Halico – chủ của Vodka Hà Nội báo lỗ 5 năm, ‘khó sống’ với Nghị định 100
CTCP Cồn r-ượu Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) kết thúc năm 2019 với khoản lỗ hơn 64 tỷ đồng. Đây là năm thứ 4 Halico chìm trong thua lỗ.
Trong quý 4/2019, mức doanh thu mà Công ty ghi nhận trong kỳ gần 33 tỷ đồng, giảm 15% so cùng kỳ. Biên lãi gộp của Halico cũng giảm xuống còn 16% từ mức 19% của quý 4/2018.
Tình trạng thu không đủ chi vẫn diễn ra như những quý trước đó khiến Halico tiếp tục báo lỗ hơn 8 tỷ đồng. Dù vậy, số lỗ đã cải thiện nhiều lần so với con số lỗ 24 tỷ đồng của quý 4/2018.
Trong cả năm 2019, Halico báo doanh thu thuần đạt gần 128 tỷ đồng, giảm 8% so năm trước. Hơn nữa, giá vốn hàng bán lại chiếm đến 125 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng, giảm 82% so với mức 17 tỷ đồng của năm 2018.
Sau khi trừ các loại chi phí khác, Halico lỗ đến 64 tỷ đồng cả năm 2019, vẫn thấp hơn mức lỗ 78 tỷ đồng của năm trước. 2019 là năm thứ 5 mà Halico cắm đầu trong thua lỗ.
Từ một doanh nghiệp mang lại doanh thu cả ngàn tỷ, năm 2013, doanh thu của Halico giảm mạnh còn 640 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ 29 tỷ đồng.
Sang năm 2014, doanh thu Halico tiếp tục giảm xuống còn 397 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng. Cũng trong năm này, lãnh đạo và nhân viên Halico đã rơi vào vòng lao lý như trường hợp nguyên Giám đốc Hồ Văn Hải vì có hành vi trốn thuế.
2015 là năm Halico bắt đầu chìm trong thua lỗ 21 tỷ đồng. Từ đó, hàng năm Halico đều báo lỗ từ 20 tỷ đến gần 85 tỷ đồng mỗi năm.
Ghi nhận thêm lỗ khiến mức lỗ lũy kế đến cuối tháng 12/2019 lên con số 403 tỷ đồng, vượt qua cả vốn góp của chủ sở hữu là 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên nhờ vẫn còn ghi nhận tới 613 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển nên vốn chủ sở hữu của Halico vẫn chưa âm.
Video đang HOT
Báo cáo tài chính quý 4/2019 của Halico cho biết Công ty có tổng tài sản hơn 433 tỷ đồng, giảm 13% so hồi đầu năm. Nợ phải trả tại ngày 31/12/2019 chỉ 23 tỷ đồng, Halico vay nợ tài chính ngắn cũng như dài hạn.
Halico – ông chủ của Vodka Hà Nội báo lỗ 5 năm.
Halico từng là một thế lực lớn trong thị trường đồ uống có cồn ở Việt Nam, là ông chủ thương hiệu Vodka Hà Nội nổi tiếng. Tiền thân của Halico là Nhà máy rượ-u Hà Nội do hãng rư-ợu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Halico từng là nhà máy lớn nhất trong 5 cơ sở được xây dựng ở khu vực Đông Dương ở thời điểm đó.
Được biết, Halico là công ty con do Tổng công ty Bia – Rư-ợu – Nước giải khát Hà Nội ( Habeco, BHN) nắm 54,5% vốn, bên cạnh đó quỹ ngoại Streetcar Investment Holding cũng đang sở hữu 45,6% vốn Halico.
Do cơ cấu cổ đông cô đặc nên cổ phiếu HNR của Halico đang đứng tại mốc 12.000 đồng/cổ phiếu do không hề có giao dịch nào được sang tay.
Với tình hình làm ăn khá bết bát, thua lỗ trong 4 năm liên tiếp, e rằng Halico còn khó sống hơn khi Luật siết r-ượu bia và Nghị định 100 có hiệu lực từ đầu năm 2020.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Luật siết rượ u bia và Nghị định 100 có khiến đại gia Sabeco thất thu?
SSI Research cho rằng do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rư-ợu bia nên sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 chỉ vào khoảng 6-7%, trong đó Sabeco và Heineken ít nhiều bị ảnh hưởng...
Báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, năm 2019 khá suôn sẻ với ngành bia khi sản lượng bia ở Việt Nam đạt 4,6 tỷ lít, tăng 10% so năm trước.
Con số này tăng cao hơn so với mức tăng trưởng 2 năm qua (5%-6%) do xu hướng người trẻ tuổi ở Việt Nam ra ngoài uống bia nhiều hơn.
Quốc hội đã thông qua luật phòng chống tác hại của rư-ợu bia và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Các biện pháp giảm tiêu thụ rư-ợu bia bao gồm: cấm quảng cáo trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông trong khung thời gian cụ thể, cấm bán hàng tại các địa điểm công cộng cụ thể như bệnh viện và trường học; cấm bán cho người dưới 18 tuổi; và cấm lái xe sau khi uống r-ượu bia.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó sẽ tăng mức xử phạt người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người.
SSI Research phân tích, do ảnh hưởng của luật phòng chống tác hại rư-ợu bia, sản lượng tiêu thụ bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức tăng trưởng 2 con số như năm 2019 mà sẽ chỉ vào khoảng 6-7%.
Công ty chứng khoán này cũng nhận định điều này sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành, các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi các thương hiệu hàng đầu thị trường như Sabeco và Heineken, những thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng, sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn.
Hiện chưa có doanh nghiệp bia nào chính thức lên tiếng khẳng định nguồn cung bị giảm hoặc thống kê chính xác doanh số bán ra sau khi luật và Nghị định mới có hiệu lực. Con số này chỉ rõ ràng vào thời điểm hết quý 1/2020 khi các doanh nghiệp kinh công bố kết quả kinh doanh quý.
Những đánh giá của SSI Research xem ra khá hợp lý vì thị trường chứng khoán đang phản ứng khá tiêu cực với các công ty bia niêm yết trên sàn. Theo tính toán của SSI Research, giá cổ phiếu ngành bia giảm 12,6% trong năm 2019, thấp hơn so với tăng trưởng của VN-Index, chủ yếu là do cổ phiếu SAB của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượ-u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) giảm 14,3%.
Sabeco ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100.
Thị trường thuận lợi, cùng với việc về thay ông chủ người Thái, Sabeco đã có những thay đổi lớn để cải thiện doanh thu và giảm chi phí, qua đó tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Từ việc thay đổi thương hiệu, các chương trình quảng cáo và tích cực hỗ trợ cho các đại lý, Sabeco đã tăng 2% thị phần so với năm 2018.
Tổng doanh thu trong 9 tháng 2019 của Sabeco đạt 28 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ và lãi ròng đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30%, theo đó thực hiện 73% và 91% kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng từ 13% trong 9 tháng 2018 lên 14,4% trong 9 tháng 2019 nhờ cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng và vận chuyển.
SSI Research đưa ra dự báo, doanh thu trong 2020 của Sabeco sẽ đạt khoảng 44.400 tỷ đồng, tăng 10% và lợi nhuận ròng đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019.
So với kế hoạch của năm 2019, thì doanh thu mà SSI Research dự báo cho năm 2019 của Công ty tăng 14% và lãi ròng tăng 29%.
Còn trên thị trường chứng khoán, sau những phiên giảm giá hồi đầu năm thì cổ phiếu SAB có dấu hiệu khởi sắc và dần tăng trở lại khi hiện tại giao dịch quanh mốc 235.000 đồng/cp.
Tuy vậy, SSI Research cho biết cổ phiếu SAB đang được định giá quá cao khi giao dịch với mức P/E (giá/thu nhập cổ phiếu) là 30 lần so với mức trung bình ngành là 26 lần.
Có thể nói, Sabeco tăng trưởng mạnh trong những năm qua là nhờ vào "kinh tế vỉa hè" và tập quán tiêu dùng bia r-ượu thường xuyên của người Việt Nam. Nhưng Luật Phòng, chống tác hại bia, r-ượu đi vào cuộc sống, sẽ tác động và điều chỉnh tập quán tiêu dùng bia rư-ợu của người dân, thì mục tiêu tăng trưởng sản lượng và doanh thu của Sabeco sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 1092/QĐ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sức khỏe Việt Nam, ước tính mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể sẽ tăng hơn nữa từ mức hiện tại là 65%...
Như vậy sẽ có khá nhiều rào cản cho sự tăng trưởng về doanh số cũng như cổ phiếu của Sabeco cũng như những doanh nghiệp bia khác trong thời gian tới.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Cổ phiếu SAB tăng mạnh dù chịu sức ép từ luật phòng, chống tác hại của rư ợu bia Cổ phiếu của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rư-ợu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) bất ngờ tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây. Cổ phiếu SAB bất ngờ tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây - Ảnh minh hoạ Tuy Luật Phòng, chống tác hại của r-ượu bia và Nghị định 100 đã bắt đầu...