Hai tuần tự điều trị Covid-19 của sinh viên trường y
Từng xem thường Covid-19 do trẻ tuổi, khỏe mạnh, David Vega, 27 tuổi, cảm thấy cuộc sống như biến thành địa ngục vì mắc bệnh.
Là sinh viên năm cuối tại Trường Y thuộc Đại học Indiana, David Vega dương tính với nCoV sau chuyến du lịch nước ngoài và bang Florida. Anh chia sẻ trải nghiệm tự điều trị Covid-19 trong hai tuần.
Tôi tên là David. Tôi là thanh niên 27 tuổi khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý. Là sinh viên năm cuối ngành Y, tôi sẽ tốt nghiệp vào tháng 6 năm nay, trở thành bác sĩ như mơ ước. Vì theo đuổi nghề y, tôi rất quan tâm đến sức khỏe cá nhân, tập nhiều bài thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh. Khi Covid-19 xuất hiện, tôi đã xem nhẹ nó. Tôi nghĩ rằng mình miễn dịch với loại virus này vì khỏe mạnh, trẻ trung nhưng tôi đã nhầm.
Đầu tháng 3, các báo cáo về virus corona tại Mỹ mới xuất hiện. Tôi nghe nói loại virus này “làm tổ” trong viện dưỡng lão ở thành phố Seattle, bang Washington, giáo đường Do Thái ở thành phố New Rochelle. Đó là tình huống nguy hiểm nhưng sự lây nhiễm trong cộng đồng chưa phổ biến.
“Ồ, mình sẽ rửa tay, sẽ giữ khoảng cách với mọi người”, tôi tự nhủ nhưng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe bản thân. Tôi cho rằng nếu có nhiễm, mình còn trẻ nên sẽ chỉ giống như bị cúm, cảm lạnh. Tôi đã bay sang châu Phi hai tháng để tham gia cuộc hội thảo y học, mạo hiểm trên những chuyến bay dài với nhiều người xa lạ.
Khi trở về, tôi tham gia bữa tiệc trên bãi biển suốt một tuần ở Florida, gặp nhiều bạn bè trước khi quay lại Indiana để kết thúc kỳ học cuối tại Trường Y thuộc Đại học Indiana. Tôi đã không cẩn thận, không thực hiện biện pháp phòng tránh cần thiết, quá đề cao khả năng của bản thân. Tôi đã bị loại virus mới đánh úp.
David Vega, 27 tuổi, tự điều trị Covid-19 trong hai tuần. Ảnh: David Vega.
Video đang HOT
Một ngày sau khi về đến Indiana, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Thứ năm ngày 12/3, tôi thức dậy với cơn sốt, ớn lạnh dọc cơ thể, mệt mỏi, đau cơ, khớp. Tôi tưởng rằng mình chỉ bị cảm cúm thông thường. Tôi không ho, không khó thở, không bị buồn nôn, không tiêu chảy.
Thầm nghĩ “Mình sẽ vượt qua sớm thôi”, tôi dùng thuốc giảm đau Ibuprofen, thuốc hạ sốt Tylenol và nằm trên giường cả ngày. Ngày hôm sau, tôi có lịch khám bác sĩ theo thường nhật. Thân nhiệt 38,3 độ C, tôi được đưa vào phòng cách ly. Xét nghiệm cúm A, cúm B, virus RSV đều cho kết quả âm tính, giờ chỉ còn chờ đợi kết quả Covid-19 sẽ có bảy ngày sau đó.
Tình hình của tôi tiếp tục xấu đi. Những cơn sốt dai dẳng không dứt. Tôi không muốn ăn, sụt 4,5 kg. Tôi uống thêm vitamin mỗi ngày, tiếp tục dùng Ibuprofen, Tylenol sáu tiếng mỗi lần. Tôi làm mọi cách có thể để cơ thể không phải chịu đựng cơn đau.
Đến ngày thứ sáu, tôi quyết định ngừng sử dụng Ibuprofen vì các chuyên gia cảnh báo Ibuprofen làm thay đổi phản ứng miễn dịch chống virus. Tôi cảm thấy tốt hơn vào ngày hôm sau. Cơn sốt và ớn lạnh vẫn còn nhưng không gay gắt như trước. Tôi tiếp tục sử dụng Tylenol vào buổi sáng và trước giờ đi ngủ.
Ngày thứ bảy vẫn cảm thấy ớn lạnh nên tôi tiếp tục ngừng sử dụng Tylenol để cơ thể tự chống lại virus này. Tôi thử tập thể dục tại nhà nhưng bị chóng mặt, buồn nôn. Cơ thể tôi vẫn chiến đấu từng chút một.
Ngày hôm sau, tôi không còn sốt hay bị ớn lạnh nữa. Tôi cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Tôi tự nhủ với bản thân rằng mình đang dần hồi phục. Đêm đó, tôi cầu xin Chúa chấm dứt nỗi đau này.
Sau bảy ngày tự chống chọi, tôi có kết quả dương tính với nCoV, phải cách ly thêm một tuần nữa. Nhưng căn bệnh đang dần rời khỏi cơ thể, tôi nghĩ rằng mình vẫn có thể chiến đấu. Đến ngày cách ly thứ 13, tôi đã không còn dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào. Trong vài ngày qua, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện vào ban đêm như mệt mỏi, đổ mồ hôi, ớn lạnh nhưng sau ngày 13 đã biến mất hoàn toàn. Tôi có thể tập vài động tác thể dục đơn giản.
Tại sao tôi lại kể câu chuyện này? Bởi vì tôi muốn chia sẻ sai lầm của mình và khuyến khích mọi người học hỏi từ nó. Tôi đã phớt lờ khi các con số leo thang. Bởi vì virus này thực sự nguy hiểm, không ai có thể thoát khỏi nó. Trong hai tuần chữa bệnh, tôi mất cảm giác về bản thân, cuộc sống như biến thành địa ngục trần gian.
Tại nhiều nơi trên thế giới, bác sĩ phải lựa chọn bệnh nhân được sử dụng máy thở hoặc để cứu chữa vì virus này lan nhanh, khiến rất nhiều người nhiễm và đến giờ tình hình chưa thể kiểm soát. Tôi kể câu chuyện của mình không chỉ mong các bạn nâng cao cảnh giác mà hy vọng các bạn có thể thực hiện nghiêm túc các quy định. Sự phối hợp này để bảo vệ sức khỏe của cá nhân bạn và mọi người xung quanh, giảm thiểu áp lực lên ngành y tế.
Nếu chúng ta hoàn thành tốt phần việc của mình, Covid-19 có thể được đẩy lùi và cuộc sống của chúng ta sẽ trở về như trước kia.
Tôi là David, tôi không bất khả chiến bại. Và các bạn cũng vậy.
Nữ sinh y khoa tốt nghiệp sớm để chống dịch
Ngày 31/1, Fatoumata Bogoy Bah, 26 tuổi, dự lễ tốt nghiệp trực tuyến của Đại học Y Massachusetts trên Zoom, sau đó tham gia chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19.
Fatoumata sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, mẹ làm việc tại một viện dưỡng lão trong khi chị gái làm ở khoa cấp cứu. "Tôi không chịu được việc nhìn mẹ và chị chăm sóc, cứu người trong khi mình không biết làm gì. Đó là lý do tôi theo đuổi ngành học này", cô chia sẻ.
Theo kế hoạch, Fatoumata sẽ kết thúc năm cuối Đại học Y Massachusetts vào tháng 7 với sự góp mặt của đông đảo gia đình và bạn bè. Sau đó, cô sẽ tự thưởng một chuyến du lịch nước ngoài trước khi trở thành bác sĩ nội trú.
Thế nhưng Covid-19 xảy ra khiến kế hoạch của cô gái 26 tuổi bị đảo lộn. Fatoumata tốt nghiệp trường y sớm hơn gần hai tháng, tình nguyện làm việc tại Trung tâm Y tế UMass Memorial ở Worcester, Massachusetts.
"Nếu vài tháng trước, ai đó gặp tôi và nói sẽ làm những công việc này vào tháng 4 năm nay, tôi sẽ nhìn họ như thể họ mất trí rồi. Tôi chưa từng tưởng tượng ra điều mình đang làm hiện tại", Fatoumata nói.
Chưa đầy một tuần sau lễ tốt nghiệp ngày 31/3, cô bắt đầu công việc tại Trung tâm Y tế UMass Memorial (Massachusetts), tham gia khóa học điều trị từ xa và chăm sóc các bệnh nhân mắc Covid-19. Lúc đó, Massachusetts có hơn 28.000 ca dương tính.
Nữ sinh y khoa Fatoumata Bogoy Bah. Ảnh: Good Morning America
Fatoumata làm việc tại khu vực cứu chữa và chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện. Hàng ngày, cô chủ yếu giao tiếp với người bệnh thông qua điện thoại và video. Bệnh viện chỉ cho một bác sĩ đi thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân để giảm rủi ro lây lan virus.
Các lãnh đạo bệnh viện cho biết, việc không để cho Fatoumata cùng sinh viên vừa tốt nghiệp khác tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 nhằm tránh lây nhiễm chéo do bác sĩ tình nguyện không thể ở lại lâu dài.
Tháng 7 tới, Fatoumata sẽ trở thành bác sĩ nội trú ngành gây mê tại Bệnh viện New York-Presbyterian Hospital, Trung tâm y tế Weill Cornell, thành phố New York, nơi được coi là điểm nóng của Covid-19. "Tuy có chút lo lắng, tôi rất háo hức khi có cơ hội tham gia vào công tác y tế tại New York", Fatoumata nói.
Dù trực tiếp tham gia vào tuyến đầu chống dịch, Fatoumata không hề lăn tăn hay nghi ngại, cho rằng đây là một quyết định "không thể đúng đắn hơn". "Tôi thấy mình đang thực sự được sống trong lý tưởng và mục đích của bản thân khi lựa chọn theo đuổi ngành Y. Tại viện, tôi học được sự bình tĩnh của mọi người và biết bản thân đang đi đúng hướng mình muốn", cô nói.
Đến 20/4, Covid-19 đã lan ra 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 2,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 170.000 người chết. Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với gần 800.000 ca dương tính, trong đó 42.000 trường hợp tử vong.
Thanh Hằng
Sinh viên y chống dịch 12 tiếng mỗi ngày Corin Kinkhabwala, 29 tuổi, sinh viên Đại học Y khoa Albert Einstein, thành phố New York dự kiến tốt nghiệp tháng 6, nhưng Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả. Thay vì thực hiện nghiên cứu khoa học để tốt nghiệp, Corin đang tham gia điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV tại Bệnh viện Montefiore, thành phố New York. Hai tuần trước,...