Hai triệu thiết bị Android dính mã độc
Có hơn 45 ứng dụng trên Play Store dính một loại malware mới và khoảng 2 triệu thiết bị đã lây nhiễm.
Trong khoảng thời gian 5 tháng, từ giữa năm 2016 đến đầu năm nay, một loại malware với tên mã FalseGuide đã ẩn trong 45 ứng dụng hướng dẫn chơi game trên Play Store và đạt mốc 50.000 lượt cài đặt.
Theo nhà nghiên cứu an ninh từ Check Point, các ứng dụng cho phép tin tặc điều khiển các thiết bị từ xa và không thể xóa. Mã độc được sử dụng để hiển thị những quảng cáo giả mạo, bất hợp pháp trong các thiết bị của người dùng.
Tuy nhiên, malware FalseGuide có thể được dùng như một “bot net”. Tin tặc sử dụng chúng để thực hiện các cuộc tấn công trang web và hệ thống mạng.
Một ứng dụng hướng dẫn game bị nhiễm mã độc trên Play Store. Ảnh: Google Play
“Tùy thuộc vào mục tiêu của kẻ tấn công, các môđun này có thể chứa mã độc nhằm mục đích root thiết bị, tấn công DDoS, hoặc thậm chí xâm nhập vào các mạng riêng”, đại diện Check Point cho biết.
Hơn nữa, cách dễ dàng nhận biết các ứng dụng chứa mã độc là quyền hạn cài đặt. Phần mềm độc hại luôn sử dụng quyền quản trị để tránh khả năng bị người dùng xóa một cách thủ công.
Video đang HOT
Hiện nay, các ứng dụng bị nhiễm mã độc trên đã được Google gỡ khỏi cửa hàng.
Gia Minh
Theo Zing
5 loại mã độc đáng sợ nhất trên Android
Shedun, Godless hay Hummingbad là những cái tên khiến nhiều người run sợ, từng hành hạ hàng loạt người dùng Android trên toàn thế giới.
Những năm vừa qua, hệ điều hành di động Android đã phát triển mạnh mẽ, tiếp cận đến hàng tỷ thiết bị đến từ hàng chục ngàn nhà sản xuất.
Cũng chính vì điều này đã khiến cho Android ngày càng dễ bị tổn thương với các ứng dụng độc hại. Dưới đây là 5 loại mã độc đáng sợ nhất trên Android hiện nay.
1. Shedun
Shedun là mã độc khét tiếng trên Android được phát hiện từ cuối năm 2015. Sau khi lây nhiễm vào máy, nó có khả năng tự động root thiết bị và tải về các quảng cáo.
Nhiều trường hợp, Shedun xuất hiện trong các ứng dụng hợp pháp trên Play Store khiến cho người dùng rất khó khăn để phòng tránh. Mã độc này cũng từng được cài đặt sẵn trên một vài thiết bị có xuất xứ Trung Quốc.
2. Godless
Godless được chèn vào các ứng dụng trên Play Store khiến cho khả năng người dùng vô tình cài đặt mã độc rất cao. Thậm chí khi đã xâm nhập vào 1 máy, mã độc có khả năng lây nhiễm sang máy khác nếu người dùng không cẩn thận.
Godless cũng có khả năng tự động root thiết bị mà không cần hỏi ý kiến của chủ nhân. Mã độc này xuất hiện trên các điện thoại và máy tính bảng chạy Android 5.1 trở xuống.
3. Ứng dụng giả mạo
Các ứng dụng nổi tiếng luôn là mục tiêu để kẻ xấu lợi dụng vào việc lừa đảo. Chúng tạo ra hàng loạt ứng dụng có tên và hình ảnh gần giống với ứng dụng gốc. Điều này khiến cho người dùng không thể phân biệt đâu là ứng dụng thật sự họ cần.
Trong số những ứng dụng giả mạo vô tác dụng, đôi khi còn kèm theo mã độc hết sức nguy hiểm. Điển hình nhất là ứng dụng hướng dẫn chơi Pokemon Go. Đã có hơn 500.000 thiết bị cài đặt ứng dụng này và cho phép quyền truy cập những thông tin nhạy cảm.
4. Hummingbad
Hummingbad là cái tên được nhắc đến nhiều nhất từ tháng 7/2016. Mã độc này có thể đánh cắp thông tin người dùng, tự động tải về ứng dụng mà không đưa ra thông báo nào đến người dùng. Hãng bảo mật Check Point cho biết Hummingbad đã lây lan trên 2 triệu thiết bị.
5. Gunpoder
Gunpoder được chèn vào ứng dụng giả lập một số tựa trò chơi của Nintendo và phát hành bên ngoài Play Store. Nhiều người dùng vẫn ưu thích các game "bốn nút" xưa cũ và tìm đến những ứng dụng trôi nổi trên web. Đây chính là cơ hội để Gunpoder lây nhiễm.
Loại bỏ chúng ra khỏi thiết bị của mình là điều không hề dễ dàng đối với người dùng phổ thông. Vì vậy cách tốt nhất là phải phòng tránh lây nhiễm bằng việc cẩn thận khi cài đặt ứng dụng.
Người dùng cần xem xét thật kĩ đánh giá về ứng dụng, kể cả ứng dụng từ Play Store, đồng thời hạn chế tối đa việc cài ứng dụng từ tập tin APK trôi nổi trên web.
Nguyễn Mai
Theo Zing
Những sự thật ít người biết về hệ điều hành MacOS Thomas Reed, chuyên gia bảo mật của Malwarebytes, chia sẻ kinh nghiệm của mình về những lầm tưởng của người dùng khi nhắc đến MacOS. Theo Forbes, nhiều người chưa từng sử dụng MacOS có thể cho rằng hệ điều hành này rất bảo mật, tuy nhiên sự thật lại không như vậy. Chuyên gia bảo mật của Malwarebytes, Thomas Reed, đã chia...