Hai thành phố của Thụy Sĩ lọt vào danh sách của UNESCO
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, hai thành phố là Fribourg và Montreux đã lọt vào danh sách “Mạng lưới Thành phố Sáng tạo (CCN)” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO).
Thành phố Friborg đã được nhận vào hạng mục “Ẩm thực” và Montreux ở hạng mục “Âm nhạc”. Ảnh: swissinfo.ch
Thông báo cho biết thành phố Friborg đã được nhận vào hạng mục “Ẩm thực” và Montreux ở hạng mục “Âm nhạc”. Đây là lần đầu tiên có hai thành phố của Thụy Sĩ lọt vào danh sách CCN.
Trước đó, cả hai thành phố đều phải đệ trình kế hoạch hành động 4 năm để được chấp nhận vào mạng lưới. Trong thông cáo báo chí, chính quyền thành phố Fribourg cho biết rằng kế hoạch hành động của họ tập trung vào các nét văn hóa truyền thống. Mục tiêu chính của kế hoạch là củng cố Friborg như một nơi đổi mới và nghiên cứu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm; thúc đẩy giáo dục, hội nhập và tái hòa nhập nghề nghiệp thông qua ẩm thực; và để đảm bảo rằng ẩm thực tiếp tục là một công cụ tiếp thị quan trọng của thành phố, tài liệu nêu rõ.
Trong khi đó, thành phố Montreux có kế hoạch “biến sự sáng tạo âm nhạc trở thành động lực cho phát triển và hội nhập đô thị”. Chính quyền thành phố này cho biết một trong những mục tiêu của kế hoạch 4 năm là “thúc đẩy những trải nghiệm miễn phí và toàn diện về âm nhạc”, chẳng hạn như một tuyến đường xuyên qua trung tâm thị trấn mang đến “những bức bích họa nghệ thuật và trải nghiệm âm nhạc” cho tất cả mọi người. Thành phố, quê hương của Liên hoan nhạc Jazz Montreux, cũng có ý định khuyến khích các tài năng trẻ thể hiện mình hơn bằng chương trình đặc biệt mang tên “Les Emergences Musicales”. Theo chính quyền thành phố, những đổi mới, cùng với “Khu dân cư Lễ hội nhạc Jazz Montreux”, được kỳ vọng giúp thành phố “trở thành thánh địa cho sự sáng tạo và giáo dục âm nhạc”.
“Mạng lưới Thành phố Sáng tạo” được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố đã xác định sáng tạo là yếu tố chiến lược trong phát triển đô thị bền vững.
Đến nay, 350 thành phố là thành viên. Mạng lưới có bảy lĩnh vực sáng tạo riêng biệt: thủ công và nghệ thuật đại chúng, nghệ thuật kỹ thuật số, điện ảnh, thiết kế, ẩm thực, văn học và âm nhạc.
UNESCO đưa Triều Châu, Trùng Khánh của Trung Quốc vào Mạng lưới Thành phố sáng tạo
Hai thành phố của Trung Quốc là Triều Châu và Trùng Khánh đã vinh dự được góp mặt trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN).
Trong thông cáo ngày 31/10, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết Triều Châu và Trùng Khánh đã được lựa chọn, cùng với 53 thành phố khác (trong đó có Đà Lạt và Hội An của Việt Nam) trên toàn cầu, để đưa vào mạng lưới UCCN nhân ngày Ngày Thành phố thế giới.
UNESCO nêu rõ: "Các thành phố mới được ghi nhận vì cam kết mạnh mẽ trong việc khai thác văn hóa và sự sáng tạo như một phần của chiến lược phát triển, đồng thời thể hiện các hoạt động đổi mới trong quy hoạch đô thị lấy con người làm trung tâm".
Triều Châu và Trùng Khánh lần lượt được trao danh hiệu Thành phố sáng tạo về ẩm thực và Thành phố sáng tạo về thiết kế.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết: "Các thành phố trong Mạng lưới Thành phố sáng tạo của chúng tôi đang dẫn đầu trong việc tăng cường khả năng tiếp cận văn hóa và khơi dậy sức mạnh của sự sáng tạo để phục hồi và phát triển đô thị".
Với sự bổ sung mới nhất này, UCCN hiện có 350 thành phố ở hơn 100 quốc gia, đại diện cho 7 lĩnh vực sáng tạo: Thủ công và Nghệ thuật Dân gian, Thiết kế, Phim, Ẩm thực, Văn học, Nghệ thuật Truyền thông và Âm nhạc. Các thành phố mới được đưa vào UCCN sẽ phối hợp cùng các thành viên hiện có của mạng lưới để tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và đô thị hóa nhanh chóng. Theo UNESCO, 68% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050.
UNESCO ghi nhận tiến bộ trong thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được tiến bộ đáng kể với việc có thêm 50,1 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015. Đây là ghi nhận mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra ngày...