Hai yếu tố chính sẽ chi phối diễn biến dòng vốn vào chứng khoán Việt
Động thái quyết liệt kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bởi vậy, đây vẫn sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.
Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, tháng 7, thế giới đón nhận kết quả tăng trưởng kinh tế quý II ảm đạm, nhiều nền kinh tế chính thức rơi vào suy thoái. Cùng với đó là sự bùng phát mạnh của làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 2 đã khiến các triển vọng hồi phục kinh tế trở nên bi quan hơn.
Nhà đầu tư cá nhân vẫn là lực đỡ chính cho các thị trường chứng khoán khi đổ mạnh vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu và các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của Trung Quốc. Nếu loại trừ 2 nhóm quỹ này, dòng tiền đầu tư toàn cầu vẫn đang rút ròng khỏi cổ phiếu.
Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào trái phiếu các thị trường mới nổi (Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia…) và có sự dịch chuyển mạnh từ các quỹ tiền tệ Mỹ sang các quỹ tiền tệ châu Âu, tạo áp lực bán tháo USD khiến USD mất giá mạnh, đặc biệt so với EUR.
SSI Research cho biết, USD giảm giá mạnh sẽ khiến các tài sản đầu tư tại các thị trường mới nổi và khu vực châu Á nói riêng hấp dẫn hơn. So với các nền kinh tế mới nổi ở châu Mỹ, EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi), tình hình Covid-19 khu vực châu Á (ngoại trừ Ấn Độ) nhìn chung vẫn đang được kiểm soát, chỉ số PMI tháng 7 cải thiện mạnh ở hầu hết các nước khiến dòng tiền vào cổ phiếu các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á thời gian tới khá lạc quan, đặc biệt ở một số nước có sức hấp dẫn riêng như Đài Loan.
Cũng theo SSI Research, dòng vốn ngoại ở thị trường Việt Nam có tín hiệu tích cực cả ở các quỹ ETF và các quỹ chủ động.
Theo đó, trong tháng 7, có gần 700 tỷ đồng vốn tăng thêm tại các quỹ ETF, ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp có vốn vào. Đáng chú ý, động lực dịch chuyển sang khối ETF ngoại khi 2 quỹ thu hút được dòng vốn lớn nhất là VanEck Vectors ETF (262 tỷ đồng), FTSE Vietnam ETF (146 tỷ đồng) và yếu đi ở các quỹ nội mới thành lập như VNDiamond ETF và VNFIN Lead ETF. Quỹ ETF nội lớn nhất là VFM VN30 ETF đã có dòng tiền giải ngân trở lại từ giữa tháng, tuy vậy, diễn biến dịch Covid-19 bất ngờ đã khiến quỹ bị rút vốn trở lại trong tuần cuối tháng, tính chung chỉ thu hút được 58 tỷ đồng trong tháng 7.
Trong khi đó, các quỹ chủ động tăng giải ngân. Theo đó, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) – quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam tại cuối tháng 7 chỉ là 0,87%, của quỹ PYN Elite là 4%. Đây đều là những mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Các chuyên gia của SSI Research cho biết, động thái quyết liệt kiểm soát dịch bệnh đóng vai trò quyết định đến tâm lý đầu tư cũng như hiệu lực của các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Bởi vậy, đây vẫn sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới./.
Nhóm VN30 giữa dịch Covid-19: Từ những khoản lợi nhuận sụt giảm mạnh đến những doanh nghiệp báo lãi tăng bằng lần
Không ít doanh nghiệp trong nhóm VN30 báo lãi quý II sụt giảm mạnh tuy nhiên ở chiều ngược lại vẫn có những doanh nghiệp duy trì được đà tăng trưởng, thậm chí lợi nhuận tăng bằng lần.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Trong quý II/2020, các doanh nghiệp trong nhóm VN30 tạo ra 41.280 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ròng cả nhóm lại giảm 5,1% xuống mức 74.512 tỷ đồng.
Về mặt tổng thể nhóm VN30 không bị ảnh hưởng quá nhiều do Covid-19 tuy nhiên xét trên từng doanh nghiệp vẫn có những khoản lợi nhuận lao dốc đáng kể so với cùng kỳ năm trước, thậm chí báo lỗ.
Chịu tác động kép giữa dịch Coivd-19 và biến động giá dầu, hai "đại gia" ngành dầu khí là PV GAS (mã GAS) và Petrolimex (mã PLX) đềubáo lãi quý II sụt giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu nhiên liệu trong đó có khí và LPG sụt giảm đồng thời, giá dầu Brent trung bình 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá giả định (60USD/thùng) khiến lợi nhuận sau thuế công ty mẹ PV GAS giảm đến 43% so với cùng kỳ, xuống còn 1.714 tỷ đồng.
Với Petrolimex, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng giảm tới 45% so với quý II/2019 xuống 677 tỷ đồng tuy nhiên con số này đã được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 1.800 tỷ đồng quý trước do không phải trích lập giảm giá hàng tồn kho lớn như quý I/2020.
Bộ đôidoanh nghiệp "họ" Vingroup hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Vinhomes (mã VHM) và Vincom Retail (mã VRE) cũng đồng loạt báo lãi giảm sâu trong quý II vừa qua.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ Vinhomes giảm đến 49% xuống 3.758 tỷ đồng do lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản và hợp đồng hợp tác kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, Vinhomes vẫn là quán quân lợi nhuận nửa đầu năm 2020 nhờ lãi đột biến trong quý đầu tiên.
Trong khi đó, ảnh hưởng bởi Covid-19, Vincom Retailphải tạm thời đóng cửa các trung tâm thương mại trong nửa đầu tháng 4 đồng thời tiếp tục hỗ trợ khách thuê chịu ảnh hưởng dịch bệnh. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận mức giảm 46% xuống 343 tỷ đồng.
Việc nhận sáp nhập VinCommerce đã khiến Masan Group (mã MSN) báo lỗ lần đầu tiên sau 6 năm vào quý I/2020 với 78 tỷ đồng. Sang quý II, tập đoàn đã có lãi trở lại với 195 tỷ đồng, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn tới 81% so với kết quả cùng kỳ năm trước chủ yếu do các chi phí phát sinh trong kỳ tăng mạnh.
Tương tự, sau quý I/2020 kết quả kinh doanh xuống thấp nhất trong nhiều năm, Sabeco (mã SAB) tiếp tục báo lãi ròng công ty mẹ giảm 19% so với cùng kỳ, xuống 1.164 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Nghị định 100 làm sụt giảm mạnh sản lượng tiêu thụ bia.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, Thế giới Di động (mã MWG) và Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) đều chịu ảnh hưởng tiêu cực do buộc phải đóng của một số cửa hàng tại vùng dịch trong khoảng thời gian giãn cách xã hội đầu quý II. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ MWG giảm 17% so với cùng kỳ, xuống 894 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu này của PNJ sụt giảm tới 81% so với quý II/2019, còn vỏn vẹn 32 tỷ đồng.
NHỮNG CÁI TÊN VẪN TRỤ VỮNG...
Khác với Vinhomes và Vincom Retail, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Vingroup (mã VIC) lại tăng 37% so với cùng kỳ nhờ hạch toán 6.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế từ chuyển nhượng cổ phần The CrownX. Mảng sản xuất là điểm sáng với doanh thu tăng đột biến 222% trong khi các nguồn thu khác của tập đoàn như chuyển nhượng bất động sản, cho thuê bất động sản, dịch vụ khách sạn và giải trí, dịch vụ bệnh viện đều giảm đồng thời không còn doanh thu từ mảng bán lẻ.
Ngành thép nằm trong nhóm ít chịu ảnh hướng tiêu cực từ dịch Covid-19, kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong quý II. Sản lượng thép tiếp tiếp tục tăng đẩy doanh thu lên 20.422 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng sau thuế đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.743 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý kể từ khi hoạt động của Hòa Phát.
Ngoài Eximbank (EIB) báo lãi quý II giảm sâu tới 77% so với cùng kỳ xuống 75 tỷ đồng, lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng trong nhóm VN30 đều tăng trưởng hai con số trong đó nổi bật là VietinBank (mã CTG). Lãi ròng công ty mẹ nhà băng này quý II/2020 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 3.572 tỷ đồng, chủ yếu nhờ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh.
Cái tên gây bất ngờ khi báo lãi tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II là Vietjet Air (mã VJC) dù hoạt động vận tải hàng không vẫn chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Nhờ chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính, lợi nhuận sau thuế đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng năm trước và cải thiện đáng kể so với mức lỗ 989 tỷ đồng của quý đầu tiên.
Vinamilk (mã VNM) dù không có được mức tăng trưởng mạnh nhưng việc duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng tương đối khả quan. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ quý II/2020 của doanh nghiệp đầu ngành sữa tăng 6% so với cùng kỳ, qua đó vượt 3.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý I/2016.
...THẬM CHÍ LÃI TĂNG BẰNG LẦN
Bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đến nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp vẫn báo lãi tăng bằng lần điển hình như TTC Sugar, Tài chính Hoàng Huy hay Chứng khoán SSI...
Quý cuối niên độ 2019 - 2020 (1/4 - 30/6), Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar - mã SBT) lãi ròng 240 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ qua đó đẩy lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cả niên độ lên 372 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng tiêu thụ cả niên độ tăng 41%, riêng kênh xuất khẩu tăng 212% đồng thời chi phí đầu vào và lãi vay được kiểm soát.
Trong khi đó, Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã TCH) cũng khởi đầu niên độ tài chính 2020 - 2021 (1/4/2020 - 31/3/2021) khá khả quan với lợi nhuận tăng đột biến gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 212 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi doanh nghiệp niêm yết năm 2016.
Theo TCH, sự tăng trưởng chủ yếu đến từ các đơn vị vận tải tăng cường mua xe tải để tăng năng lực vận tải đón đầu làn sóng FDI. Đồng thời, các dự án nhà ở tiếp tục được hoàn thiện, bàn giao. Trong kỳ, công ty ghi nhận hơn 630 tỷ đồng doanh thu từ hợp đồng xây dựng dự án cải tạo chung cư cũ HH3 - HH4 Đồng Quốc Bình, TP Hải Phòng và hơn 290 tỷ đồng kinh doanh bất động sản.
Hưởng lợi từ diễn biến tích cực của thị trường chung trong quý II, nhóm chứng khoán cũng đồng loạt báo lãi lớn. Đại diện duy nhất của nhóm này trong rổ VN30 là Chứng khoán SSI (mã SSI) ghi nhận lợi nhuận quý II tăng tới 138% lên 523 tỷ đồng nhờ hoạt động tự doanh hiệu quả. Kết quả này đẩy lãi ròng 6 tháng đầu năm lên 533 tỷ đồng, tăng 27% nửa đầu năm trước.
Trong kỳ, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của SSI gấp 5 lần cùng kỳ đạt 734 tỷ đồng đồng thời hoàn nhập khoản dự phòng lớn đã trích lập từ quý trước. Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và tư vấn tài chính cũng lần lượt tăng trưởng 46% và 50% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp trong nước bắt đầu "ngấm đòn" trước tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, phản ứng tương đối khả quan của nhóm VN30 đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường.
Việt Nam tiếp tục là thị trường cận biên, MSCI bỏ đánh giá về VSD MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán". Thị trường Việt Nam có thể nhận được đánh giá tốt hơn từ MSCI khi một số Luật mới có hiệu lực và tái cấu trúc các Sở. Tỷ trọng...