Haiti – điểm đến với những trải nghiệm tuyệt vời
Ẩm thực đường phố, những bãi tắm hoang sơ, nơi sản xuất rượu rum lâu đời… luôn là những trải nghiệm đáng nhớ khi có dịp đến với thiên đường du lịch biển Caribbe ở Haiti.
Dưới đây là những gợi ý mà báo Canadian Traveller gợi ý cho du khách nên trải nghiệm một lần khi đến với Haiti.
Ẩm thực đường phố với giá rẻ
Du khách dễ dàng tìm cho mình các món dân dã như bát cơm trắng với nước sốt đậu đen, chả Haiti, bánh mì kèm thịt dê nướng,…với đầy đủ hương vị khác nhau, vừa túi tiền, thích hợp cho hầu hết du khách.
Nếu muốn thưởng thức những món ngon và giá rẻ ở Haiti, bạn nên chọn những quán ở lề đường chứ không phải ở khách sạn nơi bạn nghỉ chân. Dạo quanh các tuyến phố không chỉ bạn có cơ hội khám phá ẩm thực phong phú mà còn có dịp tìm hiểu về phong cách nấu nướng độc đáo của địa phương.
Vào những dịp lễ hội hóa trang Carnaval, thật khó để bạn chối từ thử một vài món tại các quầy bán đồ ăn hai bên đường phố. Tuy nhiên, vào những ngày thường việc tìm để thưởng thức các món ngon nơi đây cũng rất phổ biến và nơi đây được du khách đánh giá là ẩm thực ngon và giá rẻ nhất so với những nơi khác.
Những bãi biển còn hoang sơ
Lời khuyên cho du khách khi đến đây nên mang theo thức ăn và nước uống cho bữa trưa của mình, vì thời điểm này các dịch vụ ăn uống trên bãi tắm khá là đắt.
Video đang HOT
Haiti là một quốc gia nằm ở vùng biển Caribbe, do đó thưởng ngoạn những bãi biển nơi đây là một trong những trải nghiệm không thể bỏ lỡ. Với nhiều bãi tắm đẹp cát trắng trải dài, làn nước trong xanh như ngọc, một số điểm gần thủ đô Port-au-Prince, luôn là lựa chọn lý tưởng cho các tín đồ yêu biển, thích vi vu trên những bãi tắm còn hoang sơ và chưa khai thác nhiều.
Vùng làm rượu ở Barbancourt Rum Distillery
Trong khi bạn phải tốn chi phí tham quan các bảo tàng ở Port-au-Prince, thì không có nơi nào tốt hơn để tìm hiểu thêm một chút về lịch sử của Haiti từ những ngành công nghiệp lầu đời của nó. Barbancourt Rum Distillery là một trong những điểm đến cho du khách muốn khám phá, tìm hiểu về lịch sử phát triển, quá trình làm rượu rum ở nơi đây.
Barbancourt Rum Distillery tọa lạc ở vùng biên giới phía bắc thủ đô Port-au-Prince, đến đây du khách sẽ có cơ hội tham gia các tour du lịch miễn phí từ tháng 12 đến tháng 6, miễn là du khách liên hệ đặt lịch trước đó. Ngoài ra, bạn có thể dùng thử miễn phí các loại rượu, cảm nhận từng vị khác nhau và nơi đây có các cơ sở cung cấp các sản phẩm rượu rum cho du khách mua làm quà.
Tín ngưỡng tôn giáo Voodoo
Tìm hiểu về tín ngưỡng Voodoo cũng là một điều thú vị nếu bạn là một tín đồ tôn giáo.
Vào thế kỷ 16, người dân châu Phi bị bắt sang Haiti để làm nô lệ, khi đó điều quý giá nhất mà họ mang đến vùng đất nghèo này chỉ có tín ngưỡng tâm linh từ các bậc thầy châu Âu. Tín ngưỡng ấy kết hợp với tín ngưỡng cư dân bản địa đã tạo điều kiện sản sinh ra một tôn giáo mới là Voodoo.
Voodoo tôn thờ Đức Chúa Trời và bao gồm nhiều hoạt động lễ nghi, cầu nguyện, các điệu nhảy và ca hát. Thị trấn Jacmel, nằm trên bờ biển phía nam của Haiti, là trung tâm của sự thịnh hành đạo Voodoo. Với các khu đền thờ mở ra ngày càng nhiều sẽ là cơ hội cho du khách tham quan và tìm hiểu tâm linh tín ngưỡng của người dân địa phương và cũng là nơi để du khách có dịp cầu nguyện, nghiên cứu văn hóa đất nước Haiti.
Ngao du trong công viên quốc gia
Đến với hai công viên Quốc Gia La Visite và Parc Macaya, du khách không chỉ có cơ hội trải nghiệm đi bộ đường dài mà còn khám phá thiên nhiên phong phú trong vùng hoang dã nội địa của Haiti. Đây là cách để bạn có được tầm nhìn tốt hơn về các bãi biển, những thắng cảnh mà hầu hết du khách chưa bao giờ nhìn thấy.
Những con đường mòn ở La Visite khá dài và đòi hỏi bạn phải có nhiều nỗ lực và sức khỏe tốt, từ đỉnh núi bạn có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn biển xanh vùng Caribbe ngay bên ngoài thủ đô Port-au-Prince. Trong khi đó, Parc Macaya thích hợp cho việc đi dạo nhàn nhã qua các vùng hoang dã, thử sức chinh phục đỉnh núi cao thứ hai Pic Macaya ở Haiti.
Du ngoạn pháo đài Citadelle Laferriere
Các pháo đài nằm trên một đỉnh núi, nơi đã chịu đựng các cuộc tấn công để bảo vệ nền độc lập Haiti kể từ khi được xây dựng vào những năm 1800.
Nằm ở phía bắc Haiti gần thành phố Cap-Haitien, Citadelle Laferriere không chỉ là pháo đài hùng vĩ nhất của đất nước mà còn lớn nhất ở Tây bán cầu. Nơi đây bị cô lập và khó tiếp cận, đổi lại miễn phí cho du khách tham quan nếu bạn muốn thực hiện các chuyến đi khám phá nơi này.
Du khách có thể thực hiện các chuyến đi bộ trong hai ngày hoặc thuê một con ngựa để đến được đây. Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, du khách còn phải leo trèo qua các cầu thang cao chót vót, đi qua các bức tường và mái nhà mà không có rào chắn bảo vệ để trải nghiệm một lần trong đời du ngoạn, khám phá thắng cảnh tuyệt vời này.
Theo ngôi sao
Hội Chữ Thập Đỏ nhận nửa tỷ đôla, chỉ xây được 6 căn nhà
Sau khi quyên góp gần nửa tỉ đôla cứu trợ thảm họa khẩn cấp sau trận động đất Haiti năm 2010, với 170 triệu đôla dành để xây dựng nơi cư trú, Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ chỉ xây dựng được tổng cộng có 6 ngôi nhà.
Mặc dù số tiền được quyên góp cho tổ chức từ thiện uy tín hàng đầu của Mỹ là vô cùng lớn, một cuộc điều tra do hai hãng tin Propublica và NPR thực hiện cho thấy một mô hình chi tiêu không hiệu quả, quản lý rối rắm và thiếu tính chuyên môn đã làm cho hoạt động cứu trợ người dân ở Haiti vô cùng kém hiệu quả.
&'Tình nguyện viên' còn tốn kém hơn cứu trợ
Sau trận động đất tại Haiti năm 2010, Hội Chữ thập Đỏ Mỹ đã quyên góp được gần nửa tỷ đôla
Báo cáo chỉ ra, một rào cản lớn cho việc cứu trợ hiệu quả là phụ thuộc vào những người nước ngoài. Khi đến đất nước Haiti, các tình nguyện viên nước ngoài có rất ít hoặc không có kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ địa phương. Không những thế, họ còn có thái độ đánh giá thấp năng lực người dân Haiti.
Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ (ARC) cho hay 90% nhân viên tham gia chương trình cứu trợ là người dân Haiti. Nhưng ARC lại từ chối cung cấp chi tiết thông tin quốc tịch ở những vị trí "đứng đầu" dự án. Tờ Propublica chỉ ra rằng có rất ít công dân Haiti đứng ở vị trí chỉ huy chiến dịch.
"Nếu chúng ta muốn trao cho người dân Haiti cơ hội xây dựng lại Haiti thì hãy dẹp bỏ định kiến cho rằng ở Haiti không thể tìm thấy người tài năng, thông minh và đủ năng lực quản lý", bảng ghi nhớ năm 2011 của Judith St. Fort, nguyên giám đốc chương trình Haiti. Bản ghi nhớ mô tả thái độ miệt thị của các quản lý cấp cao của ARC đối với nhân viên Haiti. Những nhân viên là người nước ngoài cũng tốn kém hơn, với mức lương một năm cao hơn nhân viên người Haiti xấp xỉ 100.000 đôla.
Nửa tỷ đô la, chỉ xây được 6 căn nhà
Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ tuyên bố đã cấp nhà cho 130.000 người dân Haiti, nhưng điều tra cho thấy chỉ có 6 căn nahf là thật sự kiên cố
Mặc dù Giám đốc điều hành ARC Gail McGovern cam kết sẽ "chia sẻ cách chi tiêu đồng đôla", nhưng ARC đến nay thậm chí không tiết lộ bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được chuyển về cho tổng hành dinh của mình. Tỉ lệ xem là thước đo quan trọng nhất để đánh giá tổ chức từ thiện có uy tín và thật sự cam kết phục vụ xã hội, hay chỉ lo trả lương ban lãnh đạo của nó. Theo báo cáo của Propublica, ARC cũng liên tục từ chối tiết lộ các thông tin các dự án cụ thể, phí tổn và kết quả cho mỗi dự án. Sự thiếu minh bạch gây khó khăn cho công tác đánh giá những tuyên bố to lớn của ARC, khiến người ta nghi ngờ những báo cáo của ARC là sai sự thật. Chẳng hạn, Hội Chữ Thập Đỏ cho hay họ đã "cấp nhà" cho hơn 130.000 người Haiti sau bão, nhưng chỉ có 6 "nhà" thật sự được đánh giá là kiên cố. Số "nhà" còn lại thật ra đều là lều tạm bợ, hoặc chỉ được hỗ trợ thuê nhà trong thời gian ngắn. Sau đó họ cũng chẳng biết đi đâu. McGovern đã nhiều lần khẳng định rằng "Hàng triệu người Haiti đã an toàn, khỏe mạnh hơn, và được chuẩn bị tốt hơn" và ARC đã giúp đỡ "hơn 4,5 triệu" người Haiti. Tuy nhiên, cựu thủ tướng Haiti ông Jean-Max Bellerive đã hoài nghi những con số của ARC, cho rằng kết quả như thế là không tưởng. ARC đã đổ lỗi việc các dự án xây nhà cứu trợ có kết quả kém là do những khó khăn của luật đất đai ở Haiti. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kết quả tồi tệ là do nhân viên ARC thiếu kiến thức chuyên môn trong khu vực, và phung phí quá nhiều tiền vào các nhà thầu con. Sau khi qua tay nhiều nhà thầu, số tiền cứu trợ chẳng còn bao nhiêu. Một cựu giám đốc chương trình nơi cư trú Haiti của ARC là ông Lee Malany đã thất vọng trước cách quản lý nguồn quỹ cứu trợ của ARC và đã xin từ chức.
Ngọc Như
Theo_PLO
Thực lực quân sự Nhật Bản đứng thứ 6 thế giới, vượt quy định của Hiến pháp Bài viết phân tích về những nước không có quân đội, trong đó có Nhật Bản, nhưng thực lực quân sự của Nhật Bản lại đứng thứ 6 thế giới. Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 17 tháng 4 đăng bài viết của tác giả Phòng Vĩnh Trí, Học viện...