Hai thủ lĩnh Taliban vắng bóng bí ẩn
Hai thủ lĩnh hàng đầu Taliban không xuất hiện sau khi lực lượng này kiểm soát hoàn toàn Afghanistan, làm dấy lên đồn đoán về số phận của họ.
Một tháng sau khi Taliban tiến vào Kabul và kiểm soát hoàn toàn Afghanistan, thủ lĩnh tối cao Haibatullah Akhundzada vẫn không xuất hiện trước công chúng. Sau khi xuất hiện đồn đoán rằng Akhundzada đã chết, một phát ngôn viên Taliban đã lên tiếng bác bỏ.
Abdul Ghani Baradar, một trong những thủ lĩnh xuất hiện công khai nhiều nhất của Taliban, cũng vắng bóng trước công chúng suốt một tháng qua, dù ông này đã được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng trong chính quyền lâm thời Taliban.
Câu hỏi về số phận của Baradar, người từng người đứng đầu cơ quan chính trị Taliban, đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Doha, bắt đầu tăng lên khi ông không xuất hiện trước công chúng suốt nhiều ngày.
Tại thủ đô Kabul, có tin đồn rằng Baradar đã bị giết hoặc bị thương nặng trong cuộc ẩu đả với một thủ lĩnh Taliban do tranh cãi về cách phân chia vị trí trong các bộ của Afghanistan.
Thủ lĩnh tối cao Taliban Haibatullah Akhundzada (trái) và Phó thủ tướng lâm thời Abdul Ghani Baradar. Ảnh: AP .
Taliban hôm 13/9 nỗ lực xóa tan tin đồn, nhưng lại làm tung tích của hai thủ lĩnh thêm bí ẩn. Nhóm công bố các ảnh chụp thư tay từ một cấp phó của Baradar nói rằng ông đang ở Kandahar, sau đó chia sẻ tin nhắn thoại được cho là của Baradar trên nền những bức ảnh cũ.
Video đang HOT
Việc Taliban tung tin nhắn thoại thay quay video khiến người Afghanistan hoài nghi hơn về số phận của Baradar, bởi Taliban không còn là nhóm nổi dậy hoạt động bí mật và Baradar không phải gương mặt xa lạ.
Phát ngôn viên Taliban Suhail Shaheen đã đăng Twitter phủ nhận tin đồn trên.
“Bradar, Phó thủ tướng Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, trong một tin nhắn thoại đã bác bỏ tất cả tin đồn cho rằng ông bị thương hoặc bị giết trong cuộc đụng độ. Ông nói những tin đồn đó dối trá và hoàn toàn vô căn cứ”, Shaheen viết, sử dụng cách viết khác tên của Baradar.
Các video và một bức ảnh cũng được chia sẻ cho thấy Baradar ở Kandahar, song không thể xác định ảnh được chụp khi nào.
Khi Mohammad Omar, người sáng lập Taliban qua đời, nhóm này từng giấu kín thông tin về cái chết của ông và trong hai năm sau đó liên tục đưa ra các tuyên bố dưới danh nghĩa của ông.
Baradar vốn bị coi là bị thất thế trong cuộc chiến nội bộ thành lập chính phủ mới của Taliban, theo Mạng lưới Các nhà phân tích Afghanistan (AAN). Baradar ban đầu được cho là đảm nhận vai trò thủ tướng, nhưng khi nội các chính phủ lâm thời được công bố, ông trở thành phó thủ tướng.
Trong số ba cấp phó của thủ lĩnh tối cao Taliban trước khi lực lượng này tiến vào Kabul, Baradar là người duy nhất không nắm được một bộ quan trọng. Thủ lĩnh quân sự Yaqub Omar, con trai người sáng lập Taliban, trở thành bộ trưởng quốc phòng, trong khi Sirajuddin Haqqani là bộ trưởng nội vụ.
AAN cũng lưu ý việc thủ lĩnh tối cao Akhundzada vắng mặt trong tất cả sự kiện công khai và riêng tư, gần một tháng sau khi Taliban kiểm soát Kabul, cho thấy ông có thể không còn sống. Các nhà phân tích cho rằng ngay cả thủ lĩnh ẩn dật như Omar cũng vài lần xuất hiện trước công chúng khi ông nắm quyền lãnh đạo Afghanistan hơn 20 năm trước, gồm gặp gỡ quan chức nước ngoài, phát biểu trên đài phát thanh và trả lời phỏng vấn.
“Do đó sẽ thật kỳ lạ nếu Haibatullah vẫn còn sống và ẩn dật như vậy khi Taliban đang nắm quyền. Hiện tại ông ấy dường như đóng vai trò biểu tượng, có thể đoàn kết lực lượng mà không cần thực sự xuất hiện hoặc phát biểu”, AAN cho hay.
Taliban muốn thiết lập quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ
Người đồng sáng lập Taliban, Abdul Ghani Baradar, cho biết lực lượng này muốn thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
Người đồng sáng lập Taliban Abdul Ghani Baradar (Ảnh: AFP).
"Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là với Mỹ", Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập lực lượng Taliban, viết trên Twitter ngày 21/8.
"Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc cắt đứt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào. Tin đồn về việc này chỉ là tuyên truyền. Nó không đúng sự thật", Baradar cho biết.
Baradar, người được tin sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Afghanistan, hôm 21/8 đã đến thủ đô Kabul, không lâu sau khi trở lại Afghanistan sau 20 năm sống lưu vong. Tại đây, Baradar có cuộc họp với "các thủ lĩnh thánh chiến, các chính trị gia về việc thành lập một chính phủ toàn diện".
Một phát ngôn viên của Taliban cho biết, lực lượng này dự kiến sẽ công bố cơ cấu chính phủ mới ở Afghanistan trong vài tuần tới. Người phát ngôn khẳng định, mô hình chính phủ mới tuy không hẳn là một nền dân chủ theo định nghĩa của phương Tây, nhưng sẽ bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người.
"Các chuyên gia về luật pháp, tôn giáo và chính sách đối ngoại của Taliban sẽ công bố cơ cấu điều hành mới trong vài tuần tới", người phát ngôn của Taliban nói với Reuters hôm 21/8.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8 sau khi chiếm hầu hết lãnh thổ nước này, trong đó có thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani, người đứng đầu chính phủ Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, đã kịp chạy ra nước ngoài trước khi các tay súng chiếm dinh tổng thống.
Hiện chưa rõ cơ cấu quyền lực trong chính quyền mới do Taliban lập ra, nhưng nhiều người dự đoán, Baradar sẽ đóng vai trò quan trọng trong bộ máy này và rất có thể là vị trí tương đương tổng thống.
Baradar thành lập Taliban vào năm 1994 cùng với 3 thủ lĩnh khác và đảm nhận vai trò là đại diện đàm phán của lực lượng này trong các cuộc hòa đàm ở Doha, Qatar. Năm 2010, ông bị bắt tại Karachi, Pakistan sau một chiến dịch chung giữa Mỹ và Pakistan.
Baradar được phóng thích vào năm 2018 theo đề nghị của chính phủ Mỹ để ông có thể đóng vai trò là đại diện Taliban tham gia hòa đàm. Năm ngoái, thủ lĩnh này đã liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và trở thành thủ lĩnh đầu tiên của tổ chức này liên hệ với một tổng thống Mỹ. Baradar được cho là có tư tưởng ủng hộ đối thoại với Mỹ.
Người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid ngày 19/8 cũng tuyên bố lực lượng này mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
"Thế giới không nên sợ chúng tôi. Chúng tôi cần được công nhận. Chúng tôi muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ", Mujahid cho biết.
Sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban dường như đã thể hiện một hình ảnh rất khác so với trước đây. Giới quan sát cho rằng đây là chiến lược của Taliban nhằm thay đổi hình ảnh thành một lực lượng có trách nhiệm phù hợp để điều hành một quốc gia.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 16/8, người phát ngôn Mujahid cho biết Taliban "không muốn có bất kỳ kẻ thù nào dù là bên trong hay bên ngoài đất nước", đồng thời khẳng định có "sự khác biệt rất lớn" giữa lực lượng Taliban bây giờ và 20 năm trước.
Phó thủ lĩnh Taliban tới Kabul đàm phán lập chính phủ mới Phó thủ lĩnh Baradar, đồng sáng lập Taliban, tới thủ đô Kabul để tham gia các cuộc thảo luận về thành lập một chính phủ mới tại Afghanistan. Một quan chức Taliban cho biết Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ gặp các lãnh đạo khác của nhóm cùng các chính trị gia để thảo luận thành lập một chính phủ toàn diện. Baradar từ...