Hai yếu tố tạo nên sức mạnh Việt Nam
Trong cuôc đôi đâu với Trung Quốc, Việt Nam có hai thứ mà Trung Quốc không bao giờ có. Đó là pháp lý và đạo lý.
Ngày 13/5, hàng nghìn người đã đến tham dự buổi tọa đàm chia sẻ thông tin về biển Đông do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức. Con số này đông hơn rất nhiều so với dự kiến nên ban tổ chức phải kê thêm ghế và máy chiếu ở phía ngoài phòng họp để tất cả những người đến dự, trong đó có nhiều bạn bè quốc tế, có thể theo dõi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Chiến lược Bộ Công an khẳng định, việc Trung Quốc đưa giàn khoan đặt ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không phải vấn đề tranh chấp. “Một kẻ đến phá nhà người khác thì sao có thể là tranh chấp được”, tướng Cương nói.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng 1,3 tỷ người Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Nhưng độc lập thì phải giữ. Ảnh: VT.
Ông cho rằng, nhân dân Việt Nam không mấy khi được yên ổn vì Trung Quốc gây hấn. Cụ thể là cắt cáp tàu Bình Minh, xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc còn ngang nhiên thành lập cai goi la Thanh phô Tam Sa không co gia tri phap ly gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
“Hành động xâm lăng về mặt pháp lý là cực kỳ nghiêm trọng. Mọi cuộc xâm lăng vũ lực thì sau đó kẻ xâm lăng sẽ về lại vị trí cũ, còn với xâm lăng pháp lý thì không biết bao giờ mới có thể lấy lại. Chính phủ Việt Nam cần phải ra tuyên bố phủ quyết”, nguyên Viện trưởng Chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm và cho biết lần này, Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam khiến cho toàn thể nhân dân Việt Nam phẫn nộ. Lần đầu tiên trong ba thập kỷ, cả Chính phủ và người dân Việt Nam đều phản ứng kiên quyết,cộng đồng quốc tế cũng lên án hành động phi pháp của Trung Quốc.
Vị tướng công an phân tích, Trung Quốc đang có 3 hành vi không thể chấp nhận. Đầu tiên là kéo giàn khoan – vi phạm luật pháp quốc tế; hành vi thứ hai là cho tàu đâm vào tàu chấp pháp của Việt Nam – đây là hành vi bạo lực không thể tồn tại trong thế giới văn minh; thứ ba, Trung Quốc lừa dối cả thế giới, vu khống tàu Việt Nam bao vây, gây sự với Trung Quốc nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Ông viện dẫn, ngày 17/2/1979, cách đây đúng 40 năm, 60 vạn quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam xâm lược giữa ban ngày, cả thế giới đều biết. Vậy mà 3.700 tờ báo, phát thanh đều gieo vào người dân Trung Quốc là quân đội Việt Nam vượt biên giới sang Trung Quốc.
“Suốt 35 năm truyền thông trung Quốc vẫn ra rả là người Trung Quốc phản công chống lại Việt Nam khi bị xâm lược”, tướng Cương nhận định và dẫn chứng, người Trung Quốc đã tự nhận những điểm xấu này của mình trong tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí”. Đó là chỉ một mực nghĩ cho bản thân mình, coi người khác như không tồn tại.
Video đang HOT
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng áp lực mạnh tấn công tàu Việt Nam hôm 13/5. Ảnh:Cảnh sát biển cung cấp.
Đồng ý kiến với Tướng Cương, Luật sư Lê Thanh Sơn (Liên đoàn luật sư Việt Nam) cũng cho rằng Trung Quốc đang đánh tráo khái niệm và lừa dối dư luận. Theo ông Sơn, truyền thông Trung Quốc đã xạo ngôn, lừa dối và đổ lỗi cho Việt Nam. Theo quy định của luật pháp quốc tế, những hòn đảo không phù hợp cho con người sinh sống thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nhưng Trung Quốc lại mưu mô ghép cả những đảo đang chiếm và bãi đá ngầm – nơi mà ngay cả khi nước thủy triều xuống cũng không thể nổi lên và cho rằng đó là quốc đảo.
“Tất nhiên, cái gọi là quốc đảo này không hề có người sinh sống, không đủ tiêu chuẩn để có vùng thềm lục địa. Nhưng Trung Quốc đang đánh tráo khái niệm, biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp và tuyên bố chủ quyền. Nếu cứ với cách này, không xa nữa 80% Biển Đông sẽ thành của họ theo tuyên bố. Đây là hành vi xâm chiếm của Trung Quốc”, luật sư Sơn phân tích.
Về vân đê tương quan lực lượng giữa hai bên, tướng Cương khẳng định, trong bang giao và giải quyết tranh chấp quốc tế, nước nào cũng có hai nhân tố tạo nên sức mạnh là vật chất và tinh thần. Trung Quốc có vật chất hơn hẳn Việt Nam, súng đạn, tàu ngầm, máy bay nhiều hơn. Nhưng không phải khi nào vật chất cũng có tính quyết định.
Hàng nghìn năm qua người Việt Nam hòa hiếu và văn minh, chưa bao giờ có mưu đồ với nước khác. Nhưng trước kẻ thù xâm lược lại rất bất khuất, sáng tạo, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy đạo nghĩa đê thắng hung tàn. Như mùa xuân năm 1954, khi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ thì Việt Nam chưa chế tạo nổi súng máy còn Pháp đã có máy bay.
“Trong cuôc đôi đâu với Trung Quốc lần này, Việt Nam có hai thứ mà Trung Quốc không bao giờ có. Đó là pháp lý và đạo lý. Sức mạnh vật chất cộng với đạo lý tạo nên sức mạnh bất khả xâm phạm”, ông Cương nói.
Ông cho rằng Trung Quốc mạnh nhưng họ có rất nhiều chỗ yếu, yếu nhất là pháp lý và đạo lý. Việt Nam luôn ghi nhận sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trong lịch sử, nhưng đến lúc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ thì người Việt Nam bằng mọi cách sẽ bảo vệ.
“Việt Nam không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống Trung Quốc bởi chỉ những kẻ yếu mới phải kích động. 1,3 tỷ người Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Nhưng độc lập thì phải giữ”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an khẳng định.
TS Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao cho rằng, Trung Quốc cho việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là hành động bình thường, trong vùng biển Trung Quốc. Tuy nhiên, vị trí này cách điểm cơ sở là đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách đảo Hải Nam 180 hải lý, cách đảo Tri Tôn 17 hải lý. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với Hoàng Sa từ thế kỷ 12 qua các hoạt động chiếm hữu thực sự của các đời vua Nguyễn. Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa bằng sử dụng vũ lực trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc 1974. Hơn nữa, Tri Tôn mà họ chiếm giữ trái phép chỉ là cồn cát, không có thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật Biển 1982. Trung Quốc cũng đang vi phạm DOC và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước về cam kết không đe dọa sử dụng vũ lực, sử dụng vũ lực và giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuyên bố sáu điểm 2011 giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. “Hành động của Trung Quốc những ngày qua đã xóa nhòa mọi thỏa thuận và mọi quy định trong luật pháp quốc tế”, bà Lan Anh nói.
Theo VNE
Yêu nước hung hăng giúp ích gì cho Biển Đông?
Hình ảnh một Việt Nam hiền hòa khác với sự hung hăng, gây hấn và bắt nạt của Trung Quốc sẽ là một giá trị giúp cho công tác ngoại giao quốc tế.
Việc công nhân ở Bình Dương đập phá nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc là kết quả của sự tức giận với việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
Nó như giọt nước tràn ly để những uất ức, nghi ngờ chất chứa trong lòng tràn ra. Nó thể hiện sự bất bình của người dân với người láng giềng trong cách hành xử nước lớn bắt nạt nước bé. Tuy nhiên, người Việt Nam cần tỉnh táo và đặt câu hỏi, "việc đập phá nhà máy của người Trung Quốc có ích gì cho cuộc đấu tranh ở Biển Đông?".
Nhớ lại năm 2012, khi cuộc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc lên cao, công nhân Trung Quốc cũng đã biểu tình và đập phá các công ty của Nhật Bản.
Hình ảnh đốt phá được truyền đi và gây choáng váng cho nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài. Nó vẽ lên một người Trung Quốc hung hăng, xấu xí hơn là một người Trung Quốc yêu nước trong con mắt cộng đồng quốc tế.
Điều này làm tăng rủi ro cho việc đầu tư ở Trung Quốc. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước này chuyển sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Về lâu dài gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, đến công ăn việc làm của công nhân, chính những người đập phá nhà máy của Nhật Bản.
Tương tự ở Việt Nam, việc công nhân đập phá nhà máy sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến tình cảm của nhân dân các nước đối với Việt Nam, và nó có hại cho công cuộc tranh đấu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Các chiến sĩ hải quân ở đảo Trường Sa đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền đất nước. Ảnh: Kiên Trung
Hiền hòa, nhân văn hơn hung hăng, khiêu khích
Trong con mắt nhiều người, Trung Quốc đang là quốc gia có những hành động "gây hấn", "khiêu khích" và "bắt nạt" các nước bé.
Nếu nước bé cũng hung hăng, cảm tính, đập phá tài sản của người khác thì chắc chắn nước bé sẽ không nhận được sự ủng hộ quốc tế. Ngược lại, nếu nước bé có lẽ phải, nhân dân hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng quyền con người thì chắc chắn thái độ bảo vệ nước bé sẽ tăng lên.
Đây chính là sức mạnh mềm mà Việt Nam phải đầu tư và gìn giữ trong công cuộc đấu tranh với Trung Quốc. Điều này rất quan trọng vì Trung Quốc đang được coi là siêu cường với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, dự trữ ngoại hối đạt 3,66 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2013, quân đội được đầu tư mạnh mẽ với các trang thiết bị gấp nhiều lần Việt Nam.
Như vậy, ngoài kênh ngoại giao, kênh pháp lý Việt Nam cần xây dựng một kênh truyền thông mạnh mẽ về hình ảnh của một dân tộc có những giá trị nhân văn, tôn trọng sự khác biệt và lấy giá trị bình đẳng và công bằng làm trọng. Giá trị của mỗi quốc gia do những con người của quốc gia đó xây lên.
Chính vì vậy, chính cách từng người Việt Nam chúng ta hành xử với bản thân, với người Việt Nam khác và với những người nước ngoài đang sống hay đến du lịch ở Việt Nam sẽ quyết định văn hóa và hình ảnh đất nước.
Một Việt Nam yên bình, dân chủ, hiếu khách sẽ làm chúng ta gần gũi với thế giới hơn, và đặc biệt làm chúng ta khác với kẻ đang bắt nạt mình.
Chúng ta biết, quyết định xâm lấn Biển Đông của Việt Nam chắc chắn không phải do những doanh nhân Trung Quốc ở Bình Dương khởi xướng, mà do lãnh đạo Trung Quốc tính toán và phát động.
Chúng ta không nên đồng nhất những doanh nhân với chính quyền Trung Quốc và trút sự giận dữ của mình lên họ. Họ là con người, họ có gia đình, con cái và họ cũng muốn một môi trường yên bình để làm ăn và kiếm sống như chúng ta. Hơn nữa, khi đập phá doanh nghiệp Trung Quốc không những làm hình ảnh của Việt Nam xấu đi mà còn mang lại cho chính phủ Trung Quốc thêm sự ủng hộ để tiếp tục gây hấn với Việt Nam.
Tình yêu với một đất nước, với một dân tộc không phải do nhà cao cửa rộng tạo ra, không phải do sự hiện đại hay giàu có tạo ra, mà đơn giản là do tình cảm giữa con người với con người tạo ra.
Chính trong những lúc bất ổn như thế này, chúng ta càng phải phát huy lòng vị tha và thấu hiểu trong quan hệ với nhau và với bạn bè quốc tế.
Hình ảnh một Việt Nam hiền hòa khác với sự hung hăng, gây hấn và bắt nạt của Trung Quốc sẽ là một giá trị giúp cho công tác ngoại giao quốc tế. Những giá trị này cũng là nền tảng để phát triển đất nước trong lâu dài.
Theo VNN
Trung Quốc hung hăng đeo bám cản trở tàu Việt Nam Những ngày qua, tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu Quân sự bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc luôn hung hăng, đeo bám ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 TQ tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 Giàn khoan Hải Dương 981...