Hai trùm diệt chủng Khmer Đỏ nhận án chung thân
Bản án cuối cùng cũng được tuyên đối với 2 trùm diệt chủng Khmer Đỏ sau suốt 8 năm trời xét xử.
Ngày 7/8, sau hơn 30 năm diễn ra thảm họa diệt chủng của Khmer Đỏ tàn sát một phần tư dân số Campuchia, cuối cùng hai nhân vật chủ chốt trong chế độ diệt chủng tàn bạo này cũng bị tòa án quốc tế tuyên án phạm tội ác chống lại loài người.
Nhân vật số 2 Nuon Chea của Khmer Đỏ năm nay đã 88 tuổi bị kết án chung thân vì vai trò của ông ta trong cuộc đại diệt chủng sát hại khoảng 1,7 triệu đồng bào. Nuon Chea là Phó Tổng bí thư của Đảng Nhân dân Campuchia, và trong thời Khmer Đỏ, nhân vật khét tiếng này được biết đến với tên gọi “Anh số 2″.
Đồng phạm với ông là là Khieu Samphan, Chủ tịch Campuchia Dân chủ từ năm 1976 đến 1979 và là nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer Đỏ, cũng bị kết án chung thân vì tội ác của mình.
Bị cáo Khieu Samphan (trái) và Nuon Chea tại tòa án
Phán quyết của tòa án nêu rõ hai nhân vật này đều đã phạm những tội ác như giết người, khủng bố chính trị và các hành động vô nhân đạo khác như ép người dân vào các trại tập trung, thủ tiêu nhiều người và xâm hại đến nhân phẩm của chính đồng bào mình.
Sau khi nghe phán quyết của tòa, cả hai bị cáo đều không có những phản ứng rõ ràng, mặc dù trước đó hai nhân vật đã tuổi cao sức yếu này đều khăng khăng mình không phạm tội.
Công tố viên quốc tế Nicholas Koumjian tuyên bố tại buổi họp báo sau khi tòa án ra phán quyết: “Mức án này phản ánh sự nghiêm trọng của những tội ác mà các bị cáo phạm phải”.
Video đang HOT
Từ khi lên nắm quyền vào năm 1975 cho đến khi sụp đổ vào năm 1979, chế độ Khmer Đỏ đã gây ra một trong những họa diệt chủng khủng khiếp nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Trong thảm họa diệt chủng này, những người chỉ cần biết đọc biết viết hay đeo kính đều bị coi là phần tử trí thức phản cách mạng và bị tra tấn, hành hình dã man.
Những người không bị hành hình thì chết dần chết mòn vì bệnh tật, đói ăn trong các trại lao động khổ sai. Trong thời kỳ này, tất cả các khu vực thành thị ở Campuchia đều bị bỏ hoang khi người dân bị dồn về vùng nông thôn để thực hiện giấc mơ không tưởng của Pol Pot về một “nền văn minh” mới.
Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ (ECCC) được thành lập từ năm 2006 để thực thi công lý đối với các phần tử đầu não của Khmer Đỏ trong họa diệt chủng này. Thế nhưng, nhiều trở ngại trong quá trình truy tố, xét xử đã khiến phiên tòa này kéo dài tới 8 năm trời.
Các phóng viên theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi
Trước khi đưa ra phán quyết đối với 2 nhân vật trên, tòa án ECCC mới chỉ kết án được duy nhất một trường hợp đối với Kaing Guek Eav, kẻ cầm đầu nhà tù khét tiếng S-21 ở Phrom Penh, với chi phí cho quá trình xét xử lên tới 200 triệu USD.
Nhiều khả năng đây sẽ là những phán quyết cuối cùng đối với tội ác của Khmer Đỏ. Kẻ cầm đầu Pol Pot đã chết trong khi lẩn trốn trong rừng năm 1998, trong khi danh tính của 5 bị cáo khác lại chưa từng được chính thức công bố.
Tuy nhiên, đối với các nạn nhân của thảm họa diệt chủng trên, phán quyết mà tòa án đưa ra vẫn là chưa đủ. Ông Dara Duong mới chỉ 4 tuổi khi Khmer Đỏ lên nắm quyền và sát hại bố, ông bà, cô dì chú bác của ông.
Ông tâm sự: “Tại sao họ phải mất quá nhiều thời gian mới có thể đưa ra phán quyết như vậy. Chúng tôi không hài lòng với quy trình xét xử này”.
Theo Khampha
Campuchia kết án chung thân 2 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ
35 năm sau khi chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ kết thúc, tòa án được Liên hợp quốc ủng hộ hôm nay 7/8 đã kết án tù chung thân với 2 cựu lãnh đạo của chế độ này.
Các phóng viên báo chí theo dõi phiên xét xử qua màn mình được truyền trực tiếp từ phòng xử.
Tuyên án lịch sử được đưa ra đối với Khieu Samphan, 83 tuổi, cựu lãnh đạo nhà nước Khmer Đỏ và Nuon Chea, 88 tuổi, người xây dựng tư tưởng cho chế độ diệt chủng những năm 1970. Cả hai đều là những cựu lãnh đạo cuối cùng còn sống của Khmer Đỏ để ra hầu tòa.
Tại phiên tuyên án ngày hôm nay, quan tòa Nil Nonn đã yêu cầu cả hai đứng dậy để nghe tuyên án, nhưng Nuon Chea cho biết không thể đứng vì quá yếu. Sau đó cựu lãnh đạo Khmer Đỏ này được phép vẫn ngồi trên xe lăn.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, hai bị cáo dường như không biểu lộ cảm xúc gì khi nghe quan tòa tuyên án cả hai phạm tội ác chống lại loài người và bị kết án tù chung thân.
Khieu Samphan tại phiên xét xử vào ngày hôm nay 7/8.
Những người bị buộc tội có thể kháng cáo. Nhưng quan tòa Nil Nomm cho biết do tính chất nghiêm trọng của các tội ác, cả hai sẽ vẫn bị giam giữ.
Vụ xét xử, lật tẩy cuộc di cư ép buộc của hàng triệu người ở các thành phố và thị trấn của Campuchia và cuộc diệt chủng những năm 1970, chỉ là một phần của lịch sử đen tối của đất nước này. Gần 1/4 dân số Campuchia đã chết dưới chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, vì bị bỏ đói tập thể, không được chăm sóc y tế, làm việc quá sức và hành hình khi Khmer Đỏ nắm quyền từ năm 1975-1979.
Tòa xét xử những kẻ phạm tội ác trong gia đoạn này được khởi động từ năm 2006 và được Liên hợp quốc hỗ trợ. Nhiều người đã chỉ trích tiến trình công lý chậm chạp và chi phí tốn kém của nó. Kể từ khi bắt đầu, hơn 200 triệu USD đã được chi, trong khi chỉ có một bị cáo, giám đốc nhà tù Kaing Guek Eav, bị kết án tù chung thân vào năm 2011.
Ảnh chân dung của Nuon Chea tại nơi từng là nhà tù khét tiếng Tuol Sleng, nay là bảo tàng Diệt chủng ở thủ đôPhnom Penh
Phiên tòa hiện nay bắt đầu vào tháng 11/2011, xét xử 4 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary chết vào năm ngoái, trong khi vợ của ông ta, cựu Bộ trưởng Xã hội Ieng Thirith được kết luận là không đủ tư cách hầu tòa do chứng mất trí vào năm 2012. Còn thủ lĩnh của nhóm này, Pol Pot đã chết năm 1998.
Trung Anh
Theo SCMP
Ký ức không quên của quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia Đã 35 năm kể từ ngày giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và 25 năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước, nhưng ký ức ấy in sâu trong tâm trí những người lính Việt Nam ở mặt trận Đông và Đông Bắc Campuchia (Mặt trận 779). Thủ tướng Campuchia Hun Sen trò chuyện cùng các cựu...