Hai thi thể trẻ em trôi dạt vào bờ biển Hy Lạp
Hy Lạp hôm qua phát hiện hai thi thể trẻ em trôi dạt vào đảo Kos, nghi thiệt mạng trong lúc cùng gia đình vượt biển để di cư tới châu Âu.
Một người tị nạn Syria bế theo một đứa trẻ bơi về phía bờ khi còn cách đảo Lesbos, Hy Lạp, khoảng 100 m. Ảnh: Reuters.
Tuần duyên Hy Lạp phát hiện thi thể một bé trai sơ sinh chưa đầy một tuổi, mặc quần xanh lá cây và áo trắng, trên bờ biển gần một khách sạn vào sáng sớm qua, AFP cho biết. Vài giờ sau đó, họ tìm thấy thêm một thi thể trẻ em, tầm 3 đến 5 tuổi, mặc quần xanh da trời và áo hồng, ở cùng địa điểm.
Nhà chức trách tin hai đứa trẻ là con của các gia đình người di cư đang cố vượt biển đến đảo Kos bằng thuyền cao su, truyền thông Hy Lạp đưa tin. Hai thi thể được chuyển đến bệnh viện để khám nghiệm và kiểm tra ADN.
Video đang HOT
Hy Lạp đang gặp khó khăn trong việc đối phó với làn sóng người di cư liều mạng vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám đốc cơ quan quản lý biên giới Liên minh châu Âu (Frontex) Fabrice Leggeri cho biết đã có 630.000 người di cư trái phép vào khối trong năm nay. EU và Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay sẽ thông qua kế hoạch tuần tra chung với tuần duyên Hy Lạp, do Frontex điều phối, ở phía đông biển Aegean. Những người di cư bị bắt sẽ được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sắp xây thêm 6 trại dành cho khoảng 2 triệu người.
Hơn 310.000 người di cư đã đến Hy Lạp và gần 3.000 người thiệt mạng hoặc mất tích khi vượt biển trong năm nay, theo số liệu từ cơ quan về người tị nạn của Liên Hợp Quốc.
Vị trí đảo Kos. Đồ họa: AFP.
Như Tâm
Theo VNE
Đức kêu gọi châu Âu thắt chặt biên giới phía ngoài
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi châu Âu bảo vệ biên giới phía ngoài trong bối cảnh châu lục này đang phải đối mặt với dòng người di cư lớn nhất kể từ Thế Chiến II.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.
Hàng trăm nghìn người tị nạn và di cư từ Trung Đông, châu Phi và châu Á đã đến châu Âu trong năm nay. Nhiều người trong số này muốn chạy trốn chiến tranh hoặc thoát nghèo.
"Với châu Âu, điều này nghĩa là chúng ta trên hết phải bảo vệ biên giới phía ngoài để quá trình nhập cư có trật tự", Reuters dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merket nói trong video công bố hôm nay. "Nó cũng có nghĩa chúng ta phải tăng cường trách nhiệm với những quốc gia, nơi có yếu tố khiến người dân tháo chạy, hoặc nhiều người đang tị nạn như Lebanon, Jordan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ".
Nhiều người tị nạn đang trên đường tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có luật xin tị nạn khá thoải mái và hệ thống phúc lợi tốt. Hơn 200.000 người đã đến Đức chỉ trong tháng 9, tương đương trong cả năm 2014. Chính phủ nước này ước tính phải tiếp nhận khoảng 800.000 người hoặc nhiều hơn trong năm 2015.
Bà Merkel kêu gọi Berlin cần xác định rõ ai tìm kiếm sự bảo vệ sẽ được tiếp nhận nhưng người đến Đức vì lý do kinh tế thì phải rời đi. Bà khuyến khích người dân chia sẻ quan ngại của họ và gọi việc giúp những người di cư hòa nhập cộng động là "nhiệm vụ lớn".
Thủ tướng Đức cho biết các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhiều người di cư vượt biển để đến Hy Lạp, là cần thiết và chúng đã bắt đầu. Ngoài ra, viện trợ phát triển và chi nhiều hơn cho người tị nạn thông qua các chương trình của Liên Hợp Quốc cũng cần được tăng cường.
Như Tâm
Theo VNE
Người di cư làm đường hầm nối Anh - Pháp ngừng hoạt động Khoảng 200 người di cư đêm qua tìm cách vào đường hầm eo biển Manche ở Pháp, đụng độ với nhân viên và cảnh sát, buộc tuyến đường sắt tại đây phải tạm ngừng hoạt động. Người nhập cư đi dọc theo đường tàu, tìm cách vào đường hầm eo biển Manche ở khu Frethun, gần thị trấn Calais, Pháp, ngày 29/7. Ảnh:...