Hai thanh niên Trung Quốc trốn trong biệt thự ở TPHCM
Kiểm tra căn biệt thự ở huyện Nhà Bè (TPHCM), công an phát hiện 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lưu trú.
Ngày 20/5, Công an TPHCM đang điều tra, làm rõ một đường dây nghi vấn đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để hoạt động lừa đảo.
Trước đó, thông qua biện pháp nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an TPHCM phối hợp với Công an huyện Nhà Bè, phát hiện 3 người Trung Quốc và một người Việt Nam đang cư trú tại căn biệt thự trên địa bàn xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Từ trái qua, đối tượng Li Zheshi, Lin HangZhou và Gao Cide.
Trong đó, Lin HangZhou (sinh năm 1994) và Gao Cide (sinh năm 1990) không có thị thực. Lin ZheShi có thị thực đến ngày 10/7/2021.
Qua đấu tranh, Lin HangZhou khai nhận đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ ngày 21/3 với mục đích tìm việc làm. Sau khi vào TPHCM, Lin ở căn biệt thự trên từ ngày 25/4 và đến ngày 18/5 thì công an phát hiện.
Còn Gao Cide khai đi cùng một người tên Dong HaiQun (sinh năm 1993) và cả 2 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), rồi tới TPHCM.
Khi Dong HaiQun rời khỏi biệt thự thì Công an quận 1 phát hiện, đưa vào khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè.
Video đang HOT
Còn Lin ZheShi khai nhận nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực do Công ty TNHH Mặt Trời Đỏ (phường 15, quận 11) bảo lãnh. Tuy nhiên, Lin ZheShi không làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp nào tại Việt Nam.
Các đối tượng trên khai khi nhập cảnh vào Việt Nam được đối tượng tên Lin JieNeng đón và bố trí chỗ ở. Tại căn biệt thự mà các đối tượng này cư trú, cơ quan công an thu giữ 2 máy tính xách tay và 17 điện thoại di động.
Máy tính và điện thoại của các đối tượng.
Kiểm tra trong máy tính xách tay, công an phát hiện các dữ liệu thể hiện việc hoạt động môi giới chứng khoán và tiền ảo, không có người Việt Nam tham gia.
Từ lời khai của các đối tượng, cơ quan công an tình nghi Lin JieNeng là đối tượng cầm đầu trong việc đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để hoạt động lừa đảo, bằng hình thức kêu gọi đầu tư, mua bán chứng khoán, tiền ảo trên mạng internet.
Đây là hình thức lừa đảo mới đang phổ biến trong thời gian gần đây và chưa phát hiện có người Việt Nam tham gia.
Hiện Công an TPHCM đang xác minh, làm việc với Công ty TNHH Mặt Trời Đỏ trong việc bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, phối hợp với Bộ Công an truy tìm đối tượng tên Lin JieNeng.
Cảnh giác những kẻ giả danh cán bộ để lừa đảo
Giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây bất an cho xã hội, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo các cấp và làm giảm sút niềm tin của người dân đối với cơ quan, đơn vị Nhà nước.
Để phòng ngừa loại tội phạm này, mọi người cần đề cao cảnh giác...Điểm chung của các đối tượng giả danh là "nổ", thậm chí lúc bị bắt vẫn còn khoe danh thế.
Thượng tá Nguyễn Thành Mỹ (Phó trưởng Công an huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh) vẫn còn nhớ như in vụ bắt giữ kẻ giả danh Thiếu tướng Quân đội với tên gọi N.T.Bình. Tuy vào thời điểm đó Bình chỉ ngoài 30 tuổi nhưng không hiểu sao vẫn có khối người tin y là tướng thật, công tác tại Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng.
Sau khi lừa nhiều người đưa tiền nhờ xin dự án, Bình bị Đội 2, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ. Lúc đầu, tại trụ sở Công an, Bình không những chối tội, mà còn dọa sẽ "trị" các cán bộ điều tra vì dám đụng đến cán bộ cao cấp. Thượng tá Nguyễn Thành Mỹ khi đó là Đội trưởng Đội 2 liên tục nhận được điện thoại của "lãnh đạo Nhà nước", "lãnh đạo Bộ Quốc phòng" để chất vấn vì sao dám bắt Thiếu tướng Bình mà chưa thông qua Trung ương?
Hai đối tượng giả danh Công an đã bị bắt giữ trong năm 2020.
Khi Thượng tá Mỹ trả lời mới học lớp 3 thì khó làm được thiếu tướng lắm, các đối tượng liền cúp máy. Tuy trình độ văn hóa thấp nhưng bù lại Bình nói năng lưu loát, hùng hồn và đặc biệt y nhớ rất giỏi. Hầu hết tiểu sử của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các Tổng cục...
Bình đọc được trên báo đều thuộc nằm lòng. Các dự án về đất đai đã hình thành hoặc sắp triển khai, y đều tường tận nên nhiều người tin là vậy. Bình chung sống như vợ chồng với khá nhiều người và số tiền lừa đảo chiếm đoạt được đều cung phụng cho những phụ nữ này.
Nhiều nạn nhân của kẻ gia danh cho biết, trước khi bị sập bẫy hầu hết đều được "cán bộ cao cấp" mời đến các nhà hàng sang trọng để tiệc tùng. Khi tiệc diễn ra, đồng bọn của kẻ lừa sẽ đóng vai giám đốc doanh nghiệp; cán bộ, viên chức Nhà nước sang phòng cụng ly chào hỏi, nhờ vả chạy chức, chạy quyền, chạy dự án...
Để tăng thêm phần quyền uy, kẻ giả danh còn điện thoại (mở loa lớn) cho đồng bọn đóng giả là quan chức địa phương để gửi gắm, bố trí chức vụ này, nọ. Chỉ qua một buổi tiệc như vậy, nạn nhân sẵn sàng chi tiền bạc tỷ không một chút đắn đo. Bà Nguyễn Thị Thuấn (ngụ quận 6), người bị lừa 17 tỷ đồng, cũng được kẻ đóng giả công tác ở Cục Hậu cần mời đi ăn và giới thiệu gặp lãnh đạo là Cục trưởng, Trưởng phòng...
Nhưng sau đó bà xem đài, đọc báo thì thấy đều không phải là người mình đã gặp. Cao tay hơn, các đối tượng trong băng nhóm này là Trần Văn Tam, Tạ Văn Thảo... còn thành lập Công ty TNHH có chữ "Hậu cần" để đóng mọc đỏ trên biên nhận nhận tiền khiến nạn nhân nhầm tưởng chúng công tác ở Cục Hậu cần thật.
Khi chưa đủ "trình độ" để giả danh cán bộ cấp cao, các đối tượng sẽ đóng giả cán bộ cấp thấp nhưng tự nhận mình là "sân sau", người nhà của lãnh đạo tỉnh, Trung ương. Trình báo với cơ quan Công an, ông B.T.H, Phó Giám đốc Công ty TNHH Q.T (TP Hồ Chí Minh) cho biết, qua người quen giới thiệu, ông H. gặp được một người tên Chính, tự giới thiệu mình là cán bộ công tác ở Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được giao tham gia ký duyệt các dự án về đất đai. Nghe vậy, ông H. gợi ý nhờ ông Chính điều chỉnh đất ở dự án xây trường học và thể thao do Công ty Q.T làm chủ đầu tư thành đất ở. Ông Chính nói "chuyện nhỏ" và ra giá chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 8 tỷ đồng, thời hạn thực hiện là 60 ngày.
Ông H. đưa tiền cho ông Chính nhiều lần với tổng cộng khoảng 1 tỷ đồng cùng nhiều quà cáp có giá trị cao. Gần đến thời hạn theo giao kết, ông Chính đưa cho ông H. công văn (photocopy có công chứng) của UBND TP Hồ Chí Minh với nội dung chấp thuận cho Công ty Q.T chuyển đổi dự án đất giáo dục, thể thao thành đất ở. Thấy công văn lạ, ông H. đến UBND TP Hồ Chí Minh để hỏi thì phát hiện là giả mạo...
Qua các vụ giả danh bị phát hiện cho thấy kẻ lừa thường tạo niềm tin cho nạn nhân bằng cách hẹn nạn nhân đến đón mình (đi công việc, tiệc tùng) trước cổng trụ sở của cơ quan, đơn vị mà chúng chọn để giả danh. Sau đó, kẻ giả danh sẽ vào phòng tiếp dân của cơ quan, đơn vị đó ngồi chờ, đợi khi nạn nhân điện thoại thì đi bộ ra...
Cao siêu hơn, một số đối tượng còn tìm đến các sự kiện được tổ chức ngoài trời có lãnh đạo Trung ương, địa phương đến dự như khởi công dự án khu dân cư, dự án làm đường giao thông... và tự xưng mình là phóng viên, cán bộ đơn vị thi công... để xin chụp ảnh cùng lãnh đạo. Khi đi lừa, chúng sẽ cho nạn nhân xem các bức ảnh này để chứng minh mình là "người thật, việc thật". Ngoài ra, còn "chiêu" hiệu quả khác là chúng tiếp cận làm quen với các cán bộ thật và tự xưng mình công tác ở một đơn vị nào đó mà chúng đã tìm hiểu kỹ từ trước. Sau đó, chúng rủ rê cán bộ này đi tiệc tùng, du lịch... để tiếp cận thêm nhiều cán bộ khác là bạn bè, người thân của cán bộ mà chúng quen đầu tiên.
Người này giới thiệu người kia, dần dà ai cũng xem kẻ giả danh là người thật. Từ đó, kẻ giả danh tìm kiếm "con mồi" cần giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực mà các cán bộ thật đảm trách để nhờ vả. Có việc làm được, có việc không nhưng do "lỡ" lấy tiền và tiêu xài hết nên kẻ giả danh đánh bài "chuồn"...
Rất nhiều người là nạn nhân của kẻ giả danh cán bộ Nhà nước nhưng trên thực tế người tố cáo hầu hết là các doanh nghiệp, người dân bình thường. Còn cán bộ chạy chức, chạy quyền, chạy chuyển đơn vị công tác... thì chẳng ai dám tố cáo vì họ hiểu chẳng thể lấy lại được tiền mà còn bị thiệt thân nên "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Đây cũng là lý do vì sao những kẻ giả danh vẫn còn đất sống. Điều này cũng cho thấy, để kẻ giả danh lừa đảo phần nào xuất phát từ lỗi của nạn nhân, khi cả tin, mù quáng và bị lòng tham làm mờ mắt. Do vậy, để hạn chế các vụ giả danh lừa đảo, cách tốt nhất là cần đề cao cảnh giác và biết chế ngự lòng tham của mình.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa có thông báo truy tìm bà Trần Thị Tuyết Mai (SN 1960; khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh) để làm rõ theo đơn tố cáo về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, Cơ quan CSĐT nhận đơn của ông N.V.N (ngụ huyện Phú Tân, Cà Mau) tố giác bà Mai lừa đảo 520 triệu đồng thông qua thủ đoạn giả danh cán bộ nhận tiền để xin giảm án tù.
Cơ quan Công an yêu cầu Trần Thị Tuyết Mai đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (số 268 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), gặp cán bộ điều tra Thái Thanh Hòa, ĐT 0837088089, để trình diện, làm rõ vụ việc...
Phát hiện 2 tài xế xe tải dương tính với ma túy tại cửa ngõ cảng Hiệp Phước Ngày 11-3, Đội cảnh sát giao thông - trật tự (CSGT-TT) Công an huyện Nhà Bè (TP.HCM) đã kiểm tra, phát hiện 2 tài xế xe tải dương tính với ma túy tại khu vực cửa ngõ cảng Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè. Anh N.Đ.B. thừa nhận có sử dụng ma túy đá trước khi lái xe - Ảnh: CACC...