Hạm đội Iran truy đuổi tàu chiến Mỹ
Hãng thông tấn Fars News của Iran ngày 6.5 đưa tin hải quân nước này đã cử hạm đội đuổi theo một tàu chiến Mỹ và các máy bay quân sự dọc theo vùng biển ngoài khơi bờ biển phía nam của Yemen.
Tàu khu trục USS Winston S.Churchill – Ảnh: Hải quân Mỹ
Cụ thể, tàu khu trục USS Winston S.Churchill và 2 máy bay trinh sát P-3C của Mỹ đã “thay đổi lộ trình” trong đợt chạm trán mới nhất giữa hai lực lượng vào ngày 4.5, trong lúc các tàu Iran đang tuần tra tại vịnh Aden gần Yemen. Iran đã tung clip quay lại sự kiện này, với ghi chú rằng phía Mỹ đã bỏ chạy “sau khi đến gần hạm đội 34 của Iran và nhận được cảnh báo phải tránh xa”, theo Fars News.
Trước đó, giới quan chức quân đội Iran tuyên bố đã sẵn sàng công tác phòng thủ và bảo vệ chủ quyền của nước này, sau khi Lầu Năm Góc cho hay sẽ hộ tống các tàu thương mại mang cờ Mỹ và Anh qua eo biển Hormuz. Trước tin tức từ Iran, Washington ngày 6.5 cho hay “tình hình không diễn ra” như mô tả trong bài báo của Fars News.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Tehran hôm qua đã trả tự do cho tàu chở hàng Maersk Tigris bị hải quân Iran khống chế vào ngày 28.4 khi đi qua eo biển Hormuz.
H.G
Theo Thanhnien
Australia quan tâm đến tàu ngầm tàng hình Soryu của Nhật Bản
Bộ Trưởng Quốc phòng Austarlia Kevin Andrews đã đề nghị phía Nhật Bản tham gia chương trình đóng mới hạm đội tàu ngầm trị giá 20 tỷ USD trong cuộc điện đàm kéo dài 15 phút ngày 6/5.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hồi tháng Hai từng nói rằng Australia muốn hợp tác cùng Nhật Bản, Pháp hoặc Đức để phát triển tàu ngầm mới cho Canberra. Ông Abbott cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tàu ngầm tàng hình lớp Soryu của Nhật bản.
Australia đặc biệt quan tâm đến tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Chính phủ Australia kỳ vọng sẽ sớm đưa ra được một bản thiết kế hoàn chỉnh cũng như chi phí sản xuất tàu ngầm mới trong năm nay. Hồi tháng Ba, Đô đốc về hưu Yoji Koda đã hối thúc các nhà lãnh đạo Nhật Bản giúp Australia phát triển và duy trì hạm đội tàu ngầm. "Một số tàu ngầm nên được chế tạo ở Nhật Bản", Reuters dẫn lời ông Koda cho biết.
Nếu như Nhật Bản đóng mới tàu ngầm lớp Soryu cho Australia, đây được coi là một bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa Australia, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản tỏ ra khá thận trọng bởi thỏa thuận hợp tác cũng đồng nghĩa với việc chia sẻ các bí mật quân sự nhạy cảm.
Trong một tuyên bố ngày 6/5, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Australia một số tài liệu tàu ngầm tuyệt mật ngay trong tháng này. Bước đi chưa từng có tiền lệ của Tokyo cho thấy khả năng Nhật Bản sẽ bán tàu ngầm cho Australia.
Tập đoàn đóng tàu TKMS (Đức) và DCNS (Pháp) đều quan tâm đến hợp đồng đóng mới hạm đội tàu ngầm. Tuy nhiên, Nhật Bản đang được đánh giá cao hơn với lớp tàu ngầm Soryu 4.000 tấn và hệ thống pin đẩy lithium-ion so với tàu ngầm 2.000 tấn mà các đối tác châu Âu đề xuất.
Hạm đội 12 tàu ngầm Collins của Australia hoạt động cách đây hơn hai thập kỷ đã lỗi thời và dễ bị tấn công do tạo ra âm thanh lớn trong quá trình hoạt động. Khi hạm đội tàu ngầm mới của Australia hoàn tất, các tàu ngầm Collins này sẽ được chính thức cho nghỉ hưu.
Nhật Bản từng là ứng viên hàng đầu trong hợp đồng bán khoảng 12 tàu ngầm trị giá ước tính 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott phải mở thầu công khai do áp lực từ phe đối lập và các nhà lập pháp.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Web quân sự Nga bóc mẽ tên lửa DF - 21D của Trung Quốc Tên lửa DF-21D của Trung Quốc trước khi muốn đánh trúng mục tiêu lớn cần phải vượt qua bức tường lửa của tên lửa đánh chặn SM3 và mạng lưới phòng không dày đặc, hoàn bị của hạm đội Mỹ. Hình ảnh tưởng tượng của dân mạng TQ về tên lửa DF-21D Trung Quốc tấn công hạm đội tàu sân bay Mỹ Một...