Hai trợ lý Phó tổng thống Mỹ nhiễm nCoV
Marc Short, chánh văn phòng của Phó tổng thống Pence, và cố vấn Marty Obst nhận kết quả d ương tính với nCoV ngày 24/10.
Chánh văn phòng Marc Short còn là người phát ngôn của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và thường xuyên tháp tùng ông trong các chuyến công tác. Văn phòng Phó tổng thống Mỹ cuối ngày 24/10 (sáng 25/10 giờ Hà Nội) cho biết sau khi Short nhận kết quả dương tính với nCoV, Pence và Đệ nhị Phu nhân Karen đã được xét nghiệm và âm tính với virus.
Phó tổng thống Pence biết tin Short dương tính với nCoV trước khi ông lên đường tới phát biểu tại Tallahassee, Florida, một số nguồn tin thân cận cho biết. Phóng viên tháp tùng Pence cho biết Short không có mặt trên chuyên cơ Không lực Hai.
Bloomberg cũng đưa tin Marty Obst, cố vấn chính trị cấp cao của Phó tổng thống Pence, cũng được xác nhận dương tính với nCoV.
Chưa rõ Short và Obst đã biểu hiện triệu chứng nhiễm nCoV hay chưa. Một số nguồn tin cho biết Obst nhận kết quả dương tính hôm 21/6, còn Short được xét nghiệm 4 ngày sau đó.
Văn phòng Phó tổng thống Mỹ cho biết Pence là người đã tiếp xúc gần với Short, song ông không cách ly và tiếp tục lịch trình của mình với tư cách “nhân sự thiết yếu” theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Video đang HOT
Từ trái qua: Chánh văn phòng Phó tổng thống Mỹ Marc Short, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cựu thống đốc bang Wisconsin Scott Walker và cố vấn Marty Obst tại một sự kiện ngày 7/10. Ảnh: Twitter/ScottWalker.
Obst không phải nhân viên chính phủ nhưng thường xuyên tiếp xúc với Pence và cấp dưới của ông tại Nhà Trắng. Lần cuối Obst gặp Pence vào tuần trước, song không ngồi gần Phó tổng thống Mỹ.
Obst giữ im lặng trên Twitter sau khi nhận kết quả dương tính với nCoV, dù trước đó ông tích cực đăng những lời chỉ trích ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trên mạng xã hội này. Cố vấn này từ chối bình luận về thông tin mình nhiễm nCoV, còn Short chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
nCoV xâm nhập Nhà Trắng từ hồi tháng 9, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump, phu nhân và con trai út hồi đầu tháng 10 nhiễm virus. Nhiều trợ lý hàng đầu của Trump, gồm giám đốc chiến dịch tranh cử, thư ký báo chí và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa cũng nhiễm nCoV. Đợt bùng phát dịch trong Nhà Trắng gây hoài nghi về cách Trump xử lý đại dịch, điều được các cử tri Mỹ quan tâm, theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát.
Cựu thống đốc bang New Jersey Chris Christie, một đồng minh khác của Trump, đã nhập viện vì nhiễm nCoV sau khi giúp Tổng thống Mỹ chuẩn bị cho cuộc tranh luận đầu tiên với Biden hồi tháng 9. Sau khi hồi phục, Christie ra thông cáo cho biết bản thân đã sai lầm khi không đeo khẩu trang tại Nhà Trắng và kêu gọi dân Mỹ tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan y tế cộng đồng.
Trump hiếm khi đeo khẩu trang trước và sau khi nhiễm nCoV, đồng thời được cho là không khuyến khích các trợ lý và người xung quanh làm điều này. Tuy nhiên, ông đã đeo khẩu trang khi tới bỏ phiếu sớm tại West Palm Beach, bang Florida, hôm 24/10.
Covid-19 bùng phát tháng 12/2019, xuất hiện tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 43 triệu ca nhiễm và hơn 1,1 triệu ca tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 8,8 triệu ca nhiễm và hơn 230.000 ca tử vong.
Người xem tranh luận phó tổng thống Mỹ tăng vọt
Gần 58 triệu người theo dõi cuộc tranh luận giữa Phó tổng thống Pence và đối thủ đảng Dân chủ Harris, cao hơn nhiều so với sự kiện năm 2016.
Theo dữ liệu do Nielsen công bố hôm 8/10, cuộc tranh luận giữa Phó tổng thống Mike Pence và ứng viên phó thống đảng Dân chủ Kamala Harris tại thành phố Salt Lake tối 7/10 thu hút 57,9 triệu khán giả xem truyền hình, cao thứ hai từ trước đến nay đối với các cuộc tranh luận của ứng viên phó tổng thống.
Số người xem cuộc đối đầu này được tính là các khán giả xem qua 18 kênh truyền hình Mỹ. Con số này cao hơn 56% so với sự kiện 4 năm trước, khi 37 triệu người xem Pence tranh luận với ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Kaine.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (phải) và ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc tranh luận tối 7/10. Ảnh: AFP.
Trong màn đối đầu 90 phút, ông Pence và bà Harris đã tranh luận về các chủ đề Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Tòa án Tối cao và một số vấn đề khác. Quan điểm của người Mỹ chia rẽ khi đánh giá về người thắng trong tranh luận, có người cho rằng Pence chiến thắng, có người nghĩ Harris thể hiện tốt hơn.
Tranh luận giữa các phó tổng thống thường thu hút lượng khán giả thấp hơn so với tranh luận tổng thống. Cuộc tranh luận ngày 29/9 của Tổng thống Donald Trump với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden thu hút 73 triệu người xem, trở thành sự kiện truyền hình có người xem lớn thứ hai trong năm nay tại Mỹ, sau giải vô địch bóng bầu dục Super Bowl.
Kỷ lục xem truyền hình cho một cuộc tranh luận phó tổng thống được thiết lập vào năm 2008, khi Biden tranh luận với bà Sarah Palin, ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa. Cuộc đối đầu này đã thu hút 69,9 triệu người xem.
Đối với cuộc tranh luận Pence - Harris, Fox News dẫn đầu tất cả các kênh truyền hình Mỹ, với 11,9 triệu người xem. Số liệu của Nielsen bao gồm những người xem truyền hình tại nhà và các địa điểm như quán bar, nhà hàng. Nó cũng bao gồm một số lượng người xem truyền hình kỹ thuật số thông qua tivi được kết nối Internet.
Tuy nhiên, số liệu không thể hiện được toàn bộ người xem trực tuyến, vốn đã trở nên phổ biến khi lượng khán giả xem truyền hình truyền thống suy giảm. Cuộc tranh luận đã được phát trực tiếp trên Twitter, YouTube, các trang web và các nền tảng kỹ thuật số khác.
Trump gọi phó tướng của Biden là 'quái vật' Tổng thống Mỹ hai lần gọi ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris là "quái vật" sau màn tranh luận của bà với Phó tổng thống Pence. "Quái vật này đã ở trên sân khấu với Mike Pence, người đã hủy diệt bà ấy trong buổi tranh luận tối qua. Quái vật này đã nói sẽ không có khai thác...