Ham đất giá rẻ và lợi nhuận cao trong lúc “sốt nóng”, nhiều nhà đầu tư nếm “trái đắng”
Nhiều nhà đầu tư (NĐT) không tìm hiểu rõ nguồn gốc đất khi tham gia đầu tư đất nền vào những đợt sốt nóng, ham giá rẻ dẫn đến việc tiền mất tật mang.
Năm 2017, khi đất nền Nhơn Trạch có dấu hiệu “nóng sốt”, anh Nguyễn Văn T, một NĐT đất nền sống tại Tp.HCM, đã qua đây tìm hiểu đất đai. Theo lời kể của anh T, thời điểm đó nhiều bạn bè của anh đầu tư sinh lợi rất tốt ở thị trường này nên anh cũng “đu theo”.
Sau thời gian lân la các con đường ngõ hẻm tại Nhơn Trạch, anh T khá ưng ý một lô đất diện tích lớn và mức giá khá rẻ, thậm chí có thể gọi là “bèo”, chỉ 950 ngàn đồng/gần 3.000 m2 đất có 3 mặt đường, hẻm ô tô, sát cụm khu công nghiệp đang hoạt động.
Dù được môi giới tư vấn đất này chưa lên thổ cư được, nhưng do giá đất rẻ, lại được diện tích lớn, phù hợp với số tiền sẵn có nên anh T quyết tâm “xuống tiền” nhanh chóng.
Ngoài ra, căn cứ vào giá đất xung quanh, nền 100m2 (đã thổ cư) cũng đã 900 triệu, cũng nhiều NĐT tham gia mua bán càng khẳng định thêm niềm tin cho anh T mua mảnh đất này. “Lúc đó, tôi nghĩ họ mua thì mình cũng mua chắc không sao. Hơn nữa, tôi không có ý định để lâu dài mà mua xong có lời là bán”, anh T kể lại.
Ảnh minh họa
Sau một tuần đặt cọc, khi đi công chứng (chưa lấy sổ về), có người đã trả giá miếng đất của anh T giá 1,2 triệu đồng/m2. Với diện tích 3.000 me, trừ chi phí, tính ra anh T cũng lời kha khá nhưng NĐT này nghĩ lại, chắc giá còn lên nữa nên chưa vội bán ra.
Bẵng đi 2 tháng sau đó, một môi giới BĐS gọi thuyết phục anh T bán lô đất trên để chốt lời và chuyển qua khu vực khác để đầu tư. Theo lời môi giới này nói với anh T thì khu vực miếng đất sắp giải tỏa để làm khu tái định cư. Nếu có quyết định thu hồi thì giao dịch sẽ bị chặn lại và sẽ khó bán. Lúc này, có người đã trả giá miếng đất của anh T với giá 1,5 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Mặc dù thấy khá lời nhưng NĐT nghĩ rằng, chắc môi giới nói vậy để dụ mình bán lô đất trên thôi chứ chẳng có chuyện quy hoạch gì cả. Nghĩ vậy nên anh T vẫn quyết định không bán mảnh đất trên và tiếp tục để đó chờ lên giá.
Khoảng một tháng sau đó, khi cần sử dụng tiền để vào công việc gấp, anh T liên hệ với môi giới để rao bán dùm mảnh đất. Thế nhưng, môi giới này báo lại hiện mảnh đất đã có quyết định thu hồi làm khu tái định cư nên không giao dịch chuyển nhượng được nữa.
“Lúc đó, tôi chỉ nghĩ chắc do môi giới này giận mình vì việc không bán đất lần trước nên khi nghe xong, tôi liên hệ thêm vài môi giới để gửi bán. Kết quả nhận được là mảnh đất của tôi nằm trong diện quy hoạch. Các môi giới này đều đưa lời khuyên là tôi nên đợi để nhận tiền bồi thường hoặc mua suất tái định cư ưu đãi…. vì giờ có bán lại giá gốc thì cũng chẳng có khách mua”, NĐT này ngậm ngùi chia sẻ.
Buồn chán, NĐT này cũng lân la qua thăm lại mảnh đất và cũng không rõ đến khi nào mới nhận tiền bồi thường. Đất vẫn còn đó nhưng bán không được. Theo NĐT này, cũng có 1 số NĐT khác bị như mình, có NĐT ôm đến cả 10.000m2 đất tại khu vực và “khóc dở, mếu dở” vì rơi vào diện giải tỏa.
Theo NĐT này, trong khi cũng số tiền như thế, cùng thời điểm vào thị trường bạn bè đầu tư thận trọng hơn, mỗi lô đất họ đều kiểm tra quy hoạch rõ ràng tại nơi một cửa của huyện… rồi mới quyết định xuống tiền. Đa số họ đã nhận được quả ngọt sau thời gian đầu tư, còn anh T thì nhận về trái đắng khi đất vẫn còn đó, không bán được từ cuối năm 2017 đến nay.
Như vậy để thấy, nếu NĐT này biết dừng đúng lúc thì sẽ thắng, nhưng ngược lại đó là câu chuyện hoàn toàn khác. Câu chuyện này thực tế không chỉ xảy ra với anh T mà khá nhiều NĐT khác đã phải nếm trãi. Vừa không tìm hiểu kỹ càng BĐS, vừa quá “tham” lợi nhuận lại ham giá rẻ dẫn đến “tiền thì mất mà đất cũng không còn”.
Theo các chuyên gia trong ngành, BĐS là lĩnh vực đầu tư đã mang lại nhiều thành quả cho các NĐT. Tuy nhiên, lĩnh vực nào cũng vậy luôn có nhiều lựa chọn với nhiều phân khúc nhau để đầu tư. Để lợi nhuận đạt được như kỳ vọng và hạn chế được rủi ro thấp nhất thì NĐT cần trang bị các kiến thức cơ bản vào thị trường.
Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020?
Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của hệ thống công ty chứng khoán (CTCK) Việt Nam giảm 77% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 40/82 CTCK lỗ (quý I/2019 có 22 công ty lỗ) với tổng mức lỗ 784 tỷ đồng (quý I/2019, tổng lỗ chỉ có 127 tỷ đồng).
Ảnh Dũng Minh
Thông tin trên được chia sẻ tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính và Hội thảo Future Banking do Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam phối hợp với IDG Vietnam tổ chức.
ại dịch Covid-19 đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường cung cấp dịch vụ tài chính ở quy mô toàn cầu, trong đó có khối CTCK Việt Nam. Nhiều công ty buộc phải ghi nhận lỗ trong quý I và dự báo sẽ có một kết quả kém tươi sáng trong cả năm 2020.
ại hội đồng cổ đông CTCK Rồng Việt vừa thông qua kế hoạch năm nay với mục tiêu doanh thu 313 tỷ đồng, giảm gần 6% và lợi nhuận sau thuế 36 tỷ đồng, giảm mạnh so với kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã thông qua ở thời điểm tháng 2/2020 (lợi nhuận trước thuế 72 tỷ đồng, tăng 66,3% so với năm ngoái).
Tại đại hội, ông Nguyễn Miên Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Rồng Việt chia sẻ, ở thời điểm 31/3/2020 chốt số liệu kế toán, TTCK giảm rất mạnh, nhiều cổ phiếu rớt sâu xuống dưới giá trị nội tại.
Theo đó, Rồng Việt phải trích lập khá nhiều cho danh mục đầu tư. Tuy nhiên, ước tính đến hết tháng 5, Rồng Việt phục hồi được 80 tỷ đồng.
Ở kịch bản tốt, hết quý II có thể khắc phục được lỗ luỹ kế, thậm chí lợi nhuận là một con số dương. ược biết, quý I/2020, Rồng Việt lỗ 88 tỷ đồng, phần lớn là do phải trích lập dự phòng hoạt động tự doanh.
CTCK Vietinbank (CTS) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020 ở mức hơn 144 tỷ đồng, trong khi kế hoạch năm 2019 là 215 tỷ đồng.
Theo CTS, Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19, nhưng hệ lụy của dịch bệnh có thể ảnh hưởng lâu dài, nên TTCK đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. Trong khi đó, hoạt động của khối CTCK phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của thị trường.
Tính đến hết quý I/2020, CTS lỗ sau thuế xấp xỉ 92 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi ròng 46,2 tỷ đồng), ghi nhận quý có kết quả kém nhất kể từ khi hoạt động trên TTCK.
Con số lỗ này chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh với khoản lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng trong quý đầu năm. Cùng kỳ năm trước, hoạt động tự doanh của CTS lãi ròng gần 60 tỷ đồng.
ại diện CTS cho biết, tình hình kinh doanh của Công ty có tiến triển trong quý II, có thể sẽ bù đắp được khoản lỗ của quý I. Dù vậy, trong trường hợp thị trường có diễn biến xấu, Công ty không ngoại trừ khả năng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận.
Một số CTCK khác ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong quý I/2020. ơn cử, CTCK Agribank (AGR), đạt 13 tỷ đồng lợi nhuận trong quý đầu năm, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, AGR chưa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020, nhưng theo lãnh đạo công ty này, lợi nhuận năm nay khó có thể tăng so với năm 2019.
CTCK FPT (FTPS) lên kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu đạt 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 14% so với năm ngoái...
Ở thời điểm hiện tại, CTCK Tiên Phong (TPS) nằm trong số ít các CTCK nội lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao: mục tiêu doanh thu 438 tỷ đồng, tăng 153%; lợi nhuận trước thuế 135 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2019.
Quý I/2020, TPS lãi 27,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ 0,6 tỷ đồng. Giá cổ phiếu TPS gần đây có diễn biến tăng, nhưng vẫn đang được giao dịch ở dưới mệnh giá, hiện dưới 7.000 đồng/cổ phiếu.
Về phía khối ngoại, CTCK KB Việt Nam (KBSV) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 675 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng, lần lượt tăng 42% và 38% so với năm 2019, cho thấy kỳ vọng của KBSV về kế hoạch mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Kết thúc quý I/2020, KBSV đạt doanh thu 132,6 tỷ đồng, tăng 88%, trong đó doanh thu môi giới đạt 17,9 tỷ đồng, tăng 15% so với so với quý I/2019.
áng chú ý, lãi từ FVTPL lên tới 23,5 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần cùng kỳ năm 2019. ối với hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin), KBSV ghi nhận lãi từ các khoản cho vay và phải thu 49,2 tỷ đồng, tăng 42,8% so với cùng kỳ.
CTCK KIS Việt Nam đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 đạt 242 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2019.
Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh phân khúc khách hàng cá nhân, với các ưu đãi lớn về phí giao dịch, lãi vay margin, hay các chương trình trao thưởng cho nhà đầu tư... đã giúp nhiều CTCK ngoại thu hút nhà đầu tư đến mở tài khoản và giao dịch.
Không chỉ các CTCK nội có thị phần nhỏ, mà ngay cả các công ty lớn, thuộc TOP đầu về thị phần cũng đang bị khối ngoại cạnh tranh gay gắt
Góc nhìn chứng khoán: Tiền ngoại vào đột biến Vốn ngoại bất ngờ đảo chiều sang mua mạnh trong phiên hôm nay nhưng không giúp ích nhiều cho thị trường. Đà phục hồi suy yếu dần theo thời gian do nhóm blue-chips thiếu hụt thanh khoản và bị chốt lời khá mạnh. Quy mô giải ngân với cổ phiếu trên hai sàn của nhà đầu tư nước ngoài phiên này khá ấn...