Hai thành viên EU phản đối kế hoạch cắt giảm khí đốt
Ba Lan và Hungary đã phản đối kế hoạch giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU), hãng tin Reuters dẫn tài liệu do Cộng hòa Czech, nước đang chủ trì các cuộc đàm phán trong khối, đưa ra.
Vào tuần trước, các quốc gia thành viên EU đã nhất trí kế hoạch cắt giảm lượng tiêu thụ khí đốt để lấp đầy kho dự trữ trong bối cảnh lo ngại về khả năng Nga sẽ cắt nguồn cung. Hôm 5/8, Hội đồng EU đã thông qua kế hoạch này. Cuộc bỏ phiếu chỉ yêu cầu 15 trong số 28 thành viên chấp thuận để thông qua thoả thuận này.
Ngay từ đầu, Hungary, quốc gia đang đàm phán với Nga để đảm bảo nguồn cung khí đốt nhiều hơn, đã phản đối kế hoạch này. Theo tài liệu do Reuters thu thập được, Budapest đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của kế hoạch, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của đất nước.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ba Lan ban đầu đồng ý cắt giảm lượng tiêu thụ, nhưng hôm 5/8 đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch này. Theo Warsaw, kế hoạch trên không đủ cơ sở pháp lý và cho rằng quyết định ảnh hưởng đến tình hình năng lượng của các nước EU cần được đưa ra với sự chấp thuận nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên.
Kế hoạch phân bổ mới của EU đề nghị toàn bộ các quốc gia EU tự nguyện cắt giảm 15% khí đốt vào mùa đông tới. Tuy nhiên, thoả thuận cho phép miễn trừ trong một số trường hợp cụ thể của một số quốc gia thành viên, chẳng hạn như những nước không có kết nối với mạng lưới khí đốt hoặc lưới điện của các quốc gia thành viên khác. Ngoài ra, các thành viên có thể yêu cầu nới lỏng các điều kiện nếu các ngành công nghiệp quan trọng chiến lược của họ phụ thuộc nhiều vào khí đốt.
EU cố thoát ly khí đốt Nga từ tuần sau
Kế hoạch cắt giảm sử dụng khí đốt Nga của Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức được thông qua và dự kiến có hiệu lực vào đầu tuần sau, chủ tịch khối này cho biết.
Hội đồng Liên minh châu Âu - cơ quan đại diện cho các nước thành viên EU - đã chính thức thông qua đạo luật thực thi kế hoạch nói trên, Cộng hòa Czech, nước đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên EU, thông báo ngày 5/8, theo AFP.
"Nội dung đạo luật sẽ được đăng tải trong tạp chí chính thức vào đầu tuần sau và sẽ có hiệu lực một ngày sau khi đăng", chủ tịch luân phiên EU cho biết. Một quy định pháp lý của EU chỉ có hiệu lực ràng buộc khi được đăng tải trong tạp chí chính thức.
Trước khi mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, Nga cung cấp 40% khí đốt của EU. Ảnh: Reuters.
Tuần trước, các nước thành viên EU đã đạt thỏa thuận giảm sử dụng khí đốt để cố nạp đầy kho dự trữ và đề phòng khả năng Nga ngừng cung cấp hoàn toàn.
Thỏa thuận này đề nghị toàn bộ nước EU tự nguyện cắt giảm 15% khí đốt vào mùa đông tới. Quy định trong thỏa thuận cũng có thể có hiệu lực bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp nguồn cung. Dù vậy, thỏa thuận vẫn có nhiều điều khoản cho phép một số nước và ngành công nghiệp rút lui.
Ngoại trừ Hungary và Ba Lan, các nước EU còn lại đều nhất trí thông qua đạo luật trên, Reuters đưa tin dựa trên văn bản do Cộng hòa Czech đăng tải.
Nói với AFP, một nguồn tin ngoại giao cho biết kế hoạch sẽ được đăng tải vào ngày thứ hai tuần sau và sẽ có hiệu lực từ ngày thứ ba.
Trước khi mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, Nga cung cấp 40% khí đốt của EU.
Từ đó đến nay, Nga đã giảm lượng khí đốt tới châu Âu, từ đó khiến các nước EU gặp khó khăn khi muốn nạp đầy kho dự trữ trước mùa đông. Nhiều nước phải chạy đua mua nhiên liệu từ các nguồn khác ngoài Nga, đồng thời phải hạn chế nhu cầu khí đốt.
Ủy ban châu Âu cũng đang "cấp thiết đánh giá" khả năng áp mức giá trần với khí đốt Nga, cơ quan này nói trong một tuyên bố nhưng không làm rõ hình thái của mức giá trần này sẽ ra sao.
Tin thế giới 11-7: 'Hồ sơ Uber' gọi tên Tổng thống Macron; 11 ứng viên tranh ghế Thủ tướng Anh Tọa đàm giữa nghị sĩ Nghị viện châu Âu và các đại sứ Việt Nam; số ứng viên thông báo chạy đua tranh cử thay thế Thủ tướng Johnson tăng lên 11... là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 11-7. Giới tài xế taxi ở Pháp từng phản đối mạnh mẽ sự tham gia của Uber. Trong ảnh là dòng...