Hai vụ án nổi cộm nào tại An Giang được Trưởng Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo xử lý nghiêm?
Vụ án vận chuyển trái phép 51kg vàng qua biên giới, do “bà trùm” buôn lậu Mười Tường cầm đầu và vụ án “đánh bạc” bằng hình thức lô đề, có hơn 800 đối tượng tham gia, với tổng số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng, là 2 vụ án lớn tại An Giang được Trưởng Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo xử lý nghiêm.
Đầu tháng 11 vừa qua, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang.
Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang. (Ảnh: CTV)
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương đánh giá cao những kết quả tỉnh An Giang đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua. Đặc biệt, là vụ án vận chuyển trái phép 51kg vàng qua biên giới, liên quan đến Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường) và vụ án “đánh bạc” bằng hình thức lô đề, có hơn 800 đối tượng tham gia, với tổng số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Để tiếp tục xử lý dứt điểm các vụ án này, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ điều tra, làm rõ bản chất vụ án, sớm đưa ra xét xử các vụ án theo đúng quy định của pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, xử lý nghiêm các cán bộ, Đảng viên có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật.
Chuyên án 51kg vàng và “bà trùm” buôn lậu Mười Tường
Hơn 15 năm trước, Mười Tường từng bị Công an TP.HCM bắt khẩn cấp khi đang lưu trú tại một khách sạn, vì liên quan đường dây vận chuyển, tàng trữ số lượng lớn điện thoại di động nhập lậu từ Campuchia. Sau đó, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Mười Tường 6 năm tù về tội “buôn lậu”.
Đại tá Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an An Giang trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường vụ 51kg vàng trưa 30/10/2020. (Ảnh: CACC)
Mãn hạn tù, Mười Tường quay về quê nhà An Giang tiếp tục củng cố thế lực, thu nạp đàn em, quay lại nghề cũ. Vốn đã quá am tường về tình hình buôn lậu khu vực biên giới, nên chỉ một thời gian ngắn, Mười Tường được giới buôn bán, vận chuyển hàng lậu tôn là “bà trùm”.
Trưa 30/10/2020, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an An Giang, các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh An Giang, phối hợp cùng Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ đã tổ chức bắt giữ Trần Văn Hải (SN 1971, trú tại ấp Phước Thọ, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đang vận chuyển trái phép 51kg vàng từ biên giới Campuchia vào khu vực thuộc khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn, TP.Châu Đốc, An Giang. Sau đó một số đối tượng liên quan lần lượt ra đầu thú.
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang phối hợp tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ 51kg vàng trưa 30/10/2020. (Ảnh: CACC)
Xác định Mười Tường là đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu 51kg vàng qua biên giới, ngày 28/11/2020, Cơ quan CSĐT Công an An Giang ra quyết định truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với 5 đối tượng, trong đó có Mười Tường.
Đến sáng 10/7/2021, Cơ quan CSĐT Công an An Giang bắt giữ Mười Tường sau gần 8 tháng lẩn trốn và sau đó 7 đối tượng trong vụ án cũng ra đầu thú.
Liên quan vụ án, ngày 27/8 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trần Thị Thảo Trang (SN 1971, TP.HCM), về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trang là chủ tiệm vàng Thảo Kim Thành (số 484, Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5, TP.HCM), một trong những mắt xích quan trọng trong đường dây vận chuyển trái phép vàng và ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam do Mười Tường cầm đầu.
“Bà trùm” buôn lậu Mười Tường bị bắt ngày 20/7/2021 sau gần 8 tháng lẩn trốn. (Ảnh: CACC)
Đặc biệt, ngày 29/10, Cơ quan CSĐT Công an An Giang khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Văn Võ (SN 1968, cư trú huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “rửa tiền” liên quan đến vụ “bà trùm” buôn lậu Mười Tường. Bị can Võ (là Thượng tá, nguyên là Trưởng phòng của một Phòng tại Công an tỉnh An Giang) đã có hành vi tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngân hàng nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền trên 3 tỷ đồng của Mười Tường do phạm tội mà có.
Video đang HOT
Như vậy, liên quan đến chuyên án 51kg vàng và “bà trùm” buôn lậu Mười Tường, Công an tỉnh An Giang đã khởi tố 19 đối tượng có liên quan, trong đó có một Thượng tá, nguyên là Trưởng phòng của một Phòng tại Công an tỉnh An Giang. Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án theo quy định của pháp luật.
Tang vật 51kg vàng. (Ảnh: CTV)
Đại tá Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, ngoài ra cầm đầu vụ buôn lậu 51kg vàng qua biên giới, Mười Tường còn liên quan đến 2 vụ án là vụ “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” liên quan đến vụ vận chuyển trái phép 470.000 USD từ Campuchia về Việt Nam, do Bộ đội Biên phòng An Giang chuyển điều tra theo thẩm quyền và vụ án “Buôn lậu” hàng hóa trị giá trên 1 tỷ đồng từ Campuchia về Việt Nam năm 2018, do Tổ công tác Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an cùng các lực lượng liên quan phối hợp bắt quả.
Chuyên án “đánh bạc” khủng lên đến 2.000 tỷ đồng
Theo nguồn tin từ Công an tỉnh An Giang, từ nguồn tin báo tố giác tội phạm của người dân qua số điện thoại đường dây nóng và chứng cứ thu thập được, Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang xác lập chuyên án trinh sát, đấu tranh, triệt xóa đường dây đánh bạc bằng hình thức lô đề do Đại tá Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng ban.
Đại tá Đinh Văn Nơi (người áo sọc, bìa trái) trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường vụ án “đánh bạc”. (Ảnh: Tiến Tầm)
Ngày 5/6, nhận lệnh Chỉ huy Ban Chuyên án, 11 Tổ công tác đồng loạt khám xét nơi ở của 11 đối tượng liên quan. Nhiều tài liệu, vật chứng liên quan được thu thập, với khoảng 100 ĐTDĐ các loại, nhiều máy fax, máy in, máy tính cùng nhiều phơi ghi lô đề… Thu giữ tại nơi ở của các đối tượng số lượng tiền mặt trên 5 tỷ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị khác.
Bước đầu xác định, đường dây cờ bạc này do các đối tượng Nguyễn Thị Thủy Liên, Dương Văn Hoàng và Huỳnh Sĩ Nguyên cầm đầu, tổ chức hoạt động.
Tang vật thu giữ được liên quan vụ án “đánh bạc” bằng hình thức lô đề. (Ảnh: Tiến Tầm)
Đại tá Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an An Giang cho biết, các đối tượng rất tinh vi, tổ chức đường dây lô đề với nhiều tầng nấc trung gian, dàn trải từ thành thị về nông thôn. Các đối tượng có mối quan hệ xã hội chằng chịt, hoạt động phạm pháp với danh nghĩa “núp bóng” doanh nghiệp, thành lập các công ty, cửa hàng nhưng thực tế không có hoạt động kinh doanh, mua bán. Đồng thời, sử dụng các phương tiện công nghệ thông minh để thực hiện hành vi phạm tội và các giao dịch liên quan.
Liên quan đến đường dây đánh bạc “khủng” bằng hình thức lô đề, cuối tháng 8/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã điều tra đã xác định số tiền thắng thua giữa các đối tượng trong đường dây cờ bạc này lên đến trên 2.000 tỷ đồng, đã ra quyết định khởi tố 24 đối tượng, hàng trăm đối tượng tham gia đường dây cờ bạc này đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Công an tỉnh An Giang kêu gọi các đối tượng có liên quan đến cơ quan công an đầu thú, để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Xét xử Đường Nhuệ: Điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng ở Thái Bình
Con nuôi "từ" vợ chồng Đường "Nhuệ", các luật sư bào chữa đồng loạt bỏ về là 2 trong các diễn biến bất ngờ ở phiên xử vụ "bảo kê" hỏa táng tại Thái Bình.
Tiến "trắng" xin nhận án 20 năm tù, "từ" vợ chồng Đường "Nhuệ"
Tối 18/11, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm với Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ", SN 1971, Thái Bình) và các đồng phạm trong vụ cưỡng đoạt tài sản liên quan hoạt động "bảo kê" hỏa táng.
Trong 2 ngày xét xử, phiên tòa đã có nhiều diễn biến khiến dư luận bất ngờ.
Đầu tiên, khi Hội đồng xét xử (HĐXX) mới đang kiểm tra căn cước thì Tiến "trắng" (Bùi Mạnh Tiến, SN 1995, Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình, con nuôi Đường) đã xin tòa cho mức án 20 năm tù.
Tiến "trắng" ngay từ đầu phiên xử đã thể hiện thái độ bất cần, tòa chưa xử nhưng đã xin mức án 20 năm tù. Ảnh: PH
Ngay sau khi xin tòa được nhận 20 năm tù, Tiến "trắng" cầm một bản giấy viết tay dài đã chuẩn bị trước và nói nhiều điều về bố mẹ nuôi.
Theo Tiến, cái "mác" con nuôi Đường "Nhuệ" cũng chỉ để cho oai, nam bị cáo đã làm được nhiều việc, nhiều điều lớn cho vợ chồng Đường "Nhuệ".
Đáng chú ý, Tiến "trắng" mong muốn bỏ thông tin là con nuôi Đường "Nhuệ" ở các nội dung trong cáo trạng cũng như thông tin sau này, Tiến nói muốn "xanh chín, dứt tình cạn nghĩa từ đây" với vợ chồng Đường.
Trong suốt 2 ngày xử án, Tiến "trắng" không trình bày gì nhiều. Tiến xin giữ im lặng, khi được gọi hỏi thì chỉ xin 20 năm tù. Thậm chí sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 12 năm đến 13 năm cho mình, Tiến nói nếu không xử được mức án 20 năm thì Tiến xin nhận mức 13 năm, vì "12 năm nhẹ quá".
Luật sư bào chữa cho Tiến cũng bị nam bị cáo từ chối bào chữa, chính bản thân bị cáo sinh năm 1995 cũng từ chối tranh luận, chấp nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Toàn bộ luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" bỏ về
Đây là diễn biến khá bất ngờ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng ở Thái Bình. Theo đó, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" (8 luật sư) cho rằng có việc vi phạm tố tụng ở phiên tòa.
Các luật sư đưa ra thông tin về việc không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định mà lại qua mạng; có việc vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra, đề nghị HĐXX xem xét; quyết định đưa vụ án ra xét xử không được gửi cho các bị hại; đề nghị triệu tập thêm những người làm chứng; vắng mặt nhiều bị hại nênn đề nghị hoãn tòa...
Trước đề nghị này, HĐXX thảo luận, hội ý và đưa ra quyết định tiếp tục phiên tòa.
Các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" đã rời tòa sau khi HĐXX quyết định tiếp tục xét xử phiên tòa, không hoãn như đề nghị của các luật sư. Ảnh: PH
Cụ thể, với yêu cầu triệu tập thêm những người làm chứng, HĐXX Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình nhận định, những người làm chứng như các luật sư đề nghị không liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của các bị cáo, vì vậy HĐXX không chấp nhận.
Với yêu cầu hoãn phiên tòa; các bị hại chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX cho biết họ đã nhận được thông báo về thời gian mở phiên tòa và họ không có ý kiến gì.Việc không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Với các luật sư, các luật sư cũng đồng ý nhận quyết định thông qua phương tiện thông tin, điện tử; các luật sư đã có mặt tại phiên tòa, được trình bày ý kiến, không ảnh hưởng đến việc bào chữa.
Việc vắng mặt các bị hại, người làm chứng thì hầu hết họ đều có đơn xin xét xử vắng mặt. Từ các phân tích đó, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng truy tố các bị cáo.
Đến đây, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng, phiên tòa vẫn diễn ra là không đúng quy định, họ đồng loạt rời tòa. Luật sư Đinh Anh Tuấn - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Dương - vợ Đường thì cho biết ông cảm thấy không được tôn trọng, pháp luật không được tôn trọng.
Khi các luật sư ra về, vị đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục đọc cáo trạng. Đến chiều cùng ngày, các luật sư đã bất ngờ xuất hiện trở lại, thực hiện quyền bào chữa của mình với thân chủ.
Vợ Đường "Nhuệ" được đề nghị mức án khác sau khi luận tội
Nguyễn Thị Dương trong vụ án được xác định đồng phạm giúp sức cho chồng trong việc "bảo kê" hỏa táng.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố bị cáo Dương tội "Cưỡng đoạt tài sản", quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 170 Bộ luật Hình sự. Cơ quan truy tố cáo buộc nữ bị cáo biết rõ Công ty Đường Dương do mình làm giám đốc không kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tang lễ, không tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần đối với các dịch vụ tang lễ Thái Bình; không được Công ty kinh doanh dịch vụ tang lễ ở Nam Định ủy quyền nhưng vẫn ký những bản hợp đồng nguyên tắc, quy chế hoạt động của Hiệp hội tang lễ Thái Bình.
Nguyễn Thị Dương được Viện Kiểm sát đề nghị mức án khác sau khi bị cáo nhận tội, xin bồi thường. Ảnh: PH
Bị can này 2 lần trực tiếp nhận số tiền 107.500.000 đồng là tiền báo ca hỏa táng của các dịch vụ tang lễ để mang về cho chồng. Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thị Dương từ 6 đến 8 năm tù.
Sau khi nghe Viện Kiểm sát luận tội, đề nghị mức án, nữ bị cáo xin tòa liên hệ với người thân để tìm phương án khắc phục, bồi thường số tiền bị xác định có trách nhiệm.
Sau đó Dương trình bày sẽ khắc phục hết toàn bộ số tiền hơn 107 triệu bị Viện Kiểm sát quy kết có trách nhiệm. Trước diễn biến này, Viện Kiểm sát đề nghị lại mức án cho bị cáo này từ 4 đến 5 năm tù.
Tuy nhiên đến cuối cùng, HĐXX nhận định Dương có vai trò giúp sức cho chồng trong vụ án, quyết định tuyên phạt bị cáo này 8 năm tù, mức án cao nhất như Viện Kiểm sát đề nghị lần đầu tiên.
Đường "Nhuệ" kêu bị oan
Xuyên suốt phiên xét xử, Đường "Nhuệ" kêu oan, không nhận tội, cho rằng cả gia đình mình đang bị mang tiếng vì "ăn trên xác người chết". Đường nói các cơ sở dịch vụ tự đưa ra ý tưởng nộp 500.000 đồng/ca hỏa táng để duy trì Hiệp hội tang lễ Thái Bình - nơi Đường tự xưng là Chủ tịch.
Nói về lý do các cơ sở dịch vụ phải nộp 500.000 đồng/ca hỏa táng cho mình, Đường nói họ được bảo vệ, không ai chèn ép, ngăn cản; được đi lại đúng giờ...
Vợ Đường "Nhuệ" (trái) thì nói không "bán danh 3 đồng" còn chồng (phải) thì nói bị oan ức. Ảnh: PH
"Gia đình tôi cả một đời làm được những việc mà người thường không làm được. Kiếm tiền bằng mồ hôi, trí óc... Thông tin nói gia đình Đường Dương cưỡng đoạt tiền của những xác chết, có cay đắng không?" - Nguyễn Xuân Đường trình bày.
Ngoài việc chối tội, Đường "Nhuệ" thậm chí còn ngồi "bóc sạn" ở cáo trạng. Bị cáo này cho rằng cáo trạng có nhiều điểm sai...
Với Nguyễn Thị Dương, vợ Đường nói bị cáo này không biết gì về Hiệp hội tang lễ Thái Bình. Các lần ký vào hợp đồng nguyên tắc, quy chế hoạt động Hiệp hội tang lễ Thái Bình là để tạo điều kiện cho chồng làm ăn.
Về việc nhận tiền báo ca hộ cho chồng từ người khác, Dương nói chỉ là nhận giúp chồng, nếu không phải Dương nhận thì cũng là người khác ra nhận giúp.
"Xin HĐXX cân nhắc kỹ, nếu không có bị cáo thì người ta vẫn làm, chợ vẫn họp. Tại sao lại quy chụp cho bị cáo ở đây, công việc hoàn toàn không liên quan đến bị cáo.
Bị cáo bao giờ cũng đặt chữ tâm, chữ tình lên đầu tiên. Không bao giờ "mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng" để mà nhận mấy chục triệu này" - vợ Đường "Nhuệ" nói trước tòa.
Ông Nguyễn Thành Tài: "Tôi đã vượt qua cám dỗ để sống"(!?) Khi được nói lời nói sau cùng, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM quả quyết bản thân không phải là người xấu, không phải là phần tử cơ hội và không nguy hiểm cho xã hội. Tối 18/11, phiên tòa xét xử bị cáo Dương Thị Bạch Diệp - Giám đốc công ty Diệp Bạch Dương (người được gọi là đại gia Diệp...