Ham lợi nhuận cao, người nuôi heo ồ ạt tăng đàn
Giá heo hơi đang tăng lên mức cao nhất từ năm 2012 khiến người chăn nuôi ở Đồng Nai ồ ạt tăng đàn từ 30% – 50%.
Ngày hôm nay (5/5), giá thịt heo hơi tại Đồng Nai đang ở mức 54.000 – 55.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Trong khi đó, hiện mỗi ngày thương lái mua từ 3.000 – 4.000 con heo hơi tại Đồng Nai xuất sang Trung Quốc. Do lợi nhuận cao nên nhiều trại chăn nuôi ở Đồng Nai đồng loạt tăng đàn từ 30% – 50%.
Việc gia tăng đàn heo đối diện với nhiều rủi ro mất giá. (Ảnh minh họa: KT)
Video đang HOT
Điều này rất rủi ro, vì heo bán cho thương lái Trung Quốc đều xuất qua đường tiểu ngạch, không có hợp đồng dài hạn. Khi thương lái Trung Quốc ngưng mua thì giá heo sẽ rớt thê thảm như đã xảy ra vào dịp trước Tết Bính Thân.
Hiệp hội Chăn nuôi và các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đã khuyến cáo người chăn nuôi về nguy cơ này nhưng hiện vẫn không tránh được tình trạng ồ ạt tăng đàn.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, Hiệp hội đã có rất có nhiều khuyến cáo, nếu người chăn nuôi cứ tích cực tăng đàn, khi nguồn cung dư thừa người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
Được biết, không chỉ riêng Hiệp hội chăn nuôi, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai cũng đã khuyến cáo người chăn nuôi không quá vì mục tiêu lợi nhuận, cần phải dự tính thời điểm nào đó có thể sẽ lỗ. Tuy nhiên, hầu hết các trại chăn nuôi khi được tiếp xúc họ đều cho rằng “mưa lúc nào mát mặt lúc đó”.
Theovov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Thép Trung Quốc vào ồ ạt, ngành thép kêu cứu lên Thủ tướng
Hiệp hội thép lại vừa có đơn kêu cứu lên Thủ tướng về tình trạng thép Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam. Hiệp hội cho rằng, do thông tin Nhà nước có thể áp thuế tự vệ thương mại đối với một số mặt hàng phôi thép, thép dài và tôn mạ nên các đơn vị đã ồ ạt nhập thép tranh thủ đầu cơ.
Hiệp hội này dẫn chứng, chỉ trong tháng 1.2016, nhập khẩu thép các loại đã là 1,688 triệu tấn, tăng 30,45% so với tháng 1.2015. Lượng phôi thép nhập khẩu cũng lên tới 339.768 tấn, tăng tới 231,83% so với cùng kỳ năm trước. Với đà này, riêng phôi thép nhập vào Việt Nam năm nay có thể lên tới 4-5 triệu tấn/năm. Với mặt hàng tôn mạ, các đơn vị cũng nhập tới hơn 31 nghìn tấn, tăng 106%...
Hiệp hội cho rằng, để ngăn chặn và bảo vệ sản xuất trong nước, các cơ quan Nhà nước cần tăng cường quản lý nhập khẩu các sản phẩm thép, trong đó, Bộ Công Thương áp thuế tạm thời sớm nhất có thể đối với vụ khởi xướng điều tra tự vệ thương mại đối với mặt hàng phôi thép và thép dài.
Trước đó, hàng loạt các doanh nghiệp thép trong nước cũng có văn bản kêu cứu lên Chính phủ về thép Trung Quốc tràn vào ồ ạt. Hòa Phát cho biết với lượng nhập khẩu quá lớn, công ty này lo ngại ngành sản xuất thép trong nước chắc chắn không thể trụ vững, gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ quay trở lại 10 năm trước, hoàn toàn phụ thuộc vào thép nhập khẩu. Tổng công ty thép Việt Nam (Vnsteel) thì kêu lên Thủ tướng rằng, dù các doanh nghiệp thép đồng loạt gửi hồ sơ yêu cầu xem xét áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng thép dài, phôi thép nhập vào Việt Nam song trình trạng nhập ồ ạt vẫn không chững lại. Với tốc độ nhập thép, phôi thép như hiện nay, doanh nghiệp thép trong nước đang đối mặt nguy cơ phá sản và nhiều hệ lụy khác.
Theo_Dân việt
Tái cơ cấu để tăng sức cạnh tranh Manh mún, phụ thuộc nguyên liệu thức ăn đầu vào, trình độ chăn nuôi còn thấp... cũng như thiếu sự liên kết và có quá nhiều khâu trung gian là những nguyên nhân chính khiến chi phí sản xuất chăn nuôi gia cầm ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung luôn ở mức cao. Vì vậy, theo Hiệp hội Chăn...