Hạm đội tàu sân bay Mỹ sẵn sàng giáng đòn chiến tranh với Iran ngay khi có lệnh
Hạm đội tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Abraham Lincoln vẫn hiện diện ở vùng biển gần Iran trong suốt thời gian qua và luôn sẵn sàng giáng đòn tấn công mạnh mẽ ngay khi có lệnh.
Tàu sân bay Mỹ hiện giữ khoảng cách vừa đủ để tung đòn tấn công Iran.
Theo Express, tàu sân bay USS Abraham Lincoln hiện đang ở biển Ả Rập, giữ khoảng cách vừa đủ để các máy bay có thể cất cánh không kích mục tiêu ở Iran.
Các sỹ quan và thủy thủ trên tàu sân bay và các tàu hộ tống cũng sẵn sàng cho nhiệm vụ. Đó là răn đe Iran tấn công mục tiêu Mỹ và sẵn sàng mở đợt tấn công ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh.
Video đang HOT
Chuẩn đô đốc Michael Boyle, Tư lệnh Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 của Mỹ, nói: “Đóng vai trò quan trọng trong việc răn đe là sự sẵn sàng. Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ nước Mỹ và lợi ích Mỹ. Nhiệm vụ của chúng tôi là ở đây, là sẵn sàng hành động”.
Tàu sân bay Mỹ hiện không có kế hoạch đi qua eo biển Hormuz, nơi Iran đã bắt 3 tàu chở dầu chỉ trong một tháng qua. Chuẩn Đô đốc Boyle nói ông lựa chọn việc ở lại và quan sát hoạt động của Iran từ khu vực phía bắc biển Ả Rập. “Chúng tôi là lực lượng đóng vai trò răn đe nên chúng tôi phải ở vị trí mà chúng tôi cần phải ở. Vị trí này đóng vai trò chiến lược hơn là vịnh Ba Tư. Bởi vì từ đây, chúng tôi có thể tung đòn tấn công, nhưng Iran thì không thể đáp trả”.
Hồi tháng 6, Iran bắn rơi máy bay không người lái Mỹ, dẫn đến nguy cơ xung đột cận kề. Tuy vậy, ông Trump trong những phút cuối đã hủy lệnh tấn công, dù tàu sân bay USS Abraham Lincoln đã trang bị xong vũ khí cho các chiến đấu cơ.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln hiện diện ở biển Ả Rập với khoảng 90 máy bay và trực thăng. 3.200 nhân viên và quân nhân trên tàu được lệnh tập trung cao độ trong giai đoạn căng thẳng hiện tại.
Theo danviet
Động thái trái ngược của Mỹ, Iran trước bờ vực chiến tranh
Trong khi Mỹ tăng cường các lực lượng quân sự, phô trương sức mạnh "cơ bắp" giữa nguy cơ chiến tranh với Iran thì Cộng hòa Hồi giáo lại có bước tiếp cận tích cực khi đẩy mạnh ngoại giao khu vực.
Iran và Mỹ có những động thái trái ngược nhau trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang thổi bùng nguy cơ chiến tranh
Viết trên RT, nhà báo Finian Castyham nhấn mạnh, cuối tuần qua Mỹ đã cho cả thế giới thấy các cuộc đổ bộ phi thường nhằm phô trương sức mạnh quân sự ở Trung Đông nơi quân đội Mỹ đã lên tới khoảng 70.000 quân.
Tổng thống Donald Trump đã phái thêm nhiều phi đội máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa mà theo ông là để chống lại các mối đe dọa từ Iran. Ông cũng đã ký hợp đồng trị giá 7 tỷ USD để bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út với lý do khẩn cấp. Một số người đã lên án động thái tăng cường lực lượng mới nhất của Mỹ là nguy hiểm .
Trong khi đó, ngược lại, Iran được cho là tỏ ra bình tĩnh, có trách nhiệm hơn khi các nhà ngoại giao nước này đã tích cực công du trong khu vực để kêu gọi các nước hợp tác duy trì an ninh chung.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong khi thăm Iraq đã kêu gọi tất cả các nước vùng Vịnh Ba Tư lập một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Trước đó, ông Zarif cũng đã gửi thông điệp tương tự đến Pakistan. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đang thăm Kuwait, Oman và Qatar trong tuần này với cùng một mục đích.
Nếu các nước trong khu vực có thể tăng cường sự đoàn kết và đẩy mạnh cơ hội hợp tác, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào sự thống trị của Washington ở Trung Đông, nơi người Mỹ luôn tìm cách cô lập Iran khỏi các nước láng giềng với những tuyên bố lặp đi lặp lại và thường không có căn cứ về các mối đe dọa từ Cộng hòa Hồi giáo Iran. Về cơ bản, theo nhà báo nhà báo Finian Castyham, đây là chiến thuật chia để trị.
Một dấu hiệu của sự hợp tác khu vực mới đầy tiềm năng đã được nhìn thấy trong chuyến thăm của ông Zarif tới Iraq - nơi hàng nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú - vào cuối tuần qua.
Nhân dịp này, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã thẳng thắn tuyên bố rằng Iraq sát cánh với Iran khi đối mặt với đe dọa quân sự của Mỹ. Baghdad tuần trước cảnh báo sẽ không cho phép các lực lượng Mỹ sử dụng lãnh thổ của họ cho bất kỳ cuộc tấn công nào vào Iran. Giới lãnh đạo Iraq cũng nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của Iraq.
Ngoài ra, bất chấp sự tuyên truyền liên tục của Mỹ rằng Iran là nhà tài trợ khủng bố, các mối quan hệ khu vực của Iran đã không bị mất đi. Chẳng hạn, Iran, vẫn duy trì mối quan hệ khá tốt với Kuwait, Oman và Qatar. Sự phong tỏa của các quốc gia vùng Vịnh do Ả Rập Saudi dẫn đầu chống lại Qatar năm 2017 do Doha thân với Iran đã chứng tỏ không hiệu quả và đang suy yếu. Theo ông Castyham, đó là vì các quốc gia trong khu vực chắc chắn đã nhận ra rằng người gây mất ổn định Trung Đông không phải là Iran mà đúng hơn là Mỹ.
Theo Danviet
Trump cảnh báo lạnh gáy về "cái kết của Iran" nếu còn dọa Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cảnh báo sắc lạnh Iran và nhấn mạnh rằng "đừng đe dọa Mỹ nữa". Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Nếu Iran muốn chiến đấu, đó là sẽ là cái kết của Iran", ông Trump viết trên Twitter. "Đừng bao giờ đe dọa Mỹ nữa!" Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong...