Hải Vân quan “thức giấc”
Chiều 24-8, trên đỉnh Hải Vân quan, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đồng thời đề xuất các giải pháp trùng tu, bảo tồn công trình đặc biệt này.
Hải Vân quan được “đánh thức” sau cái bắt tay giữa Đà Nẵng và TT-Huế. Ảnh: C.K
XUẤT LỘ NHIỀU BÍ MẬT DƯỚI LÒNG ĐẤT
Theo ông Nguyễn Ngọc Chất-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, từ tháng 4-2018, các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiên cứu và khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân quan. Kết quả thám sát và khai quật trên diện tích gần 900m2 đã làm sáng rõ quá trình hình thành và biến đổi của di tích, xác định được quy mô, kết cấu nền móng kiến trúc của công trình. Qua đó đã cung cấp những cứ liệu khoa học cần thiết, phục vụ hiệu quả cho công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân quan. Quá trình khảo cổ đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích nền móng kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân quan thời Nguyễn như: bậc cấp, lối đi của hai cổng, hệ thống tường thành, pháo nhãn cùng dấu vết nền móng kiến trúc các công trình khác nằm trong quần thể. Ngoài ra, quá trình khai quật cũng đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946 đến 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây.
Từ dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo cổ, cơ quan chuyên môn xác định công trình này đã bị vùi lấp mất phần chân móng nên không xác định rõ quy mô, kết cấu bậc cấp và lối đi vào cổng. Tuy nhiên, với kết quả khai quật ở độ sâu 1,4m, mọi dấu tích đã xuất lộ. Qua đó, xác định được chân móng của cổng cũng được bó đá Thanh hình khối hộp chữ nhật giống với cổng Hải Vân quan. Kích thước cổng rộng toàn bộ 7,9m, cao 6,52m, dày 4,79m; vòm cổng rộng 3,47m, cao 4,55m. Nền cổng lát đá sa thạch, mép ngoài bó vỉa bằng hàng gạch vồ dựng nghiêng, tiếp đến là lớp đá dăm nhỏ đầm chắc với vôi hàu.
Ông Chất cho biết, với vai trò là một lũy thành phòng thủ, kiểm soát an ninh qua lại trên đường thiên lý Bắc – Nam cũng như các tàu thuyền trên biển, từ cổng Hải Vân quan đến Thiên hạ đệ nhất hùng quan được xây dựng một hệ thống tường thành khép kín, bao bọc toàn bộ khu di tích. Với hình khối ngay ngắn khiến nhiều người ngộ nhận là hệ thống tường thành ở đây còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, thám sát và khai quật, kết quả khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết nền móng tường thành cũ. “Từ đó có cứ liệu khoa học quan trọng để khẳng định rằng đa số những dấu tích tường thành hiện thấy đều đã được cải tạo, xây xếp vào giai đoạn quân đội Pháp, Mỹ chiếm đóng”, ông Chất cho hay. Trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1975, quân đội Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đồn trú tại di tích Hải Vân quan đã xây dựng mới tại đây hệ thống nhà ở, đồn bốt, lô cốt, công sự, ụ súng…, làm thay đổi hoàn toàn bố cục mặt bằng nguyên gốc của di tích thời nhà Nguyễn. Ngoài ra, xung quanh Hải Vân quan, quân đội Mỹ đã xây thêm 5 chiếc lô cốt tại các vị trí xung yếu để bảo vệ cứ điểm này. Do vậy, dấu vết về di tích Hải Vân quan hiện hữu trên mặt đất ngày nay, ngoài hai cổng Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan còn lại từ thời Nguyễn (năm 1826) thì chủ yếu là những dấu tích xây dựng mới hoặc được cải tạo trong giai đoạn 1946 – 1975.
Song song với việc tiến hành nghiên cứu, làm xuất lộ các dấu tích kiến trúc của Hải Vân quan, trong quá trình khai quật, nhóm chuyên gia đã thu thập được một số loại hình di vật gồm vật liệu gạch, ngói, mảnh vỡ các loại hình đồ sành, sứ, gốm men, đồ đất nung và mảnh bia đá thời Nguyễn; đồ dùng sinh hoạt bằng sắt, inox và thủy tinh của binh lính quân đội Pháp, Mỹ. Sau khi phân loại, xử lý bảo quản, gắn chắp, giám định niên đại…, bộ sưu tập hiện vật này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học để phục vụ hiệu quả công tác thiết kế, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích và phát huy trưng bày tại di tích này.
Video đang HOT
Hải Vân quan là dấu nối trên con đường di sản của du lịch miền Trung. Ảnh: C.K
GIỮ NGUYÊN HIỆN TRẠNG, TRÁNH ÁP ĐẶT KHI TRÙNG TU
Theo các chuyên gia, Hải Vân quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia là sự khẳng định những giá trị vốn quý của di tích cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy. Do đó, việc bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn này là hết sức cấp thiết, góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, du lịch. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học không chỉ làm sáng tỏ những giai đoạn hình thành, biến đổi của di tích mà còn xác định được cụ thể quy mô, kết cấu, vị trí, kích thước và tính chất của từng công trình kiến trúc trong tổng thể khu di tích. Qua đó, đã bóc tách được những giai đoạn xây dựng, sửa chữa, cải tạo lại di tích theo từng thời kỳ lịch sử, cung cấp những cứ liệu khoa học chân xác và nhận thức mới, đầy đủ hơn, toàn diện hơn Hải Vân quan.
Các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho rằng, cần thiết kế tôn tạo, phục hồi di tích Hải Vân quan theo mặt bằng kiến trúc thời Nguyễn với chức năng như một pháo đài quân sự đặc biệt. Theo đó, sẽ tháo dỡ những kiến trúc xây mới trên nóc hai cổng Hải Vân quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan cũng như các công trình bên trong khu di tích; phục hồi lại hệ thống tường thành, ụ súng thần công, bậc cấp, đường đi qua hai cổng. Cạnh đó là nghiên cứu, bảo tồn và tôn tạo các lô cốt, hầm ngầm thời Pháp, Mỹ. Xem nó như là những chứng tích chiến tranh và phản ánh sinh động những giai đoạn biến đổi qua các thời kỳ lịch sử của di tích. Mặt khác cần cải tạo không gian mặt bằng xung quanh di tích, tạo cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ đón tiếp khách tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng tại khu vực này.
Ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT- Huế cho rằng, phương án tốt nhất vẫn là phục hồi nguyên trạng đặc điểm kiến trúc thời nhà Nguyễn đồng thời giữ lại những công trình được xây dựng thời Pháp, Mỹ làm đồn trú vì giai đoạn sau này cũng là một giai đoạn lịch sử của Hải Vân quan hôm nay. Ngoài ra, phải lần giở được hướng đi, phát lộ toàn phần hoặc một đoạn của con đường Thiên Lý qua Thiên hạ đệ nhất hùng quan (phía Bắc) và Hải Vân quan (phía Nam) theo hướng đảm bảo tính nguyên bản và có sự kết nối trong quần thể di tích đặc biệt này. “Trong tương lai, đây phải là di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt. Hai địa phương đã vượt qua rất nhiều trở ngại để cùng nhau đánh thức Hải Vân quan thì công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích này chắc chắn sẽ thực hiện được. Các cơ quan chuyên môn phải ngồi lại với nhau để hoàn thiện dự án, kịp phê duyệt và tiến hành vào đầu năm 2019. Hy vọng, trong thời gian không xa, Hải Vân quan sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, là niềm tự hào của người dân hai xứ Thuận – Quảng xưa, Huế – Đà Nẵng ngày nay”, ông Dung nhấn mạnh.
CÔNG KHANH
Theo VTC
Việt Nam đăng cai tổ chức SEA GAMES trước lượt luân phiên
Chiều ngày 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về chủ trương đăng cai tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 vào năm 2021.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc đăng cai tổ chức SEA GAMES 31
Nếu theo thứ tự luân phiên, Campuchia sẽ tổ chức SEA Games 31 vào năm 2021 và Việt Nam sẽ đến lượt đăng cai SEA Games vào năm 2023. Tuy nhiên, do chưa có đủ điều kiện nên Campuchia đã đề nghị và được Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) chấp thuận cho đăng cai tổ chức SEA Games 32 vào năm 2023. SEAGF đã gửi thư cho phía Việt Nam thông báo về việc SEAGF dự kiến trao quyền đăng cai tổ chức SEA Games 31 vào năm 2021 cho Việt Nam.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc đăng cai tổ chức SEA Games 31 theo đề nghị của SEAGF là thích hợp. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tổ chức SEA Games 31 năm 2021 tại Việt Nam, đồng thời giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo ý kiến của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP. Hà Nội, TP. Hà Nội cơ bản đáp ứng về cơ sở vật chất để tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11. Các cơ sở vật chất tại Hà Nội hiện nay cũng đã được bảo dưỡng, nâng cấp một bước để chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII trong năm nay. TP. Hà Nội có nhiều kinh nghiệm và đủ nguồn nhân lực để tổ chức sự kiện này vì đã từng tổ chức SEA Games 22 năm 2003, Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á năm 2009 cùng nhiều sự kiện thể thao quốc tế lớn khác.
Ý kiến phát biểu của Thường trực Chính phủ thể hiện nhất trí việc Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11, giao TP.Hà Nội chủ trì tổ chức.
Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao & Du lịch phát biểu tại phiên họp
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao quyết tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Hà Nội và các bộ, ngành, địa phương liên quan; cho rằng đây vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự của Việt Nam, một thành viên tích cực của ASEAN, đồng thời là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước.
Nhất trí giao Hà Nội chủ trì tổ chức sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Ban cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng tờ trình báo cáo Bộ Chính trị về việc đăng cai tổ chức SEA Games 31 và Para Games 11 tại Hà Nội.
Nhấn mạnh tinh thần tổ chức an toàn, tiết kiệm, tạo được dấu ấn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hà Nội tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, có phương án chi tiết để triển khai; xã hội hóa nguồn lực tối đa. "Hà Nội cần tận dụng cơ sở vật chất hiện có, hạn chế việc xây, mua sắm mới và đặc biệt, xây dựng phương án kinh phí thực sự tiết kiệm, hiệu quả", Thủ tướng nêu rõ.
Ngành thể dục thể thao cần tích cực chuẩn bị về chuyên môn để làm sao đạt được thành tích cao nhất tại Đại hội thể thao quan trọng của khu vực này.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thời gian tổ chức SEA Games 31 (khoảng 17 ngày) và Para Games 11 (khoảng 11 ngày) từ tháng 10 đến tháng 12/2021. SEA Games 31 sẽ có khoảng 16.000 người tham dự, trong đó huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài khoảng 11.000 người và Para Games khoảng 4.000 người, trong đó huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài khoảng 2.100 người.
Tính đến năm 2019, SEA Games sẽ được tổ chức 30 lần, trong đó, Thái Lan và Malaysia mỗi nước đã tổ chức 6 lần; Singapore, Indonesia và Philippines mỗi nước đã tổ chức 4 lần; Myanmar đã tổ chức 3 lần; Brunei, Việt Nam và Lào mỗi nước đã tổ chức 1 lần.
Theo Dantri
Tổ chức khai quật khảo cổ học tàu cổ đắm tại biển Dung Quất Chiều 9.7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Bộ VH-TT&DL, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khởi công khai quật khảo cổ học con tàu cổ bị đắm tại vùng biển Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn. Tham dự khai quật có các nhà nghiên cứu, chuyên môn hàng...