng vàng hạ cám
Đường Điện Biên Phủ từ vòng xoay Điện Biên Phủ – Nguyễn Bỉnh Khiêm đến cầu Sài Gòn có gần 20 điểm bán MBH, chủ yếu bày bán trên vỉa hè, buổi chiều và tối tấp nập, rôm rả hơn hẳn. Nhiều chỗ treo bảng giá 25.000 đồng/cái.
Mũ bảo hiểm thời trang được bày bán trên khắp các tuyến đường ở TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Chúng tôi ghé một tiệm bán MBH ngay dưới chân cầu Văn Thánh 2. Trong tiệm treo đầy các loại MBH, có thương hiệu lẫn không thương hiệu, giá bán dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Hầu hết MBH đều có dán tem CR, tuy nhiên kích cỡ và độ sắc nét của tem rất khác nhau. Một số mũ chỉ dán nơi sản xuất, hoàn toàn không có tem CR, đặc biệt là loại mũ cối rằn ri như mũ lính.
Chúng tôi hỏi loại mũ nào rẻ nhất thì ông chủ với tay lấy một MBH bị bụi bám dày, bề ngoài nhìn như mũ lưỡi trai, bên trong chỉ có một lớp vải mềm và hoàn toàn không có lớp mút. Trên mũ chỉ thấy một tem nhỏ ghi chữ “thailan”. Ông chủ tiệm chỉ vào cái tem này, phẩy tay bảo: “Ôi, mũ dỏm đó! Được cái nó gọn, nhẹ, đội để đối phó CSGT là chính!”.
Tương tự, tiệm MBH kế bên cũng bán vô số loại thượng vàng hạ cám. Trong tiệm này, MBH treo đầy trên vách, bày tràn lan dưới nền nhà. Nhiều nhất là loại mũ vẽ hình chuột Mickey, những con vật ngộ nghĩnh và những loại trông rất giống mũ lưỡi trai nhưng được “làm duyên” bằng lớp vải nhung, có gắn nơ bên ngoài.
Loại mũ này hoàn toàn không dán tem CR nhưng lại được nhiều quý cô ưa chuộng. Thấy chúng tôi không đồng ý mua MBH không có tem CR, dù giá chỉ 60.000 đồng thì chủ tiệm cười lớn: “Mấy cái tem này toàn tem dỏm, người ta mua về dán lên đó em ơi”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại tem dỏm này được bán sỉ, muốn mua bao nhiêu cũng có.
Chúng tôi tiếp tục ghé một chỗ bày bán MBH trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ. Bà chủ cho biết loại bán chạy nhất là MBH thời trang và những loại giá rẻ, dao động từ 60.000 đồng – 120.000 đồng/cái. Những chiếc MBH này, theo lời bà chủ là sản phẩm của những cơ sở sản xuất chui đến bỏ mối. Cầm cái mũ lên, chúng tôi nhận thấy vành nổi gờ sắc cạnh, mùi nhựa dỏm, mùi sơn bốc lên hôi nồng.
Video đang HOT
Bà chủ bảo: “Những loại MBH đắt tiền, có thương hiệu bán rất chậm. Hầu như người ta chỉ mua MBH rẻ, trang trí đẹp, còn người biết xài thì ít lắm nên tôi chỉ lấy về vài cái tốt rồi cất kỹ phía trong, khi nào có khách hỏi mới lấy ra”.
Việc buôn bán MBH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, gần chợ Hòa Hưng diễn ra khá tấp nập. Chiếm phần nhiều vẫn là những chiếc MBH mỏng tang, nhẹ hều. Người bán “dụ dỗ” chúng tôi mua MBH tốt bằng cách chê ỏng chê eo chiếc MBH dỏm: “Cái này chỉ cần cầm lên bỏ xuống đất là nó bể nát rồi.
Cô nên mua MBH tốt, có thương hiệu, tôi bán giá chỉ bằng phân nửa so với giá gốc, mua chi mấy cái mũ dỏm này”. Cầm MBH được ông chủ đưa cho, chúng tôi thấy lớp vải phía trong bị sờn, chứng tỏ nó đã được dùng qua. Gian hàng kế bên đông khách hơn nhưng chúng tôi chỉ thấy người mua lựa chiếc MBH đẹp, nhìn “hợp nhãn”, giá không quá 100.000 đồng/cái, tuyệt nhiên không ai săm soi tem CR.
Đội chỉ để đối phó… CSGT
Phần lớn người dân chuộng MBH giá rẻ xuất phát từ tâm lý sợ mất và tiếc tiền, còn việc chúng có thể làm giảm tử vong hoặc hạn chế dị tật do chấn thương sọ não gây ra mỗi khi bị tai nạn giao thông dường như không được quan tâm lắm. Ông Nguyễn Văn Tâm, chạy xe ôm góc đường D2 – D5, mua 2 MBH giá 30.000 đồng/cái. Ông Tâm cho biết: “Tôi chạy xe ôm thì làm gì có tiền mua 2 cái mũ xịn.
Vả lại, mua mũ xịn dễ mất nên tôi mua mũ dỏm, có mất cũng không tiếc lắm”. Vợ và con gái ông Tâm cũng xài MBH giá 30.000 đồng/cái. Ông cũng không có ý định dành dụm tiền mua MBH xịn mặc dù biết sự nguy hiểm trong trường hợp gặp tai nạn. “Tôi mua MBH dỏm mà còn mất lên mất xuống thì làm sao dám mua MBH xịn mà xài, thôi thà mình xài mũ dỏm rồi chạy xe cẩn thận hơn” – ông Tâm cho biết.
Lo về vấn đề làm sao để nhìn “thời trang” hơn nên Trần Thanh Ngân, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM, cho biết chỉ mua MBH đẹp, nhìn “có phong cách” chứ không quan tâm đến chuyện MBH kém chất lượng, có tem CR hay không.
Ưu tiên số một của Ngân là loại MBH thời trang: “Đội mấy cái mũ to đùng nhức đầu lắm, lại hầm hố, ra đường bị tụi bạn cười chết. Mình đi xe cũng cẩn thận, không gặp tai nạn lớn bao giờ, cùng lắm là trầy chân tay nên cũng không cần mua MBH tốt làm gì”. Bởi vậy, mặc dù Ngân có 2 chiếc MBH nhưng không cái nào là hàng tốt.
Còn Trần Ngọc Sương, công nhân may giày da ở KCN Pou Yuen, bảo rằng chị chỉ lo đi làm rồi tăng ca, rất ít khi đi ra ngoài. Vả lại thời buổi xăng tăng giá nên chị Sương cũng không dám đi nhiều, vậy nên chỉ cần một MBH tàm tạm là được.
“Trong trường hợp có mất MBH thì mình bỏ ra 30.000 đồng mua lại cái mới, chứ mất cái MBH mấy trăm ngàn đồng chắc ngồi đó mà tiếc đứt ruột”- chị Sương nói. Bạn bè chị cũng không ai quan tâm đến chuyện chất lượng MBH, chủ yếu có cái mũ đội lên đầu mỗi khi ra đường để không bị CSGT thổi phạt là được!
Mũ bảo hiểm 18.000 đồng
Trên địa bàn TPHCM hiện có rất nhiều cơ sở sản xuất MBH dạng gia đình, sản phẩm làm ra không ai kiểm định chất lượng. Ngày 25-4, trong vai người đi lấy MBH để đưa về Nghệ An bán, chúng tôi được một phụ nữ tên Hồng giới thiệu đến nhà con trai bà ở sau Công viên Phú Lâm (quận 6), nơi chuyên bỏ mối sỉ MBH.
Với một gáo nhựa, một dây đeo và mút xốp, sau khi ghép lại, các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm mua thêm một con tem 2.000 đồng dán lên rồi tung ra bán. Ảnh: PHẠM DŨNG
Theo Người Lao Động
Quần áo sida: Cẩn thận rước họa vào thân
"Cũ người mới ta" nhiều chị em đã nghiện thói quen săn hàng sida
Đến hẹn lại lên, vào cận tết, nhiều bạn trẻ lại náo nhiệt rủ nhau đi săn hàng sida bởi giá rẻ lại lắm mẫu mã. Nhưng ít người biết rằng, loại quần áo này nếu không cẩn thận khi tái sử dụng rất có thể rước bệnh vào thân.
Ít tiền vẫn có thể dùng hàng hiệu
Quần áo sida là tên gọi của một số mặt hàng quần áo cũ được bày bán ở thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối thập niên 1980. Nguồn gốc của những mặt hàng này là các thùng quần áo cũ do Tổ chức SIDA của Thụy Điển viện trợ, chúng còn có các tên gọi đồ sida, hàng sida, đồ thùng, hàng thùng...
Không ít bạn trẻ đã mắc căn bệnh "nghiện" đi lùng hàng thùng vì lý do đơn giản: "Không cần lắm tiền mà vẫn xài được hàng hiệu". Những thương hiệu hàng đầu thế giới như quần áo CK, MNG, Lacoste, túi xách Levis, Gucci, Chanel... nằm ngổn ngang, người "sành" chỉ cần với một số tiền nhỏ đã có thể đưa về nhà thay vì hàng chính hãng gấp đến cả trăm lần.
Ở TP.HCM chợ Bà chiểu (Q.Bình Thạnh) là địa điểm nổi tiếng nhất về kinh doanh mặt hàng "si" này với đủ loại giày, dép, quần, áo, đồ lót, đồ trẻ em, thú bông... Ngoài ra các chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình), chợ Bàn Cờ (Q.3) và các tuyến đường Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi... cũng thu hút tấp nập khách lùng hàng "độc".
Đồ "si" tất nhiên là không được mới tinh nhưng lại được lòng chị em vì có nhiều style, nếu biết chọn, người mua sẽ không khó khăn để có được cái ưng ý. Nhiều chị em còn rỉ tai nhau, nếu không may mua phải đồ không thích thì cũng dể dàng bỏ đi vì giá cả cũng không quá đắt đỏ. Giới trẻ cũng rất ưng ý loại hàng này vì có thể săn hàng "độc" và đi chọn hàng sida cũng có thể là một thú vui giải stress. Tuy nhiên, với những tấm biển hàng tồn kho giá rẻ, 15.000-20.000 đồng/cái, quần áo sida đã dụ không ít khách mắc bẫy vì tâm lý chuộng hàng giá rẻ.
Tiền nào của nấy
Chị Tâm, một khách hàng ở Mễ Trì hạ cho biết, do tâm lý ưa hàng rẻ, chị mua cái áo sơ mi hàng sida giá 20.000 đồng và 1 chiếc quần jeans 100.000 đồng. Sau khi mặc thử, chị thấy cả người bị dị ứng với những hạt đỏ tấy và ngứa ngáy rất khó chịu.
Cần xử lí sạch sẽ trước khi đem dùng để tránh rước họa vào thân
Điều đáng nói, mặt hàng đồ tắm, đồ lót được nhiều khách hàng nữ chọn lựa. Phần lớn chị em bị mê hoặc bởi kiểu dáng, màu sắc mà ít ai quan tâm liệu chủ nhân trước của những món đồ này có mắc bệnh gì, có nguy cơ lây nhiễm hay không.
Chị Lan (Thanh Xuân) cũng ngại ngùng khi chia sẻ mình từng dùng đồ lót hàng "si". Do mê thương hiệu nên chị không ngần ngại bỏ tiền ra mua về. Sau khi giặt giũ cẩn thận chị vẫn bị ngứa vùng kín. Chỉ đến khi vùng ngứa này lan rộng và rát chị mới nhờ cậy đến bác sĩ và "từ nay xin chừa hàng si".
BS Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn, BV ĐH Y Dược TP.HCM, chia sẻ: "Áo quần "si" chứa đầy nguy cơ truyền nhiễm nhưng đa số khách hàng mua đồ "si" đều suy nghĩ đơn giản: mua hàng về, cho vào máy giặt là sạch tuốt".
BS Lê Thái Vân Thanh, Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cũng cảnh báo: "Đáng e ngại nhất là một số siêu vi ở dạng tiềm ẩn có thể tồn tại lâu ngày trên vật dụng, bao gồm siêu vi gây bệnh u mềm lây hay mụn cóc (ở bộ phận sinh dục gọi là mồng gà)... Tôi từng biết, nhiều trường hợp người mua quần áo "si" đã phát hiện có vết máu trên vải. Điều đó chứng tỏ, đồ "si" hoàn toàn không được xử lý".
Bởi vậy, chị em phụ nữ nếu mua hàng "si" về thì cần bỏ vào nồi nước sôi ngâm một lát rồi đem giặt lại để tiêu diệt các mầm mống gây bệnh, tránh giặt quần áo cũ một cách sơ sài. Cũng không nên thử đồ lót và áo thun, quần áo mới mua mà nên giặt bằng nước nóng và phơi ở nơi khô thoáng trước khi mặc để tránh mang họa vào thân.
Theo Vietnamnet
Teen "nhẵn túi" vì tham hàng rẻ mùa Noel Của rẻ ai chẳng thích nhưng có những thứ "của rẻ là của ôi". Biết vậy mà nhiều teen vẫn cứ lao đầu vào để rồi tốn kém gấp năm ba lần dự tính. Tiết kiệm không đúng chỗ Một số bạn teen cực kỳ kết những món hàng có giá bèo thế nhưng lại không chịu để ý đến chất lượng của...