Ham kiếm tiền tôi thất bại trong kinh doanh và không ra trường được
Sự non nớt của tuổi trẻ chưa có kinh nghiệm kinh doanh khiến tôi phải đóng cửa hàng sau vài tháng hoạt động.
Ảnh minh họa
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông với đầy đủ tình yêu thương. Nhà tôi gốc Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp, quanh năm với cà phê và tiêu. Tôi cố gắng học tập nên đỗ được đại học, lại còn là con trai duy nhất của cả 2 bên nội ngoại được đi học nên rất áp lực. Nhưng tôi đi đại học là do ba mẹ định hướng chứ không phải theo đam mê của tôi. Tôi tự nhận mình là người tự lập tốt, không ăn chơi đua đòi, rượu bia, thuốc lá và tệ nạn xã hội.
Năm 2 đại học, tôi không nhận chu cấp của gia đình nữa mà quyết định lăn lội đi làm thêm để lo cuộc sống và trang trải học phí. Là người lanh lẹ, hiền lành và có trách nhiệm nên tôi rất được các chủ quán yêu quý. Với tôi ở tuổi 22 đã được đứng ra làm quản lý điều hành một thương hiệu với 30 nhân viên là một sự hãnh diện rất lớn với mọi người. Ba mẹ tôi càng tự hào về tôi hơn.
Sau 2 năm, tôi có chút vốn nho nhỏ nên quyết định ra làm riêng. Tôi có ý định mở một quán cà phê và trà sữa. Ba mẹ đồng ý và cho tôi mượn thêm 30 triệu. Nhưng sự non nớt của tuổi trẻ chưa có kinh nghiệm kinh doanh nên tôi phải đóng cửa sau vài tháng hoạt động. Tôi thất vọng đến cùng cực. Buồn chuyện kinh doanh chưa hết, tôi nhận thêm tin sét đánh bị đình chỉ học vì sức học yếu không đủ ra được trường. Tôi suy sụp hoàn toàn nhưng không tiêu cực theo hướng ăn chơi phá hoại.
Từ một ngừời có bản lĩnh và nghị lực, tôi đã thành một người thất bại về mọi thứ. Tôi không biết phải đối mặt với ba mẹ và mọi người ra sao. Chắc chắn họ sẽ sốc và thất vọng về tôi lắm. Có một người quen giới thiệu tôi xuống Sài Gòn làm bất động sản với anh, tôi có nên đi không? Xin chuyên gia và bạn đọc cho tôi xin lời khuyên. Xin cảm ơn.
Thành
Video đang HOT
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Thành.
Bạn sống trong gia đình thuần nông với đầy đủ yêu thương cho thấy bạn là người có tâm lý mẫn cán, nhưng bạn cố gắng học tập nên đỗ được đại học cho thấy bạn chưa phải là người thông minh. Người thông minh chỉ cần “cố” là vào đại học, còn khi phải “gắng” sẽ rơi vào quá tải tâm lý. Chính vì quá tải tâm lý nhưng lại cố vừa lòng “là con trai duy nhất của cả hai bên nội ngoại được đi học nên rất áp lực”. Đây là hiện tượng sĩ diện. Những người có hiện tượng tâm lý này thường bị chi phối bởi cái bên ngoài, họ thích những tràng vỗ tay mà thiếu nó họ không chịu nổi. Chính trạng thái tâm lý này đã đẩy bạn đến sai lầm. Bạn nói thi đại học là do ba mẹ định hướng chứ không phải theo đam mê của bạn. Một người tự chủ tâm lý khi đã làm gì, dù trước đó không phải họ muốn, thì khi đã nhận lời họ luôn làm rất tốt điều họ đã chọn hoặc đã được cha mẹ chọn.
Bạn tự nhận là người tự lập tốt chỉ bằng việc không ăn chơi đua đòi, rượu bia, thuốc lá và tệ nạn, đó chỉ mới ở phạm vi nhân cách thông thường, chưa phải là nhân cách của người kinh doanh. Bạn không nhận chu cấp của gia đình mà quyết định lặn lội đi làm thêm để lo cuộc sống và trang trải học phí là tốt, nhưng chưa phải là hay. Có nhiều bạn do gia đình khó khăn nên vừa học vừa phải kiếm sống thì làm như bạn là tốt. Còn bạn có điều kiện mà lại làm như vậy là không nên, vì học bạn đã phải cố gắng, nay lại quyết định lặn lội làm thêm, dẫn tới ham tiền bỏ học.
Bạn là người lanh lẹ nên được chủ quán yêu quý là đương nhiên. Nhưng “hiền lành” thế này chỉ giới hạn trong khả năng làm thuê; với năng lực này cho thấy bạn là người làm thuê có trách nhiệm. Sự tự hào của bạn cộng với việc tự nhận mình là người tự lập tốt đã đẩy bạn quá sức, cộng với đức tính “hiền lành” thì kinh doanh thất bại cũng là điều dễ hiểu.
Bài học này không chỉ bạn mà tất cả ai “tự nhận” đều sẽ như thế. Tự nhận để vui và tiến thân là bản lĩnh, nhưng nếu tự nhận để tính toán thiếu kiểm soát sẽ nguy hiểm. Bạn phải xem lại ngay tâm lý tự nhận nếu không sẽ từ thất bại này đến thất bại khác. Bạn có bản chất tốt nên suy sụp hoàn toàn nhưng không tiêu cực theo hướng ăn chơi phá hoại, nhưng bạn nên nhớ có những người bị vào trại giam chỉ vì tích cực làm giàu mất kiểm soát.
Bạn hãy dũng cảm nói thật với cha mẹ về tất cả. Nếu không đủ dũng cảm bạn sẽ còn rơi vào nhiều điều tồi tệ hơn và kết cục chưa biết sẽ đi về đâu, do bạn có tâm lý “tôi tự nhận mình là người tự lập tốt”. Tâm lý này có thể gây cho bạn những ảo vọng về lòng tự tin.
Bạn hãy bình tĩnh nói hết chuyện với cha mẹ và dũng cảm làm lại từ đầu theo sự chỉ dẫn của cha mẹ bạn. Chờ đợi chỉ người có tâm lý rất vững mới làm được. Những cách cố kiếm tiền rất dễ phạm lỗi, thậm chí khó mà cứu vãn được.
Chúc sự dũng cảm và lắng đọng.
Theo VNE
Học trò yêu nhau say đắm, bố mẹ vẫn nghĩ con 'tồ'!
Trong thời điểm hiện tại, khá nhiều người đang xào xáo lên về tình yêu tuổi học trò với những nỗi lo, sự trăn trở và cả sự cầu viện chuyên gia để ứng xử với tình yêu của con trẻ.
Nhiều cung bậc tình cảm diễn ra ở tuổi mới lớn. Ảnh: Internet
Tôi đánh tiếng hỏi một chị bạn về cô con gái đang học lớp 11 của chị thì nhận được lời phán: "Nó tồ lắm, chẳng biết yêu đương gì đâu!". Trong mắt của bố mẹ, con trẻ lúc nào cũng bé bỏng, non nớt, ngây thơ và chưa bao giờ biết để ý ai cả, chứ đừng nói là yêu. Và rất nhiều bố mẹ đã lầm tưởng về con cái của mình.
Quả đúng là tuổi dậy thì của học sinh sớm hơn trước rất nhiều. Tuổi yêu của các em cũng đến sớm hơn. Tâm sinh lí biến đổi phức tạp thế nào thì chuyện tình yêu của các em cũng diễn biến phức tạp thế ấy.
Tôi đã từng rất ngỡ ngàng phát hiện học sinh lớp 8 của mình biết yêu, yêu sâu đậm. Nhưng rồi càng ngày càng phát hiện nhiều mối tình tuổi học trò hơn và bắt đầu chấp nhận thực tế đó. Chẳng thể nói theo kiểu mệnh lệnh: "Cấm yêu!", "Không được yêu!". Chỉ có thể ngầm quan sát, lắng nghe các em thổ lộ và đưa ra lời khuyên thiết thực.
Tình yêu ấy của các em có đủ mọi cung bậc cảm xúc. Từ "thầm thương trộm nhớ" đến mạnh dạn ngỏ lời ngỏ ý. Từ những học sinh hiền ngoan, giỏi giang đến cả các em học yếu, cá biệt. Từ những mối tình cùng lớp đến khác lớp, khác trường và cả tình chị em.
Có em nam sinh nọ để ý cô bé lớp phó học tập và cố gắng học tập với tấm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở loại khá. Có cặp đôi yêu nhau rất siêng viết thư tình cho nhau trong cùng một cuốn sổ và lời lẽ thì ngọt ngào hơn cả mật. Có cặp đôi chung lớp rất thích thể hiện tình cảm trước mặt bạn bè, nắm tay, vuốt tóc, đổi chỗ ngồi rủ rỉ chuyện trò và khi đến tiết của cô giáo chủ nhiệm lại tạm xa nhau hai đứa hai góc lớp. Có cặp đôi bạo dạn ôm nhau tình tứ chụp ảnh rồi tự hào khoe khắp mạng xã hội. Có cặp đôi nọ giận hờn, em nữ cắt tóc ngắn và em nam thì mắt đỏ ngầu, rưng rưng chẳng thiết học hành. Và thỉnh thoảng lại bắt gặp những vụ ẩu đả vì ... ghen!
Đó là những bề nổi của tình yêu trong nhà trường. Bước ra khỏi trường học, muôn kiểu yêu và thể hiện tình yêu mà thầy cô chẳng bao giờ nắm bắt được. Cũng như trong gia đình, các em là một đứa con ngoan ngoãn, nhưng bước ra khỏi nhà, các em đã có thể là một con người khác xa tưởng tượng của bố mẹ.
Khi nắm bắt được tình cảm của các em, rất nhiều giáo viên chọn giải pháp liên hệ với phụ huynh để quản các em nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực đáng tiếc. Trò chuyện tâm tình với mẹ các em, thông thường chúng tôi nhận được phản ứng ngạc nhiên cao độ của phụ huynh. Họ sững sờ đến mức không nói nên lời và đôi người còn bảo có thể cô nhầm lẫn với lập luận: "Nó tồ lắm...".
Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, phụ huynh thường tỏ ra bức xúc và luôn miệng bảo về sẽ "trị cho biết tay". Đó là điều giáo viên lo lắng và băn khoăn. Không thông báo với phụ huynh thì không an tâm mà liên hệ rồi thì lại lo những phản ứng tiêu cực của các bố các mẹ. Mặc dù đã làm công tác tư tưởng với bố mẹ là không nên ra sức cấm đoán, đánh đập, la mắng, sỉ nhục những tình cảm đầu đời của các con và quan trọng là phải âm thầm, nhẹ nhàng, khéo léo định hướng, nhắc nhở, hướng các em đến những tình cảm trong sáng, thuần khiết... nhưng rất nhiều điều đáng tiếc vẫn xảy ra từ chính cách cư xử nông nổi, nóng vội của phụ huynh.
Rất nhiều em đã thu mình lại sau cuộc chiến bảo vệ tình yêu với bố mẹ. Rất nhiều em lại ngang ngạnh chống đối và kiên quyết bảo vệ cuộc tình vừa mới chớm nở của mình. Tất nhiên là các em cũng bắt đầu đề phòng thầy cô, những người trước đây đã được em tin tưởng tâm sự, kể lể mọi điều. Lúc đó, mọi sự can thiệp của người lớn đều vô dụng và con đường đồng hành cùng tình yêu con trẻ sẽ càng xa vời hơn.
Theo Nld
Khốn khổ vì vợ đua đòi An nở mày nở mặt với bạn bè, họ hàng vì cưới được một cô vợ vừa xinh đẹp lại sành điệu. Nhưng đằng sau đó, nào ai biết An phải gồng mình để chiều theo thói đua đòi. An là nhân viên IT (công nghệ thông tin) của một công ty liên doanh với nước ngoài. Anh còn nhận thêm nhiều dự...