Hai tuần chống chọi Covid-19 tại nhà của người phụ nữ Việt ở Mỹ
Trở về từ chuyến đi chơi biển ở Florida, Trâm Nguyễn, 34 tuổi, đau người ê ẩm, nghĩ mình bị trúng gió.
Sang ngày thứ hai, chị không sốt nhưng ớn lạnh, người mệt mỏi, “không còn sức lực để làm gì, chỉ muốn nằm trên giường”. Hôm sau, cơ thể vẫn ớn lạnh bất thường, chị nghi ngờ mắc Covid-19 nên đặt lịch hẹn xét nghiệm ở một hàng CVS gần nhà, hồi cuối tháng 4.
Có nhiều nơi để người dân đến xét nghiệm Covid-19 ở Mỹ như phòng khám, bệnh viện hoặc các chuỗi cửa hàng bán thuốc, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như Walgreen, CVS… Tại các cửa hàng này, người dân chỉ cần lái ôtô ngang qua, không vào bên trong để đảm bảo an toàn. Qua cửa sổ, nhân viên y tế đưa gói đựng dụng cụ xét nghiệm và hướng dẫn mọi người tự thực hiện, sau đó đặt mẫu xét nghiệm vào một chiếc hộp theo quy định.
Người có bảo hiểm tại Mỹ sẽ được xét nghiệm miễn phí. Nếu không bảo hiểm, chi phí dao động khoảng 100-200 USD. “Nếu cần kết quả liền thì đắt tiền, còn hôm sau mới nhận thì tốn ít hơn”, chị Trâm, hiện ở Texas, chia sẻ với VnExpress về trải nghiệm chống chọi Covid-19.
Nhận kết quả dương tính nCoV qua email, chị Trâm xin nghỉ làm. “Tôi liền đóng cửa cách ly với thế giới bên ngoài”, chị kể. Cảm giác mệt rã rời, chị nấu nồi nước lá để xông cho ra mồ hôi nhưng không ngồi được lâu. Khi nồi nước vẫn còn hơi nóng, chưa nguội hẳn, chị đã bung chăn leo lên giường nằm nghỉ mệt.
Sáng ngày thứ năm, chị tỉnh táo hơn, có thể ra vườn chăm sóc cây trái. Đến chiều, chị lại ớn lạnh và mệt mỏi, tiếp tục nấu nước xông. Chị cũng bắt đầu mất vị giác, ăn không ngon miệng. “Ăn gì ngọt hay chua đều chỉ thấy vị đắng”, chị Trâm nói.
Ngày thứ sáu, chị tranh thủ ra vườn vận động, hít thở khí trời vào buổi sáng để tăng đề kháng. Buổi chiều chị vẫn cảm giác ớn lạnh. Ba ngày tiếp theo, ngoài mất vị giác, chị còn tiêu chảy, mất khứu giác, phải đặt ngay sát mũi mới ngửi được mùi.
Ngày thứ 10, chị hồi phục khỏe khoắn hoàn toàn, không còn bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Covid-19 lúc này vẫn dương tính. Đến ngày thứ 15, chị kiểm tra lại một lần nữa, kết quả âm tính.
Chồng chị Trâm cũng xét nghiệm dương tính nCoV ngay sau vợ nhưng khỏe hơn, chỉ hơi ớn lạnh, không sốt, ít mệt. Hai vợ chồng nhận kết quả âm tính cùng ngày. May mắn, mẹ chồng và em chồng sống chung nhà vẫn khỏe mạnh. Mẹ chồng chị nấu ăn cho con đều cẩn thận dùng găng tay, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách xa không ăn chung ngồi chung. Em chồng cũng sống phòng riêng.
Theo chị Trâm, truyền thông Mỹ hướng dẫn người dân cách tự theo dõi tại nhà, khi có các dấu hiệu nặng, khó thở thì mới vào viện cấp cứu. Trong thời gian nằm dưỡng bệnh, chị cũng học hỏi kinh nghiệm từ những người đã mắc bệnh trước đó, chia sẻ trên mạng xã hội, mỗi người mỗi triệu chứng khác nhau. Lời khuyên chủ yếu vẫn là uống vitamin tăng cường đề kháng, uống thuốc giảm đau hạ sốt.
Chị họ của chị Trâm sống tại Seatle, bang Washington, trước đó vài tháng cũng mắc Covid-19. Chị họ 45 tuổi, khoẻ mạnh không bệnh nền nhưng bị trở nặng, phải đi cấp cứu, được bác sĩ cho thuốc về nhà uống và khỏi bệnh sau một tháng. “Chị ấy sốt, trong khi tôi chỉ ớn lạnh, không hề sốt”, chị Trâm nói.
Nhớ lại lúc đi du lịch qua Florida, hai vợ chồng chị “hơi chủ quan, đi khách sạn, quán ăn, nhà hàng không bảo vệ bản thân”, đến khi nhận chẩn đoán dương tính rồi mới thấy rất sợ và lo lắng.
“Khi ấy cảm thấy kiệt sức, không còn chút sức lực nào nữa, sợ không đủ sức đề kháng và trở nặng thì không biết sẽ ra sao”, chị Trâm nói về tâm lý khi mới mắc bệnh. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, ngủ dậy cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo, làm vườn trồng cây, chị thấy lạc quan trở lại.
Mỹ hồi đầu hè này nới lỏng phòng chống dịch vì hầu hết người dân đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ khuyến nghị những người tiêm đầy đủ hai mũi vaccine không cần đeo khẩu trang, kể cả ở trong các không gian trong nhà.
Gia đình chị chưa chích ngừa vaccine vì thời gian đó, có trường hợp sau chích J&J bị đông máu và tử vong. “Cả nhà cũng tâm lý hoang mang, chờ xem đại trà mọi người chích phản ứng ra sao rồi quyết định, nhưng chẳng may lại mắc Covid-19″, chị Trâm nói. Sau đó, báo chí Mỹ đưa tin tiếp tục cho loại vaccine này được sử dụng vì đó chỉ là một vài trường hợp đặc biệt, không phổ biến.
Khỏi Covid-19, chị Trâm khuyên khi mắc bệnh cần bình tĩnh. Nếu trở nặng và cảm thấy khó thở, cần đến bệnh viện để khám kịp thời. Điều quan trọng là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, giữ khoảng cách với những người xung quanh. Uống thuốc hạ sốt, nước cam hoặc chanh tươi bổ sung vitamin C. Uống chanh gừng mật ong nóng giữ ấm cơ thể, xông hơi mỗi ngày để thấy dễ chịu. Có thể bổ sung magie, kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.
Video đang HOT
Sau khi khỏi bệnh, chồng chị Trâm đã đi chích vaccine ngừa Covid-19. Riêng chị, do vừa mang thai nên bác sĩ tư vấn đợi khi thai nhi khoảng 4-5 tháng mới nên chủng ngừa.
Vợ chồng chị Trâm Nguyễn khi đi du lịch tại Florida, hồi tháng 4. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, Mỹ, cho biết khi tự điều trị tại nhà, người mắc Covid-19 cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, đảm bảo ba điểm chính gồm: giảm tối đa lây nhiễm thêm cho người xung quanh, tự chăm sóc cho bản thân để hồi phục, quan sát triệu chứng bệnh để biết cần đi cấp cứu khi nào.
Để giảm tối đa lây nhiễm cho người xung quanh, nên sắp xếp ở phòng riêng để cách ly với những người chưa bị nhiễm trong nhà và vật nuôi vì chúng có thể là trở thành vật mang virus. Nếu có thể, nên sử dụng phòng tắm riêng. Nếu cần tiếp xúc với người nhà hoặc vật nuôi, hãy rửa tay trước đó và đeo khẩu trang.
Thông báo với những người đã tiếp xúc gần trong khoảng thời gian nghi ngờ mắc Covid-19, để những người này cũng phải cẩn thận đi kiểm tra và đề phòng lây nhiễm người khác. “Hầu hết người bị nhiễm có thể bắt đầu lây virus từ 48 giờ sau khi nhiễm, thời gian này thường không có triệu chứng và kết quả xét nghiệm thường âm tính”, ông Vũ chia sẻ.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60%. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chén dĩa. Lau sạch tất cả các bề mặt thường xuyên chạm vào, như kệ bếp, mặt bàn và tay nắm cửa bằng dung dịch tẩy trùng hoặc cồn.
Covid-19 do nCoV gây ra, cũng như hầu hết các loại bệnh do các virus khác gây ra thì việc điều trị chủ yếu là “điều trị hỗ trợ”, cố gắng “làm dịu”, “làm nhẹ” các triệu chứng khó chịu, để cơ thể có thời gian củng cố hệ miễn dịch chiến đấu với virus. Hầu hết các trường hợp tự điều trị Covid-19 sẽ bắt đầu hồi phục và khỏe lại sau hai tuần.
Những triệu chứng nhẹ mà người bị mắc Covid-19 có thể tự điều trị ở nhà như sốt, ho, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc toàn cơ thể, đau đầu, mất vị giác, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Điều trị bằng cách nghỉ ngơi, cung cấp đủ nước cho cơ thể, sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường khi cần, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng trái cây tươi. Bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng mỗi ngày 5-10 phút, uống sữa, ăn trứng… Phương pháp xông hơi có thể làm dịu đau họng và mở đường hô hấp, giúp thở dễ dàng hơn.
Tiến sĩ Vũ phân tích, tỷ lệ người bệnh bị trở nặng tỷ lệ thuận với độ tuổi, tăng nguy cơ với người có bệnh nền như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh ung thư… và nam giới bị nặng nhiều hơn nữ giới. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế và các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp như máy trợ thở, máy lọc máu, các thuốc đặc trị…
Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm và cần đi cấp cứu là cảm thấy rất khó thở, đau dai dẳng hoặc cảm giác có áp lực trong lồng ngực, không thể tỉnh táo, da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, mất sức sống.
Bộ Y tế ngày 14/7 quyết định rút ngắn thời gian điều trị đối với bệnh nhân F0 không triệu chứng, với ba nhóm được giám sát y tế tại nhà. Những thay đổi này được đưa ra trước bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh tại nhiều địa phương, tạo áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị.
5 loại ung thư tấn công phụ nữ nhiều nhất
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn cầu, sau các bệnh tim mạch, theo The Health Site .
Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều gấp 3 lần nam giới - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư là sự phát triển không kiểm soát và lây lan của các tế bào bất thường trong cơ thể.
Theo ước tính, phụ nữ ít bị ung thư hơn nam giới. Trong khi cứ 2 người đàn ông thì sẽ có 1 người mắc bệnh ung thư, thì có 1 trong 3 phụ nữ mắc ung thư trong đời.
Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ được cứu sống sau căn bệnh này hơn nam giới.
Một số cho rằng những khác biệt này là do nhiều yếu tố nguy cơ ung thư liên quan đến lối sống, như hút thuốc, uống rượu và ăn nhiều chất béo, những vấn đề này thường xảy ra ở nam giới hơn phụ nữ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về gien giữa nam và nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng.
Tất nhiên là có một số bệnh ung thư chỉ phụ nữ mới mắc phải vì chúng phát triển trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.
Hãy tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến 5 loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, để thực hiện các bước ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ, theo The Health Site .
1. Ung thư vú
Mặc dù nam giới cũng bị ung thư vú, nhưng đương nhiên là phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn.
Các yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư vú ở phụ nữ bao gồm tuổi tác, từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn, tiền sử gia đình, chưa từng có con hoặc mang thai lần đầu muộn, không cho con bú, thừa cân, lười vận động, ăn nhiều thịt đỏ và uống nhiều rượu, theo The Health Site .
2. Ung thư phổi
Trong khi ung thư vú thường xảy ra ở phụ nữ hơn, thì ung thư phổi là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn.
Ung thư phổi là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư phổi và phế quản ước tính chiếm 12% các trường hợp ung thư ở nữ, theo The Health Site .
Không chỉ hút thuốc lá mà hít phải khói thuốc do người khác hút cũng là yếu tố nguy cơ số một gây ung thư phổi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, những người này có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc tử vong vì căn bệnh này cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc.
Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như khí radon, amiăng, thạch tín, khí thải diesel và ô nhiễm không khí là những yếu tố khác dẫn đến tăng nguy cơ ung thư phổi. Tiền sử gia đình cũng có thể góp một phần.
3. Ung thư đại trực tràng
Theo ước tính, loại ung thư này chiếm 8% tổng số ca ung thư ở phụ nữ. Đa số ung thư ruột kết và trực tràng thường gặp ở người lớn từ 50 tuổi trở lên.
Bên cạnh tuổi tác, nhiều yếu tố khác như thừa cân hoặc béo phì, lười vận động, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến, hút thuốc, uống nhiều rượu, lớn tuổi và tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp có thể góp phần phát triển bệnh này.
4. Ung thư tử cung
Ung thư tử cung, hay ung thư nội mạc tử cung, là loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ.
Nhiều người bị ung thư tử cung hơn là ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng.
Ung thư tử cung phát triển trong niêm mạc tử cung - nội mạc tử cung.
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên khi già đi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoóc môn, đặc biệt là estrogen, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở phụ nữ.
Chúng bao gồm dùng estrogen sau khi mãn kinh, dùng thuốc điều trị ung thư vú và thuốc tránh thai.
Số lượng chu kỳ kinh nguyệt cao hơn (trong suốt cuộc đời), chưa từng có con, béo phì và có một số khối u buồng trứng hoặc hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể làm tăng nguy cơ.
5. Ung thư tuyến giáp
Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp nhiều gấp 3 lần nam giới.
Mặc dù bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất sau 30 tuổi, theo The Health Site .
Rất may là hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp đều có thể chữa khỏi.
Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất và là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi cao nhất trong tất cả các loại ung thư.
Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp, chế độ ăn ít iốt và tiếp xúc với bức xạ là một số yếu tố nguy cơ đối với tuyến giáp, theo The Health Site .
Nam giới Việt bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ (nhồi máu cơ tim), khoảng 50% trong số đó tử vong. Đáng lưu ý, tỉ lệ nam giới bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới. Tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về "Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống đột quỵ tại Việt Nam...